Hôm nay,  

Chính Sách Của Biden Về Kỳ Thị Chủng Tộc, TCPV Và Đối Ngoại

13/11/202000:00:00(Xem: 8055)
CHINH-SACH-CUA-BIDEN-01

Tổng Thống đắc cử Joe Biden và Phó Tổng Thống đắc cử Kamala Harris phát biểu với những người ủng hộ họ tại Trung Tâm Chase tại Thành Phố Wilmington thuộc Tiểu Bang Delaware hôm 7 tháng 11 năm 2020 sau khi được công bố là những người thắng cử. Trong hình còn có phu nhân của ông Biden là Jill Biden, và phu quân của bà Harris là Doug Emhoff. (Photo Getty Images)

 

Joe Biden đã đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 năm 2020. Câu hỏi mà nhiều người muốn biết là chính phủ Biden có chính sách như thế nào đối với các vấn đề đối nội và đối ngoại trong 4 năm tới. Giáo Sư Brian J Purnell dạy về môn Châu Phi Học và Lịch Sử tại Đại Học Bowdoin,Giáo Sư Morgan Marietta dạy về môn Khoa Học Chính Trị tại Đại Học University of Massachusetts Lowell, và Giáo Sư Neta C. Crawford dạy môn Khọc Học Chính Trị và là Khoa Trưởng tại Đại Học Boston University đã có bài tìm hiểu và phân tích các chính sách của chính phủ Biden về vấn đề kỳ thị chủng tộc, Tối Cao Pháp Viện và Đối Ngoại. Việt Báo xin dịch bài viết này được đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 7 tháng 11 năm 2020 để độc giả tưởng lãm.
 
*******
 
Công chúng Mỹ đã lên tiếng và lần đầu tiên trong một thế hệ đã bác bỏ vị tổng thống tại chức thêm nhiệm kỳ thứ hai.

Nhiệm kỳ của Tổng Thống Donald Trump đã kéo dài 4 năm, nhưng trong thời gian đó ông đã lôi kéo chính sách về nhiều vấn đề quan trọng đi theo chiều hướng mới hoàn toàn.

Chiến thắng của Joe Biden, được xác nhận bởi hãng thông tấn Mỹ AP vào gần trưa ngày 7 tháng 11, đưa ra cơ hội tái dựng lại chương trình nghị sự của Bạch Ốc và đặt nó vào một đường hướng khác.

Ba học giả thảo luận về những gì mà chức vụ tổng thống của Biden có thể có trong 3 lãnh vực chính: kỳ thị chủng tộc, Tối Cao Pháp Viện và chính sách đối ngoại.
 
Kỷ thị chủng tộc, cảnh sát và các cuộc biểu tình Black Lives Matter
 
Bốn năm tới dưới thời chính phủ Biden sẽ có thể chứng kiến nhiều cải thiện trong công bằng chủng tộc. Nhưng đối với nhiều người, nó sẽ là chướng ngại để làm sạch: Tổng Thống Donald Trump đã coi nhẹ bạo động chủng tộc, khuyến khích những người cực hữu và mô tả Black Lives Matter là “biểu tượng của thù hận” trong nhiệm kỳ 4 năm của ông.

CHINH SACH CUA BIDEN 02

George Floyd người đã bị cảnh sát da trắng đè cổ tới chết đã làm bùng lên các cuộc biểu tình toàn nước Mỹ chống kỳ thị chủng tộc và cảnh sát bạo hành.(www.theconversation.com)


Theo các thăm dò, thực tế hầu hết người Mỹ đều đồng ý rằng các quan hệ chủng tộc đã xấu đi dưới thời ông Trump.

Trong khi Biden một cách nào đó không giống tổng thống thúc đẩy chương trình nghị sự về chủng tộc. Trong thập niên 1970s, ông chống lại kế hoạch xe buýt và ngăn chận các nỗ lực tách biệt trường học tại Delaware, tiểu bang nhà của ông. Và giữa thập niên 1990s ông đã thắng một dự luật tội phạm mà làm cho tỉ lệ giam giữ người Da Đen tồi tệ hơn. Ông đã làm hỏng cuộc điều trần mang Clarence Thomas tới Tối Cao Pháp Viện bằng việc cho phép các thượng nghị sĩ Cộng Hòa bỏ qua lời khai thiệt hại của Anita Hill về sự sách nhiễu tình dục của Thomas và bằng việc không cho phép những phụ nữ Da Đen khác điều trần.

Nhưng đó là chuyện đã xưa rồi.

Trong cuộc vận động tranh cử năm 2020, Tổng Thống đắc cử Biden thường phát biểu về các vấn đề bắt nguồn từ sự kỳ thị chủng tộc có hệ thống. Nhiều cử tri hy vọng rằng các hành động của ông trong 4 năm tới phải phù hợp với những lời phát biểu trong cuộc vận động tranh cử của ông.

Một lãnh vực mà chính phủ Biden sẽ chắc chắn giải quyết là cảnh sát và công bằng chủng tộc. Bộ Tư Pháp có thể chịu trách nhiệm cải tổ cảnh sát bằng cách trở lại các thực hiện mà chính phủ Obama đã thi hành để giám sát và cải tổ các ty cảnh sát, như việc sử dụng các mức độ đồng ý. Những cải tổ khó hơn đòi hỏi việc khắc phục cách giam giữ hàng loạt tạo ra việc tước quyền cử tri rộng rãi trong các cộng đồng người Mỹ Da Đen và La Tinh.

“Chính phủ của tôi sẽ khuyến khích các tiểu bang tự động phục hồi quyền bỏ phiếu cho các cá nhân đã bị kết tội đại hình một lần mà họ đã thi hành bản án của họ,” theo Biden nói với báo The Washington Post.

