Hôm nay,  

Ngã Ba Ông Tạ Ở Chỗ Nào, Dân Ông Tạ Là Ai?

4/5/202115:48:00(View: 9148)
BuiVanPhu__H01_BiaSach (1)
Sách về dân Ông Tạ của Cù Mai Công [Nxb Trẻ. 2021] (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Thời Việt Nam Cộng hòa, Thủ đô Sài Gòn có 9 quận, sau thêm quận 10, rồi 11. Như tôi còn nhớ.

 

Các khu vực được nhiều người biết, hay nghe nói đến là Bàn Cờ, Xóm Chiếu, Thị Nghè, Tân Định, Vườn Chuối, Ngã ba Ông Tạ.

 

Tôi sinh ra và lớn lên trong một xứ đạo ở khu vực Ngã ba Ông Tạ, mà sau này những lúc khai hồ sơ, đơn từ về nơi sinh tôi vẫn không biết là ghi thế nào cho đúng vì ấp, xã nhà tôi lúc thì thuộc về Gia Định, lúc thuộc về Sài Gòn, bây giờ là một phường của TP Hồ Chí Minh.

 

Mới đây có sách “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” [Nxb. Trẻ, 2021] của nhà báo Cù Mai Công ghi lại khá rõ lịch sử và con người của khu vực này. Sách đã được đón nhận nồng nhiệt, được tái bản ngay và là “Best Seller” trong nhiều tuần qua.

 

Nhà báo họ Cù, hiện đang công tác tại báo Tuổi Trẻ, nổi tiếng từ những ngày còn là “Cỏ Cú”, “Lí Lắc” bên “Mực Tím” với sinh viên học sinh và sau đó có nhiều tác phẩm phóng sự xã hội qua 6 tập “Saigon by Night”.

 

Là dân gốc Ông Tạ nên tôi cũng tìm đọc sách của Cù Mai Công để xem nơi thân thương cũ đã có thay đổi trong địa chí, trong nếp sống, trong tâm tình con người ở làng xưa xóm cũ ra sao. Nhất là khi tác phẩm do chính một người dân kỳ cựu ở Ông Tạ viết ra, vì tác giả được sinh ra ở xứ đạo Tân Chí Linh và sống ở đó cho đến nay.

 

Anh Cù Mai Công đã trân quý gửi tặng tôi một bản. Cám ơn tác giả và chị Thanh Thu, chủ quán Bánh cuốn Ông Tạ trong khu Vietnam Town ở San Jose, đã tạo cơ hội cho tôi nhận được sách sớm nhất trong hoàn cảnh Covid-19 với nhiều khó khăn.

 

Tập sách mở đầu với bài viết về địa chí khu vực, có bản đồ phác hoạ ranh giới từ hơn 150 năm trước.

 

Trải qua lịch sử, với trận đánh chiếm đại đồn Chí Hoà năm 1861, xem như thủ phủ của khu vực Ông Tạ ngày nay, là trận đánh với quân Pháp và Tây Ban Nha lớn nhất trước năm 1945 của dân quân triều Nguyễn, tuy thất bại, với hàng nghìn người hy sinh và tướng chỉ huy Nguyễn Tri Phương bị thương nặng.

 

“Địa linh nhân kiệt” ngày xưa có ảnh hưởng đến người dân đến sống trên vùng đất này, đó là bản tính: “chấp nhận, kiên cường đối đầu gian khó với máu liều lĩnh trên vùng đất mới vốn toàn đầm lầy, mồ mả…” Theo nhận định của tác giả.

 

Dân Ông Tạ đã thể hiện những cá tính từ đó, qua bao thăng trầm lịch sử, dù là dân gốc Nam sống lâu đời ở đó, hay người Bắc 1954 di cư và cả những người đến đó sau năm 1975.

 

BuiVanPhu_H02_LeVanDuyet
Đường Phạm Hồng Thái, nối dài Lê Văn Duyệt, nay là Cách mạng Tháng 8, chỗ rẽ vào đường Thánh Mẫu, nay là Bành Văn Trân. Tên tiệm sách Ngọc Lan còn thấy trên tường nhà năm 1997 (Ảnh: Bùi Văn Phú)



Về địa dư, Ngã ba Ông Tạ là ngã ba đường Phạm Hồng Thái, nối dài Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng 8) và đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai), với tiệm chụp ảnh Á Đông cao sừng sững, một thời là dấu mốc để nhận ra từ xa.

