Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đảng CSVN & Chuyến Tầu Vét Tốc Hành

17/02/202109:43:00(Xem: 5907)

blank


Đến cuối đời, tôi bỗng đâm ra nghi ngờ “gốc gác” của chính mình. Dám tôi là người Mã, người Miên, người Miến, người Thái, người Lào, người Tầu (hay người Tiều) gì đó chớ không phải dân An Nam đâu nha.

Nước Việt là nơi sản sinh ra chủ nghĩa Mackeno (Mặc Kệ Nó) và dân Việt vốn nổi tiếng là vô cảm. Ấy thế mà tình cảm của tôi lại chứa chan và lai láng hết biết luôn. Đôi khi, tôi còn tưởng chừng như mình mang nặng cả nỗi sầu vạn cổ nên hay bị buồn ngang – buồn thấm thía, buồn não nề và buồn thê thảm – vào lúc chiều rơi, giữa những ngày năm cùng tháng tận.

Đang lúc nẫu ruột lại còn vớ phải một đoạn tùy bút (nát lòng) của Trần Mạnh Hảo. Chỉ đọc vài câu cũng đủ muốn nhẩy lầu :

“Đêm nào cũng nằm mơ thấy gió bấc đuổi bắt cậu. Thấy mình bị nhốt trong sương mù, cậu sợ quá vừa chạy vừa khóc gọi mẹ ơi ! Mẹ mặc áo vá, ba mươi tết vụng trộm lén lút bán cặp gà do mình nuôi cho một nhà cán bộ khá giả, bị đám thương nghiệp xã bắt vì tội bán gà bất hợp pháp, không xin phép chính quyền, muốn xây dựng chế độ tư bản tự do buôn bán hay sao ?


Công an bắt mẹ nhốt vào ủy ban vì tội bán gà không xin phép, cho đến khi chúng lập biên bản tịch thu cặp gà sung công quỹ, mới thả mẹ về…

Mẹ vừa đi vừa khóc. Không có tết rồi các con ơi… Cái gì cũng của đảng, thế nên mẹ con cậu mới suýt chết đói, suýt phải đi ăn mày trong ba ngày tết. Mấy mẹ con cậu chừng như không phải người, không có quyền sống, không có quyền ăn tết.”


Thế mới biết “cái gì cũng của đảng” là chuyện đã xẩy ra từ thuở xa xưa (khi nhà thơ Trần Mạnh Hảo còn là một cậu bé con) và nay đã trở thành truyền thống. Chỉ có điều hơi khác là công an bây giờ không mấy khi bắt gà mà thường chỉ lấy tiền thôi. Họ cũng chả thèm bầy vẽ ra biên bản hay biên nhận (vớ vẩn) như trước nữa.


Cũng vào những ngày giáp Tết, RFA ái ngại đi tin : 

“Bà Hoàng Thị Tươi, vợ của cựu tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi, bị một nhóm người tự giới thiệu là sĩ quan của Bộ Công an bắt giữ và lấy đi số tiền bà vừa rút khỏi ngân hàng 4,5 triệu đồng.

Tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền vào ngày 20 tháng 12 trích lời ông Hồi kể lại cho biết sự việc xảy ra hôm thứ Tư, 20 tháng 12 rằng những kẻ bắt cóc đã đưa vợ của ông đến một đồn cảnh sát ở huyện Hữu Lũng, nơi họ lấy đi số tiền và tra hỏi thông tin của người gửi tiền cho bà…

Việc tước đoạt tiền từ người thân của các nhà hoạt động dân chủ là hành động thường xảy ra do lực lượng an ninh Việt Nam tiến hành. Bà Nguyễn Thị Lành, vợ của nhà hoạt động Nguyễn Trung Tôn đang bị giam, cũng cho biết bà cũng từng bị công an Thanh Hoá cướp sạch tiền ngay sau khi bà rút khỏi ngân hàng.”

Rõ ràng: công an Việt Nam ở thời nào, và địa phương nào, cũng vậy. Cũng đều có thể thản nhiên giở trò trấn lột (ngay giữa ban ngày) vì quan niệm về tiền bạc của giới lãnh đạo, ở xứ sở này, rất … thoáng : 

Một công dân Việt Nam, ông Đinh Kim Phúc nhận xét :

“Chúng ta cứ nhìn tất cả các vụ án tham nhũng ở Việt Nam mà đã được xét xử thì không có ai ăn vài ba chục triệu hay năm ba tỷ đồng. Điển hình là vụ AVG, chỉ riêng Nguyễn Bắc Son đã ăn 3 triệu đô la Mỹ là hơn 60 tỷ đồng. 

