Hôm nay,  

Đạo Phật Cho Thế Hệ Thứ Năm

03/03/202111:48:00(Xem: 1888)

 

 

            Thế hệ thứ 5 (GEN Z) là ai?

 

            Cứ mỗi 100 năm, có những lớp người độ tuổi khác nhau cùng chung sống dưới ánh mặt trời. Ngày xưa, thuở “thất thập cổ lai hy” (70 tuổi xưa nay hiếm) tuổi thọ con người bị giới hạn nên gia đình nào – như gia đình ông Dương Diên Nghệ được vua ban thưởng trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư – ba đời còn sống bên nhau là đã hạnh phúc lắm rồi!

            Ngày nay, tuổi thọ càng tăng, có 5 thế hệ cùng đang cùng đang sống là tình trạng bình thường, Đông Tây nơi nào cũng có. Thế hệ trẻ nhất ngày nay được các nhà lịch sử, xã hội, tâm lý, kỹ thuật, giáo dục… tạm liên hệ với nhiều tiêu chuẩn cùng phẩm chất tương ứng và tương đối, đặt cho cái tên là “Thế hệ Z” (Gen Z generation – cái tên được cộng đồng ngôn ngữ quốc tế bình chọn đa số trong nhiều tên khác nữa).

           

Thời gian và tuổi tác GEN Z được phân định như sau:

       

Sinh từ 1928-1945 - Tuổi 76-93: Silent ………....... Thế hệ Tiền Chiến              

Sinh từ 1946-1964 - Tuổi 57-75: Boomers ……….. Thế hệ Chiến tranh Việt Nam

Sinh từ 1965-1980 - Tuổi 41-56: Generation X ..... Thế hệ X

Sinh từ 1981-1996 - Tuổi 25-40: Millennials (Y)... Thế hệ Thiên niên Kỷ (Thế hệ Y)

Sinh từ 1997-2012 - Tuổi 09-24: Generation Z …. Thế hệ Z (Thế hệ Thứ Năm)

 

            Đông cũng như Tây, dẫu gọi bằng tên gọi nào cũng được, nhưng vẫn có chung sự xác định rằng, “Gen Z” là thế hệ đàn em trẻ nhất của 5 thế hệ đang cùng chung sống trên hành tinh nầy. Khái niệm “thế hệ” còn được các học giả tôn giáo mở rộng thêm nhiều thế hệ khác nhau – chưa sinh hay đã chết: như ngày Tết có “đa hệ đồng đường” và tương lai có thế hệ Alpha… – mang tính biểu tượng của triết lý và dự phóng hơn là thực tại nhân sinh (như trong Cảm Nghĩ Đầu Năm của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ)

 

            Trong thực tế xã hội và giáo dục, tính cách điển hình của thế hệ Z cũng có đồng thời mặt mạnh, mặt yếu; phản ứng tích cực và tiêu cực.  

            Về mặt tích cực: Thế hệ Z được trang bị một kiến thức tổng quát và chuyên môn từ tuổi măng non thông qua nguồn thông tin đại chúng phát tán trên các phương tiện và thiết bị điện tử, trang mạng xã hội. Tầm nhìn cũng như địa bàn kết nối với bạn bè và cộng đồng của thế hệ Z do đó, được phát huy và mở rộng theo khuynh hướng toàn cầu hóa. Đối với tương lai, thế hệ Z có viễn kiến, dám dấn thân và đầu tư, phát huy tinh thần sáng tạo và chịu trách nhiệm về sự thành bại của bản thân mình. Thế hệ Z có động cơ và khả năng tiếp cận với nhiều lĩnh vực chuyên môn và trải nghiệm nhiều hoàn cảnh khác nhau. Từ tri thức đến thực tế, thế hệ Z năng động và độc lập về học cũng như hành; về nếp sống gia đình cũng như tương tác xã hội.

 

Về mặt tiêu cực: Thế hệ Z vừa là chủ nhân và cũng vừa là nạn nhân của phương tiện chữ số và điện tử nên hệ lụy tấy yếu là thường xuyên, đam mê và bị gắn chặt với những trò chơi, đam mê sinh hoạt với các phương tiện điện tử như vi tính, điện thoại thông minh, TV, Ipad… Do đó càng ngày thế giới của thế hệ Z càng trở nên tách rời với người thân, gia đình và xã hội; vừa độc lập nhưng cũng vừa vị kỷ. Có nhiều trường hợp lớp trẻ thế hệ Z trở thành kẻ mang tâm bệnh “cực đoan vị kỷ” (extreme egoism) tách rời, khước từ hay thậm chí chống lại phụ huynh, gia đình và xã hội. Trường hợp tiêu cực nhất là tự tử, điên loạn, nghiện ngập, bỏ nhà ra đi hay trở thành tội phạm xã hội.