 

Khu vực này trước khi tràn ngập người di cư là những đầm lầy, là vườn cao su, vườn nhài, vườn lay-ơn mà tôi thường nghe thày u, cô chú bác nhắc đến. Hoa nhài tôi không còn nhìn thấy, nhưng vườn cao su thì ngày còn bé hay ra đó bắt dế, nhặt trái quay tung lên trời, xem cải mộ tây.

 

Qua tác phẩm, tác giả dựng lại hành trình hội nhập của hàng vạn dân Bắc di cư vào Nam, lập nên những xứ đạo Nghĩa Hoà, Nam Thái, Nam Hoà, An Lạc, Sao Mai, Tân Chí Linh, Thái Hoà, Lộc Hưng mang theo nhiều gắn bó trong tình đồng hương và nề nếp sinh hoạt từ quê Bắc.

 

Chẳng hạn như Nghĩa Hoà là tên ghép của xứ Nghĩa Chính ngoài Bắc và vùng đất mới Chí Hoà. Giáo xứ do cha Đinh Huy Năng trông coi hàng nghìn con chiên, được thành lập ngày 1/11/1954 trên đầm lầy và sau đó trở thành một xứ đạo rộng lớn nhất và đông giáo dân nhất vùng.

 

Xứ Nam Thái, nằm ngay trung tâm Ông Tạ, là tên ghép của hai tỉnh Nam Định và Thái Bình.

 

Qua tác phẩm, hình ảnh những con người tiêu biểu của khu vực Ông Tạ hiện lên, từ một phụ nữ buôn gánh bán bún nuôi con rồi trở thành ông bà chủ quán bún chả Ngọc Hà thơm lừng. Từ những xe phở Mầm, xe phở Phú Vinh đến các tiệm phở Bình, Hồng Châu, Cường mà khẩu vị chuyển dần từ Bắc sang Nam. Từ nhiều nhà làm giò bán trong vùng và phân phối đến nhiều nơi trong thủ đô. Từ xôi Nam Thái đến phở tái An Lạc. Các tiệm vàng, tiệm bánh các loại phù hợp và cần thiết cho việc cưới hỏi.

 

Khu vực Ngã ba Ông Tạ ngày trước nằm lọt trong xã Tân Sơn Hoà, tuy không phải là tên một đơn vị hành chánh hay tên đường, nhưng có thể nói đó là trung tâm thương mại của quận Tân Bình từ thập niên 1950 tới nay.

 

Nhưng dân Ông Tạ cũng không phải toàn những câu chuyện gầy dựng cơ sở thương mại thành công trong tinh thần “phi thương bất phú”, hay toàn những người hiền lành tử tế.

 

Kỹ sư Đặng Đình Đáng trong thương vụ nhập cảng và lắp ráp xe máy Puch từ châu Âu, với cơ sở lớn nhất vùng Đông Nam Á vào những năm giữa thập niên 1960, đã gặp thất bại kéo dài.

 

“Trùm Sơn Đảo” gốc Ông Tạ, khét tiếng du côn đã bị một trùm băng đảng khác thanh toán.

 

“Trai Nam Thái” hăng say xuống đường biểu tình chống chính phủ, “gái An Lạc” mang dao răng cưa chặt đá sẵn sàng chém đám thanh niên từ khu khác qua cướp tiền bầu cua vào một dịp Tết.

 

“Dân Ông Tạ ra ngõ không đụng giang hồ thì gặp… văn nghệ sĩ” là tựa một bài viết về giới văn nghệ sĩ có gốc từ đây.

 

Các nhạc sĩ Văn Giảng với “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”; Hoài An với “Tâm sự ngày xuân”, “Ngày xuân thăm nhau” là những ca khúc đã đi vào lòng người.

