Hôm nay,  

Tạ Ơn Mảnh Đất Hứa Của Người Di Dân

11/25/202011:43:00(View: 4756)
Pic 1 Murphy
Nữ Dân biểu Stephanie Murphy(Đặng Thị Ngọc Dung)

Pic 2 tram-nguyen
Nữ Dân biểu Trâm Nguyễn

Pic 3 Thai my linh
Nữ Dân biểu Thái Mỹ Linh

Pic 4 Bee nguyen
Nữ Dân biểu Bee Nguyễn

Pic 5 Nguyen.Rochelle.372
Nữ Dân biểu Rochelle Nguyễn

Qua bao nhiêu mùa lễ Tạ Ơn trên đất Hoa Kỳ, năm nào tôi cũng thầm tạ ơn đất nước này đã cho tôi một nếp sống tự do, một mái nhà ấm cúng dung dưỡng gia đình tôi từ ngày tôi rời Việt Nam. Năm nay là lần đầu tiên tôi nghĩ mình nên trải lòng biết ơn sâu xa này xuống mà nói thành lời. Nguyên nhân chính có lẽ vì biến cố đại dịch và sự mâu thuẫn chính trị của nước Mỹ tác động mạnh đến tôi và cuộc sống của triệu triệu người dân. 

Đã có bao người di dân đến đất nước này lập nghiệp đã và đang cám ơn đất nước này trước tôi từng giờ, từng phút. Tôi xin đất nước này nhận thêm một đoá hoa xanh màu lá còn tươi nhựa nguyên cắm xuống đất nước tự do đầy cơ hội cho những người di dân .

Tôi ít khi nào nghĩ mình được hãnh diện khi làm 1 người tị nạn trên mảnh đất màu mỡ những văn hoá và ngôn ngữ này. Thế mà mặc cảm thua kém của ngày xa xưa phai nhạt dần cho đến ngày hôm nay sau một thay đổi lớn xảy ra trên chính trường đã làm tôi phải suy ngẫm và cảm thấy tự hào cho chính mình và các người tị nạn Việt Nam nói riêng và những người di dân da màu nói chung. Điều khiến tôi tràn đầy hạnh phúc là tiếng nói và vị trí của người thiểu số da màu đã, đang, rồi sẽ được vang xa cùng được lắng nghe một cách chú trọng và đúng đắn.  

Con số đại diện của các vị dân cử người Việt ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới càng lúc càng tăng. Đặc biệt là vị trí của người phụ nữ Việt Nam trên chính trường ngày càng rõ nét. Ai cũng biết bao lâu này Quận Cam là nơi đông đảo người Việt ngụ cư và cũng là nơi có nhiều vị dân cử Việt Nam được bầu lên. Lá phiếu của người Việt từ lâu đã là sức mạnh của tiếng nói và quyền lợi của chúng ta ở bất cứ nơi nào mình sinh sống. Qua bao thăng trầm, các ứng cử người Việt lần lượt thay nhau đảm nhận các chức vụ hành chánh và dân cử trong các nhiệm kỳ bầu cử. Lớp người trẻ lớn lên, có học và nhiều tâm huyết ra ứng cử đông đến bất ngờ. Ngạc nhiên hơn cả là Phụ Nữ Việt xuất hiện trong danh sách ứng cử năm 2020 ở Mỹ đặc biệt gây chú ý và đã thắng cử với các con số dẫn đầu đã khiến tôi kinh ngạc. Năm phụ nữ Việt Nam đã tái đắc cử ở nhiệm kỳ thứ hai trong các  chức vụ dân cử như Dân Biểu Hạ Viện và Dân Biểu Tiểu Bang đã là một vinh dự hiếm có cho cộng đồng người Việt hải ngoại. 

Bà Stephanie Murphy (Đặng Thị Ngọc Dung), tái đắc cử chức Dân Biểu Hạ Viện Hoa Kỳ tại Địa Hạt 7 của tiểu bang Florida. Nữ Luật sư Trâm Nguyễn, giữ ghế Dân Biểu Tiểu Bang Massachusetts địa hạt 18 và tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Dược Sĩ Thái Mỹ Linh cũng tái đắc cử Dân Biểu Tiểu Bang Washington, Hạt 41, Quận King. Cô Bee Nguyễn không có đối thủ tại Georgia và tái đắc cử chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang ở Hạt 89. Luật Sư Rochelle Nguyễn bỏ xa đối thủ để tái đắc cử chức Dân Biểu Tiểu Bang Nevada, Hạt 19. 

