Hôm nay,  

Chiếc Khiên của Trần Hoàng Phúc

12/21/202018:22:00(View: 5647)

Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.


Trần Hoàng Phúc là thành viên của tổ chức Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI – Young South East Asia Leaders Initiative. Anh bị kết án 6 năm tù vì quan điểm chính trị và vì anh dám viết thỉnh nguyện thư đưa ra những bằng chứng và giải pháp cho vấn đề thảm họa Formosa ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên tội danh của anh trước toà lại là tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 BLHS.


Hiện Phúc đang sống cùng những tù nhân chính trị người dân tộc tại trại giam An Phước. Trong thư mới nhất gởi về cho mẹ, Trần Hoàng Phúc viết: Tháng 01-2021, nếu Trại giam cho đi thăm lại thì mẹ nấu cho con 01 nồi đồ chay cho 06 người ăn, nếu nấu nhiều hơn thì càng tốt. Mang cho con 02 bộ áo thun quần lửng vì 02 bộ tháng 06 mẹ gửi, con đã cho anh kia ảnh về nhà mà ảnh thiếu đồ mặc”.


Đọc thư anh, người ta có thể chỉ cảm nhận được sự ấm áp yêu thương của một tấm lòng nhân hậu; nhưng ít ai biết rằng chính Trần Hoàng Phúc cũng đã phải trải qua những khắc nghiệt của trại giam như thế nào. Ở trại giam số 1 Hà Nội. Phúc bị ép cung nhận tội, bị đi cung vào ban đêm. Và có lẽ vì anh “cứng đầu” mà trại giam đã điều 10 tên đầu gấu vào sống chung với anh. Trải qua thời gian thử thách này, Phúc bị sụt đến 13 kí lô. Sau khi bị chuyển về trại giam An Phước, tình trạng không khá hơn, anh thường xuyên bị hăm doạ đánh, giết từ các “bạn tù” đến nỗi phải xin đổi buồng giam. 


Điều đáng nói về những người trẻ dấn thân như Phúc là sự trong sáng, mạnh mẽ và một trái tim tràn đầy yêu thương. Cũng vào mùa Giáng Sinh này, ba nhà hoạt động Chu Đình, Hoàng Chi Phong, Lâm Lãng Ngạn, cũng vừa bị các thẩm phán của toà án Hồng Kông tuyên án. Nhưng điều tuyệt vời từ những bạn trẻ này là họ khiến chúng ta thấy tù tội không là thua cuộc. Không hề có thất bại ở đây bởi vì mọi hành động của họ là chọn lựa. Và họ biết rằng sự chọn lựa của họ là nền tảng cho những điều tốt đẹp sẽ nẩy sinh. 


Trong phiên toà xử ba nhà hoạt động Hồng Kông, sau khi thẩm phán tuyên án, cô gái trẻ Chu Đình đã bật khóc. Cái mong manh của cô làm người ta xúc động. Cả Chu Đình, Hoàng Chi Phong, Lâm Lãng Ngạn đều không che dấu nỗi sợ hãi khi họ đấu tranh. Và khi quyết định nhận tội họ cũng khẳng định:


"Những gì chúng tôi đang làm bây giờ là giải thích giá trị của tự do cho thế giới, thông qua lòng trắc ẩn của chúng tôi với người mà chúng tôi yêu thương, đến mức chúng tôi sẵn sàng hy sinh tự do của riêng mình” – Hoàng Chi Phong


Tình thương có sức mạnh lạ lùng, nó giúp người ta vượt mọi gian nan vì tha nhân. Những người trẻ này nhắc nhở chúng ta một thế hệ ưu tú đang bị bỏ quên trong các nhà tù Việt Nam. Họ là Phan Kim Khánh, Nguyễn văn Hoá, Nguyễn văn Oai, Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Hoàng Phúc,… 


Bạn còn nhớ vì sao họ tù tội không? Bạn có biết gì về ước mơ của họ không? Tôi may mắn được một người bạn chuyển cho mình tấm khiên cá nhân của Phúc. “Tấm Khiên Cá Nhân” là một bài tập nhỏ trong chương trình học về khả năng lãnh đạo (leadership) mà Phúc được tham dự. Trong bài tập này, Phúc phải trả lời một số câu hỏi đại loại như: 3 giá trị lớn nhất trong cuộc sống của anh, 3 người mà anh kính phục,…