Còn những vụ án khác, kể cả tham những, kể cả phá hoại như Vinashin trước đây gần 100.000 tỷ đồng, rồi Vinalines và hàng loạt các công ty khác được mệnh danh ‘quả nắm đấm về kinh tế’ của Nhà nước. Hiện nay có 12 dự án Bộ công thương đang quản lý thua lỗ hàng ngàn tỷ …” 

Hàng ngàn tỷ thì tiêu pha, vung vãi cách nào (và đến đời nào) cho hết. Dù vậy, giới quan chức hiện hành vẫn không quên trấn lột ngay cả đến tiền ma chay – theo như  nhà báo Nguyễn Hùng (VOA) tường thuật : 

“Sau khi cụ Lê Đình Kình bị bắn chết tại nhà riêng ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, hai cuộc vận động quyên tiền phúng điếu và giúp đỡ gia đình cụ bà Dư Thị Thành đã diễn ra… 

Cuộc vận động thứ nhất do nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh đứng ra nhận tiền quyên góp trong hai ngày 13 và 14/1. Gần 700 người dân đóng góp cả thảy hơn nửa tỷ đồng để gửi tới gia đình cụ Kình nhưng ngân hàng Vietcombank đã phong toả tài khoản của bà Hạnh khi bà tới rút tiền hôm 17/1. Làn sóng chỉ trích và tẩy chay Vietcombank đã khiến ngân hàng này phải thúc giục Bộ Công an ra thông báo ngay trong ngày 17/1 về lý do phong toả tài khoản. Ngay lập tức gần 700 người đóng góp bị Bộ Công an vu ‘tài trợ khủng bố’ mặc dù không ai ở Đồng Tâm bị truy tố về tội danh này.”

Hóa ra nhà nước VN có tiêu chuẩn kép về tiền bạc : “Nhận hối lộ 5 tỷ đồng chỉ là ăn vặt” nhưng  quyên góp nửa tỷ cho tang lễ thì bị Bộ Công An vu vạ là ‘tài trợ khủng bố.” 

Vu vạ, vu khống, chụp mũ cũng đều là sở trường quen thuộc của cái bộ khốn nạn này. 

Nạn nhân mới nhất có tên là Nguyễn Thúy Hạnh – người điều hành Quỹ Từ Thiện 50 K – theo lời của Tuấn Khanh :

“Đó là quỹ 50K của chị Nguyễn Thúy Hạnh, một phụ nữ không có mục đích chính trị nào, đảng phái nào… ngoài việc chị muốn chia sẻ những khổ đau và bất công với những người mà chị nhìn thấy. Thế nhưng, công việc tầm thường đó ở Hà Nội đã gặp phải không biết bao nhiêu sự ngăn trở, đe dọa, thậm chí bị chụp mũ như là một kẻ kinh tài cho bọn khủng bố. 

Cuối năm 2020, chị Nguyễn Thúy Hạnh bị công an Hà Nội triệu tập liên tục, với nhiều lý do khác nhau, căng thẳng đến mức chị suýt đột quỵ. Mục đích của nhà cầm quyền chỉ là muốn chị phải chấm dứt ngay việc nhận giúp đỡ các tù nhân lương tâm.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFA, bà phát biểu như sau :

“Nhiều khi tôi nghĩ đến những gia đình tù nhân lương tâm mà tôi vẫn giúp, nhưng lại không giúp được cho họ lúc này mà lòng đau như cắt. Thật lòng mà nói, có những gia đình mỗi tháng tựa vào vài trăm ngàn của quỹ 50K là cách sống duy nhất của họ mà thôi. Không biết lúc này họ phải xoay sở như thế nào. Tôi cũng muốn nói với những người công an, rằng lòng nhân đạo là thứ cuối cùng không thể bị tước đoạt. 

Việc giam giữ và chia cắt gia đình của những tù nhân lương tâm đã là một hành động sai trái, nay còn tiến đến việc cắt đứt đường sống của họ nữa, thì đó là một việc làm dã man vô nhân đạo. Chính quyền này muốn tồn tại trong lòng dân thì họ phải thay đổi”.

 Đó là quan niệm của bà Hạnh về “chính quyền,” chứ với đám cướp ngày đang nắm quyền bính ở Việt Nam hiện nay thì chúng nào có khái niệm gì về “sai trái”, và chả bận tâm chi đến chuyện “đổi thay” hay “tồn tại.” Họ đang ở trên một chuyến tầu vét tốc hành nên phải vơ vét thật nhanh, kẻo muộn.