Ngoài ra, ở California, Cựu Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Janet Nguyễn ra ứng cử lần này đã chiến thắng chức Dân Biểu Tiểu Bang California hạt 72. Dược Sĩ Kimberly Hồ tái đắc cử Nghị Viên Thành Phố Westminster. Tại Garden Grove, nữ Nghị Viên Kim Bernice Nguyễn tái đắc cử trong chức vị cũ. Trong cuộc đua ủy viên Học Khu Garden Grove, bà Dina Nguyễn lại tái đắc cử. Tại thành phố Santa Ana, cô Thái Việt Phan dẫn trước nhóm bốn ứng cử viên dành chức nghị viên thành phố. Còn bà Hồng Alyce Văn, vẫn tại chức vụ Nghị viên Thành Phố Stanton cho đến nay. 


Nhìn lại quá trình phụ nữ gốc Việt thắng cử từ năm 2014, chỉ có 4, năm 2016 tăng lên 7, đến 2020 đã đến con số 11. Kết quả tăng gấp ba là một con số đáng khích lệ. Tôi tự hỏi lý do tại sao, người phụ nữ Việt lại mạnh dạn và hăng hái ra ứng cử và đạt thắng lợi trên chính trường như vậy? Tìm hiểu thêm, tôi nghĩ câu trả lời có thể nằm trong những lý do chính sau đây. 

- Chính trị: Phần lớn các nữ ứng cử viên Việt đều đại diện cho đảng Dân Chủ. Trang lịch sử Hoa Kỳ vừa lật qua giai đoạn một người phụ nữ da màu được bầu làm Phó Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2020. Bà Kamala Harris, là người Mỹ gốc Á đầu tiên, và là phụ nữ thứ ba tranh cử phó tổng thống của một đảng lớn, sau Geraldine Ferraro năm 1984 và Sarah Palin năm 2008. Bà Harris, có mẹ là người Ấn Độ và cha là người Jamaica, đã đạt được một số cột mốc lịch sử trong sự nghiệp của mình. Trong diễn từ thắng cử của bà có câu đã mở ra một chân trời hứa hẹn tương lai tươi sáng cho người phụ nữ sống trong nền dân chủ Hoa Kỳ, "Tôi có thể là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận cương vị này, tôi sẽ không phải là người phụ nữ cuối cùng. Bởi vì mỗi bé gái đang theo dõi chương trình đêm nay sẽ thấy rằng đây là một đất nước của những điều như thế này có thể xảy ra.".

- Giáo dục: Người phụ nữ Việt ở Mỹ được hưởng một nền giáo dục miễn phí, tân tiến và tốt nhất thế giới từ Mẫu Giáo cho đến Trung Học. Khác với trong nước, phụ nữ Việt ở Hoa Kỳ đạt trình độ giáo dục cao hơn tới Đại Học và Cao Học là chuyện thường. 

- Có việc làm: Hầu như người phụ nữ nào ở Mỹ cũng đều phải đi làm để mưu sinh nên có lợi tức khiến họ tự tin hơn trong gia đình và dễ thích ứng hơn khi bước ra ngoài xã hội. 

Tôi xin phép tản mạn một chút nhân đọc một bài viết của Giáo Sư Rogelio Sáenz, Professor of Demography, The University of Texas, San Antonio. Xin phép trích một đoạn nhỏ "Trong những thập kỷ tới, người da màu sẽ có mặt ngày càng nhiều trong tất cả các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ, trong giáo dục đại học, lực lượng lao động và cử tri. Người Mỹ đã nhìn thấy hậu quả của những thay đổi nhân khẩu học này trong giáo dục đại học. Từ năm 2009 đến năm 2017, số lượng sinh viên đại học da trắng ở Hoa Kỳ đã giảm 1,7 triệu người, trong khi số lượng sinh viên đại học gốc Latinh tăng 1,1 triệu người. Ngoài ra, các dự báo của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho thấy, từ năm 2014 đến năm 2024, tỷ lệ người da trắng trong lực lượng lao động dân sự đang giảm, trong khi tỷ lệ người da màu được ước tính sẽ tăng lên. Hơn nữa, người da màu sẽ ngày càng trở thành một phần trong danh sách cử tri và nhóm những người tìm kiếm văn phòng chính trị trong những thập kỷ tới." 

Do đó không riêng gì những người phụ nữ Da Màu có một tương lai tốt đẹp mà toàn thể người Da Màu đều có cơ hội thắng cử ở Hoa Kỳ. Sau cùng tôi xin chân thành Tạ Ơn nước Mỹ, đất của cơ hội đã cho tôi hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, một đời sống hạnh phúc, một gia đình ấm cúng và một nền dân chủ tự do tuyệt vời.

Trịnh Thanh Thủy 

Tài Liệu tham khảo 

-Children of color projected to be majority of U.S. youth this year

https://www.pbs.org/newshour/nation/children-of-color-projected-to-be-majority-of-u-s-youth-this-year

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.