 

            Thế hệ Z với tôn giáo và đạo Phật

 

            Trong bài ghi nhận về cuộc hội luận của Liên Phật Hội một tuần trước đây, người viết đã nhấn mạnh về thế hệ Thứ Năm nầy rằng:

 

          Thế hệ Z là lớp đàn em, con cháu sinh từ năm 1996 trở đi (theo cách phân định của PEW). Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử với kỹ thuật số ngay từ nhỏ. Thế giới bao la như vô tận và biến hiện trong từng chớp mắt của phương tiện truyền thông điện tử. Vô số những trang mạng truyền thông xã hội như Facebook, Youtube, Twittter, Instagram, Google… đến mạng Internet rộng lớn đã đưa thế hệ Z năng động, độc lập và tìm kiếm thông tin tính theo đơn vị từng giây trong khi thế hệ phụ huynh, cha ông phải cần sách vở, thư viện, tìm kiếm tính theo ngày, theo tháng. Thế hệ Z thì đang đi với tốc độ phi thuyền, máy bay trong khi thế hệ cha anh và ông bà thì vẫn còn đi với tốc độ xe hơi, xe máy, xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Bởi vậy khoảng cách giữa các thế hệ càng ngày càng xa. Theo ước tính thì trong vòng khoảng 10 năm nữa (2030), thế hệ Z sẽ làm chủ thế giới về mọi mặt: số lượng, chất lượng, lối sống và nếp nghĩ…
           

Thế hệ Z với đời sống tâm linh, tôn giáo có những nét tương đồng giữa hai khung cảnh xã hội Đông và Tây. Điều nầy cũng dễ hiểu bởi những sự kiện xảy ra được thông tin trên toàn thế giới gần như đồng thời. Ngày nay tốc độ thông tin thực tế – có vẻ như nghịch lý trong nếp nghĩ của thế hệ đàn anh – khi người ở phía tối của địa cầu (Mỹ) biết những cơn thiên tại, bão lụt hay phản ứng dập bệnh Covid-19 đang diễn tiến tại phía sáng trái đất (Việt Nam) trước cả người đang ở tại địa phương thông qua nhiều nguồn thông tin trực tiếp “live stream”.

 

Trong cuộc khảo sát và thăm dò dư luận của PEW (Pew Research Center) năm 2020 thì tuổi trẻ (từ khoảng 5 đến 10 tuổi) ở Mỹ, có đến 60% đi theo phụ huynh đến các chùa viện tôn giáo, nhưng đến tuổi “teen” (teenager: 13-19… thirteen – nineteen) thì con số giới trẻ giảm dần còn 30%. Tuổi trẻ Việt Nam trong và ngoài nước thế hệ Z cũng không phải là trường hợp biệt lệ. Sự phân tích là lý giải về hiện tượng “thoái trào” của lòng tin và thái độ dấn thân vào nẻo đạo; về niềm tin và sinh hoạt tôn giáo của tuổi trẻ là một phản ứng có điều kiện chẳng có gì khó hiểu về cả hai khía cạnh chủ quan và khách quan. Đây rõ ràng là kết quả sự phát triển không đồng bộ của cây hoa bội phát trong cái chậu sành giới hạn: Chủ quan sinh động và khách quan đứng yên hay ngược lại. Đây cũng có thể là hình ảnh biểu tượng của thế hệ Z đâm chồi nẩy lộc bội phát giữa chậu sành tôn giáo đứng yên!

 

Tầm mắt bao la cần một chân trời vô tận. Cuộc chấn hưng Phật giáo thời 1950 đòi hỏi viễn kiến tổng hợp và hài hòa từ thời 1945. Xung quanh một Cư sĩ đại thiện tâm Lê Đình Thám đòi hỏi sự tương tác của hàng tu sĩ, nhân sĩ, văn nghệ sĩ hào hiệp đương thời. Trong im lặng hay vọng ngôn phải cần có tiếng nói Viên Âm. Giữa lúc thế giới truyền thông huyên náo và lạm bàn “tượng pháp” đang diễn ra giữa thời hiện đại, cũng cần lời thỉnh vấn khiêm cung giữa đời và đạo.

 

Trong cuộc đối đầu giữa chánh đạo và rối đạo, vàng thật và vàng giả, chánh pháp và tượng pháp… tất nhiên chung cuộc đại nghĩa sẽ thắng gian tà; nhưng vấn đề trước mắt là quá trình tương tranh, tương thủ và tương thuận của hai thế lực chánh tà sẽ kéo dài bao lâu. Thế hệ thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy, thứ Tám… chăng?  Diễn đàn Liên Phật Hội đang cố gắng đi những bước “rất thăm dò”. Những cuộc hội luận chập chững và khiêm tốn của các tu sĩ, cư sĩ và đại chúng Phật giáo Việt Nam và liên châu trên mạng lưới điện tử là một sự thăm dò gieo duyên đáng khích lệ.


