Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Wikipedia & Nửa Phần Sự Thật

12/5/202011:08:00(View: 13498)

blank


Truyện dài
Thềm Hoang của nhà văn Nhật Tiến được trích dẫn và giảng dậy trong chương trình quốc văn (miền Nam) nên tôi có dịp “làm quen” với tác giả ngay từ khi vừa bước chân vào trung học. Cũng nhờ “quen biết” thế nên tôi đã lần lượt đọc hết những tác phẩm của ông, trừ cuốn Thuở Mơ Làm Văn Sĩ

Bút ký này do nhà Huyền Trân xuất bản vào năm 1973, khi tôi đã rời ghế nhà trường (theo lệnh tổng động viên) nên bỏ sót. Bốn mươi năm sau, năm 2013, Thuở Mơ Làm Văn Sĩ được tái bản nhưng tôi không cảm thấy hứng thú tìm đọc nữa vì cái “thuở mơ làm văn sĩ” đã xa lắc, xa lơ tự lâu rồi.

Thời gian đã biến giấc mộng vào thuở hoa niên thành một … cơn mộng vỡ. Thay vì trở thành một người cầm bút tăm tiếng (như ước muốn và thành tựu của nhà văn Nhật Tiến) tôi hoá ra là một kẻ cầm chai, với hơi nhiều tai tiếng, rồì cuối cùng thì trở nên một thằng nát rượu. 

Tôi cầm ly nhiều hơn cầm bút nên chả có được một tác phẩm nào ráo trọi. Loay hoay mãi, cho đến lúc cuối đời, tôi vẫn chỉ là một cây bút nghiệp dư. Viết ít nên nhuận bút không nhiều. Số tiền còm cõi này nếu chỉ dùng vào những bữa ăn “xuông” thì có thể  thừa nhưng nếu lỡ miệng gọi thêm vài ly rượu, hoặc mấy chai bia, nữa (cho dễ nuốt) thì chắc thiếu – thiếu chắc!

Trong việc viết lách, đôi lúc, tôi vẫn dùng Wikipedia tiếng Việt để tra cứu. Do vậy, tuy lợi tức vô cùng khiêm tốn – thỉnh thoảng – tôi vẫn không quên đóng góp chút đỉnh cho tổ chức phi lợi nhuận này. Cách đây vài tháng, tôi nhận được thư cảm ơn cùng với lời nhắc nhở nhẹ nhàng của ban điều hành:

[email protected] 

Oct 1, 2020, 7:21 AM

 Dear Tien,  

About a year ago, you donated $50 to keep Wikipedia online for hundreds of millions of readers. I'm surprised by and deeply grateful for your continued support. You are part of the 2% of readers who donated to support Wikipedia. We need your help again this year.

Will you renew your solidarity with a $50 donation?

This is awkward to admit, but I have to be honest: 98% of our readers don't give; they simply look the other way. And without more one-time donors, we need to turn to you, our past donors, in the hope that you'll show up again for Wikipedia, as you so generously have in the past.

Katherine Maher
Executive Director, Wikimedia Foundation
Tôi nghèo tới cỡ không thể nào nghèo hơn được nữa nên chả phải so đo, hay tính toán chi, trước những lời kêu gọi tài trợ của năm ba tổ chức công ích, có liên hệ mật thiết đến đời sống của đồng bào mình: United Nations High Commissioner for Refugees, Human Rights Watch, Amnesty International, Mạng Lưới Nhân Quyền VN, Chương Trình Tri Ân Thương Phế Binh Của Tuần Báo Trẻ Dallas … Có ít chi ít, có nhiều chi nhiều (xả láng sáng về sớm) nhưng riêng với Wikipedia thì đôi lúc cũng thấy hơi có – đôi chút – lăn tăn. 

Tuy tiện ích thật nhưng nội dung của trang mạng này mỗi lúc một thêm thiên lệch, khi viết về một số những sự kiện (hay địa danh, hoặc nhân danh) khiến nhiều nhân vật phải lên tiếng phàn nàn:

  • Blogger Cao Đắc Tuấn: “Việc năm nhạc sĩ Phạm Đình Chương vào Nam được thay đổi trong Wikipedia dường như là một nỗ lực trẻ con và tiểu nhân của NCQCS trong việc sửa lại sự thật.”

 

  • Blogger Hoàng Thanh Trúc: “Trong vài năm qua hệ thống tuyên truyền của chế độ CSVN đã rất thoải mái vận dụng ‘tài nguyên’ ngân sách và tất cả các công cụ nghiệp vụ chuyên môn để tự do sửa đổi hiệu đính thay thế tất cả các bài viết không có lợi cho chế độ CS, nhất là các bài viết như là tư liệu liên quan chiến tranh trong thời gian trước.... chúng ta lướt qua bài viết về ‘Sự kiện cuộc chiến Tết Mâu Thân 1968’ là một điển hình rất trắng trợn bôi bác sự thật dù cố sơn phết màu mè cho nó khách quan để phù hợp tiêu chí ‘bách khoa toàn thư’ ...”


  • Nhà báo Đỗ Quân: “Trên Wikipedia, về nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm, lời lẽ ở hai version tiếng Anh và tiếng Việt có một sự khác biệt thấy rõ, và các tài liệu tham khảo cũng khác nhau một trời một vực. Ở bản tiếng Anh, có cả thảy 77 cite note (ghi chú nguồn tham khảo), trong khi đó ở bản tiếng Việt có tới 125 cite note, và khi đọc xuống các nguồn tham khảo này gần 50 là tài liệu xuất bản ở Miền Bắc hay trong nước sau năm 1975. Đặc biệt, trong version tiếng Việt còn có cả phần đánh giá dài trên 2000 chữ, mở đầu bằng bình luận của báo Nhân dân!”


blank


Theo nhận xét của tôi, Wikipedia tiếng Việt thường trộn lộn thực/giả với nhau (theo phương thức tuyên truyền “bốn/sáu” –  4 giả và 6 thực) trước những vấn đề được coi là … nhậy cảm.  