 

Ca sĩ có Giang Tử, Duy Khánh, Đàm Vĩnh Hưng, Minh Thuận, Tóc Tiên. MC Nguyễn Ngọc Ngạn, MC Đại Nghĩa. Nhạc sĩ có Hùng Lân, Ngọc Chánh, Ngọc Trọng, Vũ Xuân Hùng.

 

BuiVanPhu__H03_NhaThoChiHoa
Đường vào nhà thờ Chí Hoà, giáo xứ người Nam lâu đời nhất trong khu vực Ông Tạ (Ảnh: Bùi Văn Phú)



Các nhà văn Hoàng Hải Thuỷ, Nguyễn Đình Toàn, Võ Hà Anh – Dung Saigon, Nguyễn Ngọc Thuần; thi sĩ Đỗ Trung Quân, hoạ sĩ Bùi Đức Lâm, nhà báo Nguyễn Hồng Lam, Trương Bảo Châu; hoạ sĩ và nhà điêu khắc Lữ Thê (Đinh Văn Rật) cũng là người Ông Tạ. Còn nhiều nữa.

 

Trong bài viết, tác giả ghi nhầm về giải thưởng hội hoạ Việt-Mỹ của Lữ Thê. Nhà ông ngay sau nhà tôi và tôi có học vẽ và làm trong tiệm vẽ quảng cáo của ông vài năm, Lữ Thê được giải khuyến khích điêu khắc Giải Văn học Nghệ thuật Việt Nam Cộng hoà 1971 với bức tượng “Một hướng”, cùng năm với ca sĩ Thanh Lan được giải nữ tài tử điện ảnh có nhiều triển vọng nhất.

 

Dân gốc Ông Tạ cũng một thời nổi tiếng là những tay vô địch đấm bốc trên võ đài với nhiều giải thưởng.

 

Đọc “Dân Ông Tạ đó!” sẽ thấy lịch sử thành hình của những ngôi trường Nghĩa Hoà, Thánh Tâm, Ngô Sĩ Liên. Hay trường Mai Khôi, Nguyễn Thượng Hiền là nơi tác giả đã mài đũng quần nhiều năm.

 

Nghe kể chuyện ma cũng rờn rợn tóc gáy. Khu vực là mồ chôn của hàng vạn người trong chục nghĩa địa, nhưng vẫn có những bộ xương rải rác dưới nền nhà vì thế mới có chuyện ma ám tác giả khi còn bé. Ma trong ao cá trước nhà thờ An Lạc.

 

Lịch sử xa xưa của khu vực gắn liền với tên tuổi của Giám mục Bá Đa Lộc, được chôn trong “Lăng Cha Cả”, gần cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, mà sau 1975 đã được cải táng mang về Pháp.

 

Gần hơn là ông Huyện Sĩ Lê Phát Đạt, ông ngoại của Hoàng hậu Nam Phương, đã cống hiến khu đất xây nhà thờ Chí Hoà hơn trăm năm trước.

 

Sau đến Ông Tạ là thày thuốc nam Thủ Tạ, tên thật là Trần Văn Bỉ (1918-1983) hay giúp đỡ người nghèo, làm việc nghĩa nên đã lưu danh trong lòng người.

 

Khởi đi từ vùng đất bùn lầy nước đọng, Ngã ba Ông Tạ sau bao thăng trầm của lịch sử vẫn hừng hực sức sống. Người Ông Tạ cũng đã trải qua bao nhiêu khốn khó thời bao cấp, thời vượt biên, vượt biển mà tác giả chưa nhắc đến trong tập sách này.

 

Ngày nay người Ông Tạ có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, tiếp tục vươn lên. Trang “Hội đồng hương vùng Ông Tạ” trên Face Book, do anh Bùi Xuân Thái, gốc giáo xứ Nghĩa Hoà, điều hành là một trang mang tên một khu vực của Sài Gòn có đông thành viên, trên 9 nghìn và có những trao đổi trong tinh thần tương kính nhau. Đó cũng là đặc tính của dân Ông Tạ.

 

Nhiều người đang mong đọc tập sách kế tiếp của Cù Mai Công, vì với 172 trang của “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!”, đọc xong chỉ như mới cảm nhận là phần giới thiệu về địa phương chí Ông Tạ.

