Hôm nay,  

Hồi Phục Và Tương Tranh Của Mỹ và Trung Quốc

3/9/202114:40:00(View: 4322)

 

Trái ngược với tất cả các dự kiến của các chuyên gia, khả năng hồi phục kinh tế của Trung Quốc nhanh hơn. Sự bùng nổ xuất khẩu các mặt hàng trang thiết bị y tế đang hỗ trợ cho đà tăng trưởng, theo thống kê mới nhất cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc tính bằng đô la Mỹ trong hai tháng đầu năm 2021 đã tăng 60,6% so với năm trước. Năm 2020 mức tăng trưởng Trung Quốc là 2,3%, trong năm nay, dự kiến ​​sẽ tăng hơn 6%, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho là có thể lên đến 8,1%. Thống kê mới nhất của Mỹ chưa được công bố, nhưng suy đoán chung cho là mức hồi phục chậm hơn.

Về địa chính trị, thực tế trước mắt cho thấy là Trung Quốc sẽ không xâm lăng Mỹ và không trục Mỹ ra khỏi vùng Tây Thái Bình Duơng, vì phải tập trung lo Hán hoá cho Việt Nam, Đông Dương và ASEAN.

Thời đại mới, Trung Quốc có các phương tiện khuynh đảo bằng bẫy nợ và tham nhũng. Việt Nam, Cambodia, Sri Lanka, Pakistan, Maldives, Montenegro, Djibouti và hàng chục “quốc gia nhỏ mà nợ lớn” khắp thế giới cũng đang lần lượt rơi vào bẫy Trung Quốc.

Liên minh Quân sự Mỹ, Nhật, Hàn quốc vẫn là tác động chính và hữu hiệu cho việc ngăn chận hung đồ Trung Quốc tại Đài Loan. Hong Kong và Myanmar sẽ là những bất ổn mới cho khu vực, nhưng khó tác động làm cho Mỹ tham gia trực tiếp bằng các biện pháp quân sự  vì kinh nghiệm tại Irak và Afghanistan vẫn còn là các bài học sống động. Uy tín của Bà Aung San Suu Kyi xuống thấp, nên việc kêu gọi quốc tế yểm trợ khó khăn hơn trước đây, mặc dù giới quân phiệt công khai đàn áp và số thương vong hiện nay là trên 56 người. Bắc Hàn vẫn là một mối lo thường trực cho sự an nguy của Đông Á vì cuồng vọng phô trương thanh tế quân sự không thay đổi. Joe Biden cũng không tác động chuyển biến mà quan tâm đến Iran và Ấn Độ Dương nhiều hơn. Các quốc gia châu Âu (Đức và Pháp) sẽ không tác động táo bạo cho dù có ý thức nguy cơ của vấn đề, nhưng không thể hợp tác vơi Mỹ mà sẽ hoạt động độc lập.

Joe Biden thành công trong việc chống Trung Quốc tuỳ thuộc vào sự hồi phục kinh tế quốc nội, ủng hộ của dân chúng theo phe Trump và tạo thêm niềm tin cho đồng minh. Dù có  khả năng đứng đầu về công nghệ chế biến, nhưng Trung Quốc không thể qua mặt Mỹ về nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin, sinh học và kỹ thuật số. Tập Cận Bình lo sợ Joe Biden hơn khi thấy sách luợc bài Hoa của Donald Trump và công luận Mỹ và thế giới không thay đổi. Joe Biden sẽ tiếp tục thực hiện chính sách bài Hoa như thế nào, nhất là trong vấn đề cường độ và phạm vi phong toả vẫn chưa rõ ràng. Trước mắt, chuyện trở lại TPP của Joe Biden không dễ dàng vì Trung Quốc đang chiếm ưu thế trong RECEP.

Cho đến nay, phần nhiều các suy luận của các chuyên gia là sai lạc, thí dụ như vai trò đang lên của các quốc gia Đông Nam Á. Cơ chế tổ chức của ASEAN và RECEP gây nhiều ràng buộc nhất định, do dó, các quốc gia Đông Nam Á không thể khởi động một sáng kiến độc lập và táo bạo để bài Hoa và theo Mỹ hay ngược lại trong nhất thời mà tham vấn song phương trong khu vực đòi hỏi nhiều vận động chìm nổi khác. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục vận động ngoại giao tại các nước Cambodia, Thái Lan, Lào, Singapore, Malaysia, Miến Điện, Brunei, Philippines và Indonesia. Vì xáo trộn trong chính trị quốc nội, Mỹ chậm chân hơn trong việc thăm dò. Vấn đề là các quốc gia Đông Nam Á có đủ bản lãnh chính trị và độc lập kinh tế trước bối cảnh tương tranh này không, khung pháp lý TPP và RECEP sẽ trở thành các mục tiêu chính để cả hai cùng ráo riết theo đuổi. Riêng đối với Việt Nam, Lào và Cambodia là sự đã rồi nên Trung Quốc có thể giải quyết nhanh hơn. Tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng và cả hai Việt-Trung kiềm chế về hình thức, nhưng sau Đại hội Đảng XIII và sắp xếp nhân sự, tinh thần Hán nô tự nguyện của lãnh đạo Việt Nam là sắt đá. Thành quả này làm cho hiểm hoạ diệt vong của Việt Nam sớm thành hiện thực.

Còn nhiều bất trắc trong việc hồi phục và tương tranh của Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới. Đó chính là những yếu tố cần theo dõi.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.