Xin đan cử một trường hợp:


Tiểu sử của L.S Nguyễn Mạnh Tường  được Wikipedia trình bầy khá minh bạch – với những dữ kiện tương đối khách quan – chỉ trừ đôi câu (“nhập nhèm”) thí dụ như: “Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông được chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu văn học nước ngoài tại Viện nghiên cứu phương pháp và chương trình giáo dục thuộc Bộ Giáo dục, và là cộng tác viên của nhà xuất bản Giáo dục.” 


Câu văn thượng dẫn được chú thích là: “Theo Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1164-1165.” Tôi không có bộ tự điển này trong tay nhưng đã xem qua cuốn Kẻ bị mất phép thông công – Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức(Un Excommunité – HàNội 1954-1991: Procès d’un intellectuel) của Nguyễn Mạnh Tường, bản dịch Nguyễn Quốc Vĩ, nxb Quê Mẹ (Paris) 1992. Xin trích dẫn đôi đoạn để rộng đường dư luận: 

“Thảm cảnh đầu tiên mà tôi và gia đình phải chịu: đó là cái đói… Tôi muốn dạy tiếng Pháp tại nhà. Nhưng vừa mới bắt đầu là đã có một đám công an, chắc chắn là đã được bọn gián điệp và điềm chỉ quanh tôi báo động cho họ, xuất hiện và bảo cho tôi là dưới chế độ cộng sản không có gì là tư nhân mà được cho phép, dù chỉ là việc dạy học của những ông thầy tận tuỵ. 


Phải làm gì đây? Tôi không thể ra đạp cyclo như một số đồng nghiệp trẻ đang làm, không phải vì chuyện ‘thiên hạ xầm xì’ mà chỉ vì tôi đã không còn ở tuổi để làm chuyện đó: hoặc người ta không dám gọi tôi, hoặc nếu có, số tiền công còm cõi của một hai chuyến đi không đủ để mua thuốc cho tôi lại sức với cái thân thể đã tiều tuỵ lắm rồi.“ 

Wikipedia tiếng Việt cố “che bớt” sự bất nhân của Nhà Nước VN là điều có thể “thông cảm” được vì sự thực tàn nhẫn, và … kinh tởm quá. Vấn đề, tuy thế, không không chỉ giới hạn ở mức độ che đậy hay dấu diếm. RFA, nghe được vào hôm 11/05/2020, cảnh báo: “Hà Nội muốn chiếm quyền kiểm soát nội dung trang Wikipedia tiếng Việt.”
Có cái gì mà Hà Nội không muốn kiểm soát, kể cả những cái bao cao su (xem đã qua xử dụng hay chưa) trong khách sạn. Chủ Tịch Hội Đồng Chỉ Đạo Biên Soạn Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, PTT Vũ Đức Đam, đã từng tuyên bố (không ngượng miệng) rằng: “Bộ Bách khoa toàn thư phải là tri thức cơ bản về Việt Nam đặc biệt là tri thức ứng dụng cho đất nước, phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.”
Qua tay nhồi nặn của nhà nước toàn trị hiện hành thì Wikipedia tiếng Việt – tất nhiên – cũng thế, cũng chỉ là một nơi để Ban Tuyên Giáo tha hồ … múa gậy vườn hoang!
Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh phản ứng: “Đương nhiên, với những chế độ độc tài, sự thực là thứ nó rất khiếp sợ, nên sẽ tìm mọi cách can thiệp bóp méo sự thực theo ý mình để lừa dối dân chúng. Wikipedia không là ngoại lệ. Người dân yêu chuộng tự do sẽ có ý thức để chung tay làm trang thông tin này ngày càng hoàn thiện….”
Anh Ba Sàm nói không sai nhưng e chưa hết lẽ. Người dân Việt Nam cũng phải tất bật hối hả lo chạy tối tăm mặt mũi cả đời: chạy trường, chạy việc, chạy chức, chạy cơm/chạy cơm (giữa một xứ sở mà quả trứng cõng tới 14 loại thuế phí) rồi lại phải chạy đua này để giành giật sự thực với cái chế độ (thổ tả) này nữa sao?
Sức người có hạn thôi (chớ bộ!) sao mà chịu đời cho thấu?
Từ Canada, bác Đỗ Quân đề nghị một giải pháp nghe “có vẻ” dễ thực hiện hơn:

 

“Cộng đồng Việt hải ngoại có hàng trăm ngàn vị thức giả và hàng trăm ngàn tài liệu, thậm chí hàng chục ngàn vị còn là nhân chứng của những sự kiện được viết một cách thiên lệch trên Wikipedia. Rất nhiều vị nay đang thảnh thơi, có điều kiện để dạo chơi trên net. Nhưng trong số đó, rất tiếc có một số vị dùng quá nhiều thời giờ trên mạng để chuyển qua chuyển lại những thông tin vớ vẩn, những email lên án, buộc tội, hay bôi nhọ lẫn nhau. Phải chăng đã đến lúc các vị đó nên dùng số thời giờ và năng lực quý báu ấy để nhảy vô wikipedia biên tập lại một vài bài viết thiếu sự trung thực?”

Đúng thế nhưng phải chờ cho trận chiến Trump/Biden ngã ngũ và xong xả đã, chứ hiện nay thì qúi vị “thức giả” (ngoại cũng nội) đều bận lắm. Họ còn đang bận rẩy mực lên mặt của nhau. Cứ đợi đấy! 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.