Một trong những giá trị lớn nhất của Phúc là sự nghiệp chính trị. Anh muốn trở thành nguyên thủ quốc gia hay một nghị sĩ. Về ba người anh kính phục, Phúc nhắc đến những nhân vật hiển hách như Lý Hiển Long của Singapore, Tổng thống Abraham Lincohn của Hoa Kỳ, và Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật. Với tâm tư và khả năng của anh, lẽ ra Phúc phải là tương lai của đất nước. Anh tốt nghiệp Khoa Luật quốc tế và có trên dưới 500 chứng chỉ về các khoá học đào tạo chuyên ngành từ trong nước cho đến hải ngoại, trong đó có cả chứng chỉ do đại học Harvard cung cấp. Đất nước này cần sự phục vụ của những người như anh. 


th?id=OIP


TranHoangPhuc


Thế nhưng, người thanh niên đầy nhiệt huyết kia đang phải ngồi tù ở trại giam An Phước và tôi tìm thấy danh sách quà thăm nuôi mà người mẹ thương yêu của anh bảo rằng đã gởi theo nguyện vọng của con. Bà viết: “mẹ đã gửi 01 thùng 06 kg theo quy định gồm đồ trang trí Giáng Sinh, các chuỗi hạt, Thánh giá, Kinh Thánh tiếng Ja Rai – Ba Na, 200 viên kẹo ho cho các chú lớn tuổi, 04 cuốn Kinh Thánh + 06 chuỗi hạt đã làm phép…”


Tôi nghĩ đến những cuốn Kinh Thánh tiếng Ja Rai, Ba Na, tôi hình dung những dây kim tuyến cùng trái châu, ngôi sao, thánh giá trên bức tường giam lạnh lẽo của Phúc. Chàng sinh viên ước mơ trở thành nguyên thủ quốc gia của chúng ta đang muốn đem ánh sánh cùng hồng ân của thiên chúa vào nơi tù ngục. Và mặc dù chưa là một nghị sĩ, nhưng anh đang ôm lấy những bạn tù người dân tộc của mình, trao gởi cho họ niềm tin và biến những năm tháng tù đày thành những khoảnh khắc ý nghĩa. Anh làm tôi nhớ đến không gian nơi chúng ta sinh trưởng và lớn lên. Chiến tranh triền miên, chúng ta vẫn đứng lên từ những khó khăn từ những mất mát đau thương nhất. Bất kể bạn là người miền Nam hay miền Bắc, chúng ta đã được nuôi dưỡng và lớn lên bằng chất keo thiêng liêng ấy. Chúng ta gắn bó với nhau và yêu thương đất nước này biết mấy! Nếu không có cuộc nội chiến kéo dài 20 năm, chắc hẳn thế hệ chúng ta đã làm nên bao kỳ tích.


Nghĩ về Tấm Khiên của Phúc tôi nhớ đến tâm nguyện của các chiến binh thời xưa: “Hãy trở về với chiếc khiên này hoặc nằm trên nó.” Thế hệ chúng ta, những người đã đi qua chiến tranh và đã trở về với nó; nhưng chiếc khiên ngày xưa đang rỉ sét trên gác bếp !? Tâm hồn chúng ta cũng mục ruỗng khi phải chứng kiến lớp người trẻ tuyệt vọng rời bỏ quê hương bằng mọi giá và chết cóng trong những xe đông lạnh ở xứ người. Làm thế nào có thể giải thích được những gì đã xảy ra sau 45 năm. Những bất cập tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi từ thể chế chính trị yếu kém, xã hội bất ổn, giáo dục lạc hậu, cho đến môi trường ô nhiễm, … Nhưng rõ ràng tất cả đều có thể thay đổi nếu chúng ta muốn nó thay đổi. Nếu chúng ta đừng quên lý do vì sao mình có mặt ở đây, như chàng sinh viên khoa luật kia đang gắn những dây kim tuyến trên tường giam của anh. 


Đêm nay, trên trời có hàng ngàn vì sao lấp lánh. Tôi tìm kiếm ánh sáng của một vì sao nhỏ xa tít tắp cuối chân trời. Xin cám ơn món quà nhỏ của Phúc và xin được thay anh gởi đến bạn đọc chiếc khiên cá nhân của Phúc như một món quà mùa Noel. Tôi tin rằng nơi buồng giam đêm nay, anh cũng đang ngắm ngôi sao của riêng mình. Hãy luôn luôn nuôi dưỡng, nuôi lớn ước mơ của mình Phúc nhé.