Dien Dan Lien Phat Hoi 

            Diễn đàn Liên Phật Hội

           

            Diễn đàn Liên Phật Hội cùng với khoảng 30 trang mạng toàn cầu có nội dung và khuynh hướng Phật giáo khác đang vận dụng phương tiện tuy có ít nhiều khác nhau về quy mô và kỹ thuật nhưng song hành và tiến gần cùng mục đích: Góp phần chấn chỉnh, xây dựng, phát huy và hoằng dương Chánh Pháp. Tuy “phương tiện tùy duyên”, linh hoạt khế cơ và vững trụ khế lý, tiếng nói chung của các trang nhà hướng Phật đều có chung một định hướng là cố gắng trao truyền những hương hoa Phật lý đến đại chúng và thế hệ kế thừa. Là thế hệ Gen Z, thế hệ Alpha hay là thế hệ thứ Năm, thứ Bảy… thì cũng đều là hình ảnh và đối tượng tương lai của đạo Phật Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Thế hệ đàn em  đang cần đến thế hệ đàn anh, thông qua “Thế Hệ Bắt Cầu” gồm những bậc tu sĩ đóng vai cố vấn giáo hạnh hoặc lớp đàn anh, đàn chị đóng vai phụ huynh hay huynh trưởng – không còn trẻ và chưa quá già – để có thể hiểu cũng như chia sẻ kiến thức, niềm tin và tâm nguyện với thế hệ trẻ nhất đang từng bước đóng vai trò trách nhiệm và lãnh đạo xã hội.

 

Trong cuộc sinh hoạt thỉnh vấn và hội luận vào Thứ Bảy ngày 27-2-2021 vừa qua của Diễn đàn Liên Phật Hội, Thượng tọa Thích Từ Lực - viện chủ từ viện Phổ Từ, Cư sĩ Trần Trung Đạo, Cư sĩ Phan Trung Kiên, Cư sĩ Trần Kiêm Đoàn, tuy khác nhau về thế hệ  cũng như vị thế về đời, về đạo, nhưng đã có khuynh hướng khá chung nhất trong đề tài “Đạo Phật và thế hệ trẻ”. Các tham dự viên và thảo luận viên đều đồng ý rằng, trong tiến trình hướng về tương lai Phật giáo, trọng tâm hàng đầu vẫn là tâm nguyện đưa đạo Phật đến với tuổi trẻ nói chung và Gia đình Phật Tử nói riêng.

 

            Cũng trong nội hàm Phật Giáo và Tuổi Trẻ, tâm thư Cảm Nghĩ Đầu Năm của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã được giới thiệu và trưng dẫn như một nguồn suối tinh thần hỗ trợ cho khuynh hướng chung là mối quan tâm về Đạo Phật và Tuổi Trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, sự tương tác của những thế hệ điện tử, hoàn cảnh đại dịch Covid-19 và khung cảnh dự phóng văn hóa xã hội hậu đại dịch.

 

            Có thể hình dung và ví von như rằng, vấn đề tôn giáo và tuổi trẻ đã được đặt ra rõ ràng, hợp lý tương tự như con người đã thấy được Corona-virus là nguyên nhân của Covid-19 nhưng giải pháp then chốt để giải quyết vấn đề vẫn là cần có Vaccine làm thuốc chủng ngừa.

 

            Xưa nay, trong lĩnh vực nhân văn và tinh thần, người ta vẫn thường nhấn mạnh “vaccine” rất cũ mòn để đối trị là: “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Giải pháp đối trị nầy, nếu muốn khỏi trở thành một câu bùa chú rỗng tuếch thì phải cần đến “vaccine nhân hòa”. Thực trạng Phật giáo Việt Nam đang phân hóa; muốn hóa giải phân hóa phải cần Nhân Hòa trước hế. Bản thân kẻ đang viết những dòng nầy đã được chích ngừa vaccine Pfyzer lần thứ hai, nhưng nỗi ưu tư vẫn còn nguyên trước mắt vì 90% người xung quanh vẫn chưa có đủ vaccine. Hạnh phúc đâu phải là một mình. Cao siêu quá sợ xa vời thực tế; xa xôi quá sợ lạc đường; chỉ đơn sơ và mộc mạc tìm về nguyên lý Lục Hòa của đạo Phật cũng có thể vận dụng làm chỗ dựa của phẩm cách và tinh thần đối trị với tình trạng phân hóa nội bộ Phật giáo hiện nay. Vaccine có sẵn rồi, nhưng phải cần ghi danh làm hẹn và rồi còn phải trạch vai, cúi xuống thấp để được tiêm chủng. Lục Hoà cũng thế. Riêng mình hòa chưa đủ. Cần cúi xuống thấp, kiên nhẫn đợi chờ đại chúng đồng hòa mới mong có niềm hạnh phúc hòa hợp của mỗi người vì mọi người và ngược lại.

 

                                              Sacramento, tuần Nguyên Tiêu 2021

                                                            Trần Kiêm Đoàn

 

 

--

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.