Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Văn Hoá Nịnh

11/04/202109:47:00(Xem: 2801)

blank


Ngày 7 tháng 8 năm 2015, NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ bảo vệ thành công luận án
Hành Vi Nịnh Trong tiếng Việt”. Sự kiện này đã gây ra không ít ngộ nhận và điều tiếng eo sèo (đáng tiếc) khiến GS. TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam, phải lên tiếng:

“Không nên đáng giá nịnh theo nghĩa dung tục… Nghiên cứu về tội phạm không phải là để cổ vũ tội phạm, mà là để ngăn ngừa. Nghiên cứu về nịnh là để chúng ta biết thế nào là nịnh để tránh xa. Việc đó rất tốt, không nên quy chụp nịnh có gì mà nghiên cứu. Đây là luận án khá hay, có tác động thực tiễn lớn đối với xã hội, tôi đang khuyến khích tác giả công bố nghiên cứu này thành sách.” 

Lời khuyến khích quí giá thượng dẫn – tiếc thay – mãi cho đến nay vẫn chưa được thực hiện (để giảm bớt hành vi nịnh nọt) nên chuyện xu nịnh hay siêu nịnh vẫn tiếp tục tràn lan, theo ghi nhận của FB Minh Râu: “Giặc nịnh nở rộ khắp nơi, trên quan trường, trong nghị trường, không thể dẹp được.”

Blogger Gió Bấc (RFA) đặt vấn đề: “Ai là ông tổ nịnh? Những tên gian nịnh như Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Hồng Diên đáng trách, đáng khinh một, thì những kẻ thích nịnh, hậu đãi, ban thưởng cho nịnh thần như Nguyễn Phú Trọng đáng khinh, đáng trách đến mười lần. 

Nhưng Nguyễn Phú Trọng cũng không phải là kẻ đầu tiên thích nịnh, thích giả vờ khiêm tốn. Người khởi đầu công cuộc này chính là ‘vị cha già kính yêu của dân tộc’. Ngay khi còn sống, vị này đã để cho văn nghệ sĩ suy tôn mình như thánh.” 

Nói cho nó khách quan thì cũng khó mà ngăn cản giới “văn nghệ sỹ” khi họ đã quyết tâm trở thành “những hạt bụi lấp lánh” dưới gót giầy của người lãnh đạo :

  • Chế Lan Viên: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi/
    Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!

  • Tố Hữu: Bác về... Im lặng. Con chim hót/ Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

Thuở xa xưa ấy, cả chim lẫn người đều hay ... hót và hót hay. Chim chóc ở Việt Nam, bây giờ, chả còn mấy con sống sót. Những người có năng khiếu đặc biệt trong lãnh vực ca hót ở đất nước này – cỡ như quí ông Chế Lan Viên hay Tố Hữu – cũng đều chết tiệt cả rồi.

Đám hậu sinh tuy thiện chí vẫn có thừa nhưng tài thì bất cập :

  • Đỗ Thị Thanh Hà: Đã bao lần cháu đặt bút làm thơ/ Viết nắn nót từng lời thơ về Bác/ Tuổi bẩy lăm Bác là Chủ Tịch Nước/ Sống hết mình vì dân tộc Việt nam/ Nhiều kẻ xấu cho rằng Bác tham lam/ Tuổi đã cao ..sao không nhường người khác/ Họ đâu biết triệu, triệu người bầu Bác/ Bác làm sao thoái thác được lòng dân…


  •  Nguyễn Văn Linh: Dân cần lắm Bác làm thêm kỳ nữa/ Giữ bếp lò khơi lửa cháy bùng lên/ Lòng muôn dân tề tựu cả ba miền/ Nguyện sát cánh kề bên Người nhóm củi..

Tệ hại đến thế nên quí) vị lãnh đạo đất nước hiện nay đành phải tự nịnh (self service) thôi:

  • Nguyễn Thị Kim Ngân: “Quốc hội khóa XIV: Hiện thân của đại đoàn kết dân tộc, tư duy đổi mới … ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.”