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngược lại, những biến cố dồn dập đủ loại trong COVID-19 mở ra cuộc đấu tranh chính trị mới: đòi quyền được sống còn, có thuốc trị cho tất cả, đi lại an toàn, đó là một cái gì thiết thực trong đời sống hằng ngày và không còn chờ đợi được chính quyền ban phát ân huệ; nó khiến cho người dân có ý thức là trong các vấn đề nội chính, cải tổ chế độ là cần ưu tiên giải quyết. Người dân không còn muốn thấy vết nhơ của Đồng Tâm hay tiếp tục qùy lạy van xin, thì không còn cách nào khác hơn là phải có ý thức phản tỉnh để so sánh về các giá trị tự do cơ bản này và hành động trong gạn lọc. Tình hình chung trong việc chống dịch là bi quan và triển vọng phục hồi còn đấy bất trắc. Nhưng đó là một khởi đầu cho các nỗ lực kế tiếp. Trong lâu dài, dân chủ hoá là xu thế mà Việt Nam không thể tránh khỏi. Cải cách định chế chính trị và đào tạo cho con người để thích nghi không là một ý thức riêng cho những người quan tâm chính sự mà là của toàn dân muốn bảo vệ sức khoẻ, công ăn việc làm
Trong vài thập niên vừa qua, giải Nobel Hòa Bình và Văn Chương được xem là một tuyên ngôn của ủy ban giải Nobel về các vấn đề thời cuộc quan trọng trong (những) năm trước và năm 2021 này cũng không là ngoại lệ. Giải Nobel Văn Chương năm nay được trao cho nhà văn lưu vong gốc Tazania - một quốc gia Châu Phi, là Abdulrazak Gurnah "vì sự thẩm thấu kiên định và bác ái của ông đối với những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong vực sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa". Cũng vậy, giải Nobel Hoà Bình đã dành cho hai ký giả Maria Ressa của Phi Luật Tân và Dmitry Muratov của Nga "vì những nỗ lực bảo vệ sự tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và sự hòa bình lâu dài". Ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy còn nói thêm rằng, "họ đại diện cho tất cả các ký giả đang tranh đấu cho lý tưởng này, trong một thế giới mà nền dân chủ và tự do báo chí đang đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi" và cho "nền báo chí tự do, độc lập
Sau đó, sau khi “phát khóc” và lau nước mắt/nước mũi xong, bác Hồ liền thỉnh ngay bác Lê về thờ nên mới có Suối Lê Nin (với Núi Các Mác) cùng hình ảnh – cũng như tượng đài – của cả hai ông trưng bầy khắp mọi nơi, để lập ra một tôn giáo mới, thay thế cho Phật/Chúa/Thánh Thần/Ông Bà/Tiên Tổ ... các thứ.
Sự nghiệp chính trị của đại đế Nã-Phá-Luân chẳng liên hệ gì nhiều đến Trung Quốc nên không biết tại sao ông nổi hứng tuyên bố một câu bất hủ mà giờ này có giá trị của một lời tiên tri “Hãy để Trung Hoa ngủ yên bởi vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.” Vào tháng 03/1978 có một sự kiện ít được biết đến nhưng bắt đầu lay thức gã khổng lồ Trung Quốc khi một hợp tác xã nông nghiệp ở Phúc Kiến xin phép được giữ lại phần sản xuất vượt chỉ tiêu để khuyến khích nông dân hăng hái làm việc. Đây là giai đoạn trước Đổi Mới nên viên thư ký đảng bộ của hợp tác xã bị phê bình kiểm điểm. Chỉ 8 tháng sau đó vào cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải tổ và mở cửa nền kinh tế. Đề nghị nói trên của hợp tác xã được mang ra thử nghiệm với kết quả sáng chói nên viên thư ký đảng được ban khen.
Sau 10 năm ra sức Xây dựng, chỉnh đốn hàng ngũ để bảo vệ đảng không tan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thừa nhận: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, thì người Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đã được một lá bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hãi hay niềm tin vào sự suy tàn của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một lá bài tốt cũng có thể thua, nếu chơi tệ. Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh đại cường với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các phép ẩn dụ trong lịch sử để giải thích tình trạng cạnh tranh ngày càng sâu sắc. Nhưng trong khi nhiều người dựa vào sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một ẩn dụ lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Thế chiến thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong rằng cuộc chiến Balkan lần thứ ba là ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra rằng, các cường quốc bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người.
“Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân chúng ta và cho cả hành tinh này là lật ngược lại toàn bộ suy nghĩ ấy. Pema Chodron đã chỉ cho chúng ta thấy mặt cấp tiến của đạo Phật.”
Năm 1964, anh Phạm Công Thiện được mời vào Sài Gòn để dạy triết Tây tại Viện cao đẳng Phật học vừa được mở tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh sau này), tôi được anh cho đi theo. Tôi nhớ anh đã dẫn tôi đến thăm Bùi Giáng vào một buổi chiều, trong một căn nhà ở hẻm Trương Minh Giảng, căn nhà rất ẩm thấp, chật hẹp, gần như không có chỗ cho khách ngồi.
Cố nhớ kỹ lại, tôi vẫn không nghĩ ra là tôi đã gặp thầy Phước An lần đầu vào dịp nào (dĩ nhiên là ở Vạn Hạnh, trong năm 1972, nhưng trong hoàn cảnh nào?). Chỉ nhớ rằng quen nhiều và thân với thầy lắm. Phòng 317 Nội Xá Vạn Hạnh là phòng ở của quý thầy trẻ, là những người tôi rất thân, và đây là một phòng mà tôi có thể ra vào bất cứ lúc nào.
Ba bà Mai kể trên thuộc hai thế hệ. Cả ba đều đã trải qua một kiếp nhân sinh mà “phẩm giá” người dân bị chà đạp một cách rất tự nhiên.” Nếu may mắn mà “CNXH có thể hoàn thiện ở Việt Nam” vào cuối thế kỷ này, như kỳ vọng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chả hiểu sẽ cần thêm bao nhiêu bà Mai phải (tiếp tục) sống “với tâm thức khốn cùng” như thế nữa?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.