Nguyệt Quỳnh 

Noel 2020

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhân dịp lễ trung thu sắp đến xin kể câu chuyện “Chú Cuội Ngồi Gốc Cây Đa” đã được một cô giáo ở trường tiểu học kể cho đám học trò nghe cách đây hơn nửa thế kỷ.
Hoá ra “chế độ hồ sơ lý lịch” là sáng tác của bác Mao, và có nguồn gốc ở tận bên Tầu cơ đấy. Thật là qúi hoá. Khi qua đến nước ta, bác Hồ vận dụng sáng tạo thêm chút xíu cho hợp với văn hoá (“đậm đà bản sắc”) Việt Nam nên hồ sơ lý lịch không chỉ tính “cho đến hết đời” mà còn kéo dài cho đến đời con và đời cháu luôn.
Trong Tù Binh và Hòa Bình, được viết ngay khi các sự kiện đang xẩy ra, Nhà Văn Phan Nhật Nam qua một lăng kính đặc thù giúp người đọc thấy được cuộc chiến khắc nghiệt sau khi quân đội Mỹ rút lui và nỗi tuyệt vọng của Miền Nam trước nỗ lực ngăn chặn chiến thắng cuối cùng của cộng sản.(lời giới thiệu của Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, Ông James Webb)
Các nhà lập quốc Mỹ và Adam Smith, Roosevelt-Keynes và Reagan-Friedman sống cùng giai đoạn nên phải đối diện với những thách đố chung vào các khúc quanh lịch sử: cách mạng cơ khí, cách mạng Nga 1917, Đại Khủng Hoảng 1929, Hitler thập niên1930, Chiến Tranh Lạnh và Việt Nam 1950-80, toàn cầu hóa 1990…
Chính vì vậy, điểm lại một số chương trình dân sinh này là điều cần thiết và để thấy rằng hành trình phát triển của cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ đã có được, bên cạnh sự cố gắng thì một phần cũng nhờ vào các chính sách, sự trợ giúp bước đầu từ nhiều đời tổng thống tiền nhiệm khác nhau trong suốt 45 năm qua.
Khi Mai Thảo và Hoàng Anh Tuấn còn trên dương thế, thỉnh thoảng, tôi cũng vẫn nghe hai ông thở ra (“anh buồn quá Tiến ơi”) y chang như thế. Chỉ có điều khác là ông nhà văn khi buồn thì thích đi uống rượu, ông thi sĩ lúc buồn lại đòi đi … ăn phở, còn bây giờ thì ông nhạc sĩ (lúc buồn) chỉ ưa nhâm nhi một tách cà phê nóng. Ai sao tui cũng chịu, miễn đến chỗ nào (cứ) có bia bọt chút đỉnh là được!
Tờ The Washington Post hôm 12/9/2020 đưa tin Thượng Nghị sỹ Bernie Sanders công khai tuyên bố nếu chiến dịch tranh cử của đảng Dân Chủ tiếp tục tập trung vào việc chỉ trích cá nhân ông Trump, ông Joe Biden có thể thua ông Trump, như bà Clinton đã thua vào năm 2016.
Đây là thời kỳ bất ổn nhất tại Hoa Kỳ, với đại dịch, biểu tình đòi bình đẳng chủng tộc, cảnh sát bạo hành và bầu cử tổng thống tất cả những điều này đã khống chế sự chú ý của người dân, theo Jonathan Obert, Phó Giáo Sư dạy về Khoa Học Chính Trị tại Trường Cao Đẳng Amberst cho biết trong bài viết đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 9 tháng 7 năm 2020. Với tất cả căng thẳng đó có thể dường như làm cho người dân đang ngày càng nắm lấy luật pháp vào trong tay của họ thường xuyên hơn. Không chỉ tại thành phố Kenosha của tiểu bang Wisconsin. Trong những tháng gần đây, đã có nhiều cuộc đối đầu qua việc gỡ bỏ tượng đài Liên Minh Miền Nam, các cuộc đụng độ qua việc sử dụng khẩu trang, các nỗ lực biểu tình chống đối – hay hăm dọa – những người biểu tình Black Lives Matter và thậm chí là sự quan tâm mới trong “những cuộc bắt bớ công dân.” Một số trong những sự kiện này đã biến thành bạo động và chết chóc một cách thảm khốc.
Để thực hiện Giấc mộng Trung Hoa, Trung Quốc nổ lực cố nắm lấy vai trò là một siêu cường lãnh đạo thế giới. Tập Cận Bình đưa ra chiến lược Một Vành Đai-Một Con Đường (Nhất Đới-Nhất Lộ), dùng đồng tiền để viện trợ, cho vay và đầu tư vào các quốc gia đang phát triển trên vành đai từ Châu Á đến Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu.
Ông Bùi Nhật Tiến, tức nhà văn Nhật Tiến và cũng là một nhà giáo, một tên tuổi trên văn đàn Việt Nam Cộng Hoà vừa qua đời. Ông ra đi để lại tiếc thương trong lòng nhiều người Việt đã sống và lớn lên tại miền Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.