  • Nguyễn Phú Trọng: “Một không khí phấn khởi tin tưởng càng ngày càng lan toả.”


  • Nguyễn Xuân Phúc: “Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới.”

Khuynh hướng tự trào trong văn học Việt Nam không hiểu bắt đầu từ thế kỷ nào nhưng khuynh hướng tự nịnh thì có thể được đánh dấu vào giữa thế kỷ trước, khi tác giả Trần Dân Tiên cho xuất bản Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch, vào năm 1948

blank


Bắt đầu từ đây thì xu hướng nịnh nọt nở rộ và tràn lan ra khỏi lãnh vực thơ văn, vào đến tận nhà vệ sinh công cộng – theo ghi nhận của nhà báo
Bút Bi :

Thấy tóc sếp đen thì nịnh: “Anh lo nghĩ nhiều mà giữ được tóc đen vậy thì tài tình quá!”, tóc sếp bạc thì âu lo: “Anh suy tư công việc nhiều quá nên để lại dấu ấn trên mái tóc anh”. Sếp ốm: “Quanh năm suốt tháng lo cho người khác nên anh chẳng nghĩ đến tấm thân gầy guộc của mình”. Sếp mập: “Anh quả là khổ, làm việc nhiều quá đến không có thời gian tập thể dục...”

Trong buổi họp phê và tự phê, một nhân viên phê sếp: “Ưu điểm của anh thì ai cũng biết, anh chỉ có khuyết điểm là làm việc quên cả bản thân mình”.

Đến vô toilet mà nịnh kiểu này: “Anh bận trăm công ngàn việc mà có thời gian vào đây à?”

Từ toilet văn hóa nịnh hót lan luôn qua tới nghị trường luôn, theo ghi nhận của blogger Trân Văn (VOA), vào hôm 2 tháng 4 năm 2021 vừa qua :

“Ở cuộc họp được tổ chức vào ngày 29 tháng 3 để Quốc hội góp ý cho Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 – 2021 của Chủ tịch Nhà nước và chính phủ, ông Trí bảo rằng ông… cảm động vô cùng với Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước có mái đầu bạc trắng hiên ngang, với gánh sơn hà nặng trĩu hai vai, là trung tâm đoàn kết, khơi nguồn tự hào dân tộc… 

Ông Trí cũng là người nhận định rằng trong nhiệm kỳ vừa qua, chính phủ có… một Bộ Nông nghiệp ‘rũ bùn đứng dậy sáng lòa’. Một Bộ Y tế kiên cường chống dịch. Một Bộ Lao động – Thương binh – xã hội luôn quan tâm đến đời sống an sinh của nhân dân. Một Bộ Công an kiên quyết, khôn khéo bảo vệ sự bình an cho đất nước. Một Bộ Quốc phòng đã làm hết sức mình để đất nước hòa bình. 

Rồi… Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương đã mở ra được những đại lý khai thông cho Việt Nam hội nhập hiệu quả. Bộ Tài nguyên – Môi trường trăn trở, lăn lộn với môi trường, với rừng núi. Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch với sự tiến bộ vượt bậc về thể thao, về bóng đá, sự thăng hạng liên tục của du lịch …

Không ít facebooker cho rằng phải xử lý ông Trí để ngăn chặn việc mượn nghị trường nịnh nguyên thủ.”

Theo thiển ý thì đây chỉ là chuyện nhỏ thôi. Chả có vấn đề gì để phải “xử lý” cả. Xưa, Bác Hồ đã dùng công quỹ in hết cuốn sách này đến cuốn sách khác để tự nịnh mình ( Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch, Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện) và còn cho tái bản cả trăm lần nữa cơ. 

Nay, Nguyễn Anh Trí “mượn nghị trường để nịnh” thì đã làm sao? Ông ĐBQH –  chả qua – chỉ học tập và làm việc theo gương đạo đức của Bác, để bảo tồn nền văn hoá (nịnh hót) thôi. Có gì sai đâu mà um xùm dữ vậy? 


  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.