 

© 2021 Buivanphu

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việc tòa án New York sẽ công bố mức án của Donald Trump vào ngày 11 tháng 7 năm 2024 và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11 năm 2024 là hai diễn biến nội chính trọng đại của nước Mỹ, nhưng cũng sẽ là thách thức mới dành cho các nước khắp thế giới. Nhiều nước đang quan tâm, theo dõi và chuẩn bị tìm cách đối phó, trong đó có cả châu Âu.
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có nhiều chứng bệnh nan y vì chúng là máu thịt của cán bộ, đảng viên. Chúng tồn tại và sinh sôi nẩy nở thường xuyên từ thời ông Hồ Chí Minh còn sống. Đứng đầu trong số này là chứng “chủ nghĩa cá nhân” đã đẻ ra tham nhũng, tiêu cực và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện (“Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ Ngày Nay”) của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự “căng thẳng” giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh – vào năm 1981 – Hòa Thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh trong của lực lượng công an
Nỗi buồn tận huyệt của những đầu óc cải cách lớn nhất của dân tộc cũng giống như nỗi lòng của người mẹ khi thấy đàn con ngày càng suy kiệt. Mà những thách thức họ từng đối phó cũng chính là chướng ngại của người mẹ vì sự nhỏ nhen, ghen tuông của những thứ “cha/dượng” nhỏ nhen, thậm chí chỉ đơn thuần là thứ tiểu nhân mơ làm cha, làm dượng.
Nhà báo thạo tin nội bộ đảng CSVN. Huy Đức (Trương Huy San, Osin Huy Đức) và Luật sư Trần Đình Triển, chuyên bênh vực Dân oan bị bắt tạm giam, theo tin chính thức của nhà nước CSVN ngày 07/06/2024...
Quý vị nghĩ sao nếu có người nói với quý vị rằng chính phủ và giới truyền thông Hoa Kỳ đang bị kiểm soát bởi một băng nhóm bí mật, nhóm người này tôn thờ ma quỷ và đứng sau hàng loạt các vụ bắt cóc trẻ em? Theo một cuộc khảo sát gần đây, 17% người dân Hoa Kỳ tin rằng thuyết âm mưu này là có thật.
Ngày 30 tháng 5, một bồi thẩm đoàn ở New York kết luận, cựu Tống thống Donald Trump phạm tất cả 34 tội danh. Đây là một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ, khi lần đầu tiên một cựu tổng thống bị tuyên án nhiều tội đại hình trong một vụ án hình sự. Ông Trump bị kết tội làm làm giả hồ sơ kinh doanh để che giấu các khoản khoản thanh toán tiền bịt miệng cho cựu ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels, nhằm mục đích ém nhẹm các thông tin bất lợi trước cuộc bầu cử năm 2016, để cử tri bỏ phiếu cho ông ta.
Hôm rồi, cháu Út hỏi: Người mình hay nói “phải sống đàng hoàng tử tế”. Thế nào là “đàng hoàng”, hả bố ? Tôi lúng túng không biết trả lời sao cho gọn gàng và dễ hiểu nên đành phải kể lại cho con nghe mẩu chuyện ngăn ngắn, của một nhà báo lẫy lừng (Anh Ba Sàm) đọc được qua Thông Tấn Xã Vỉa Hè: “Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo!”
Nếu cái gì cũng có bước khởi đầu của nó thì -- ngoài công việc thường ngày là quan sát hành động của từng con người để có một phán xét cuối cùng vào thời điểm thích hợp -- đâu là việc làm đầu tiên của Thượng Đế? Câu trả lời, theo một câu chuyện chỉ để cười chơi, rất thích hợp với bộ máy chuyên tạo nên cảnh rối ren hỗn loạn trên đất nước chúng ta. Cái câu chuyện về một cảnh trà dư tửu hậu khi những nhà chức nghiệp cãi nhau rằng nghề của ai có trước, dựa trên những tín lý từ bộ kinh Cựu Uớc, đặc biệt là chương Sáng Thế Ký.
Đảng CSVN có nhiều chứng bệnh lây nhiễm trong thời kỳ “đổi mới” như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng “nhận vơ”, “lười lao động” và “lười làm việc” của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.