Việc giết George Floyd vào đầu năm nay đã làm hồi sinh bàn thảo về việc giải quyết sự kỳ thị chủng tộc có hệ thống qua các thay đổi nền tảng trong các ty sở cảnh sát buộc cảnh sát chịu trách nhiệm đối với hành vi sai trái và sử dụng sức mạnh thái quá. Chưa rõ là bằng cách nào Tổng Thống đắc cử Biden sẽ đi trên con đường này. Nhưng việc nhắc lại những lời của thần tượng dân quyền và Dân Biểu John Lewis vừa qua, ông ít nhất đã cho thấy tại Đại Hội Toàn Quốc Đảng Dân Chủ rằng nước Mỹ đã sẵn sàng để làm việc tận tụy để “bứng gốc việc kỳ thị chủng tộc có hệ thống.”

Biden có thể giúp giải quyết cách người Mỹ suy nghĩ về và đương đầu với những thành kiến chủng tộc chưa được khắc phục qua việc đảo ngược sắc lệnh của chính phủ trước cấm huấn luyện và hội thảo chống kỳ thị chủng tộc. Trong việc làm như thế, Biden có thể thực hiện dựa trên nghiên cứu tâm lý về thành kiến để biến nơi làm việc, trường học và các cơ quan chính phủ Mỹ trở thành những nơi bình đẳng, công bằng.

Tiến bộ chống lại sự kỳ thị có hệ thống sẽ là chậm chạp, một cuộc chiến khó khăn. Lợi ích nhiều hơn tức thì đối với các cộng đồng da màu có thể đến qua sự ứng phó đại dịch Covid-19 của Biden – sự thất bại của chính phủ Trump để ngăn chận sự lây lan của vi khuẩn corona đã đưa tới nhiều người thiệt mạng và các hệ quả kinh tế mà đã tụt giốc không đồng đều đối với các nhóm thiểu số da màu và chủng tộc.

Về các vấn đề liên quan đến chủng tộc tại Hoa Kỳ, hầu hết người Mỹ đều đồng ý rằng thời đại của Trump đã nhìn thấy bức tranh tồi tệ nhất. Tin vui đối với Biden làm tổng thống là mọi thứ chỉ có thể tốt hơn.
 
Tối Cao Pháp Viện
 
Bất kể sự thật là cử tri Mỹ đã giúp Dân Chủ nắm được tổng thống, Tối Cao Pháp Viện bảo thủ sẽ tiếp tục phán quyết về bản chất và mức độ của các quyền hiến định.

CHINH SACH CUA BIDEN 03

Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện mới được TT Trump đề cử Amy Coney Barrett và Thẩm Phán Clarence Thomas. (www.theconversation.com)


Những quyền tự do này được tòa xem là “ngoài tẩm với của đa số,” có nghĩa là họ được dự định sẽ không bị tiêm nhiễm từ niềm tin thay đổi của cử tri.

Tuy nhiên, những người được đề cử bởi Dân Chủ và Cộng Hòa có khuynh hướng có quan điểm rất khác về các quyền mà Hiến Pháp bảo vệ và để cho phán quyết đa số.

Triết lý tư pháp có ưu thế của đa số bảo thủ -- loại giải thích pháp lý về Hiến Pháp – nhìn thấy các quyền như sức mạnh nhưng bị hạn chế. Sự bảo vệ các quyền được thừa nhận rõ ràng bởi Hiến Pháp, như quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và báo chí và tự do mang súng, sẽ gia tăng mạnh hơn trong 4 năm tới. Nhưng sự bảo vệ các quyền mở rộng mà tòa án đã cho thấy trong thành ngữ “thủ tục pháp lý” trong Tu Chính Án Thứ 14, gồm các quyền riêng tư hay quyền sinh sản, có thể sút giảm.

Chính phủ Biden sẽ có thể không đồng ý với các phán quyết trong tương lai của tòa án về quyền bỏ phiếu, quyền đồng tính, quyền tôn giáo hay quyền của những người không phải công dân. Giống như trên đối với bất cứ quyền nào về phá thai, súng, án tử hình và di dân. Nhưng có ít điều mà Tổng Thống đắc cử Biden có thể làm để kiểm soát tư pháp độc lập.

 Không vui với những gì mà đa số bảo thủ mạnh tại tòa có thể làm – gồm việc có thể đảo ngược Luật Chăm Sóc Vừa Túi Tiền (ACA) – nhiều nhà Dân Chủ đã ủng hộ các biện pháp để thay thế những gì tòa án có thể làm và cách nó hoạt động, dù chính Biden không nói ra lập trường rõ ràng.

Các chọn lựa được đề nghị gồm hạn chế nhiệm kỳ, thêm tuổi về hưu, tước quyền tài phán của tòa án đối với luật liên bang cụ thể, hay gia tăng chiều kính của tòa án. Chiến lược này được biết trong lịch sử là thêm thẩm phán vào Tối Cao Pháp Viện.

Ruth Bader Ginsburg đã chống lại việc mở rộng tòa án, nói với NPR vào năm 2019 rằng “nếu bất cứ điều gì làm cho tòa án trông đảng phái, thì nó là --- một bên nói, ‘Khi chúng tôi trong quyền lực, chúng tôi sẽ mở rộng số chánh án, để chúng tôi có thêm người sẽ bỏ phiếu theo cách mà chúng tôi muốn họ làm.’”

Hiến Pháp không thiết lập số thẩm phán tại tòa, thay vì vậy để điều đó cho Quốc Hội. Số đã được đặt ra 9 người kể từ thập niên 1800s, nhưng Quốc Hội có thể thông qua luật mở rộng số thẩm phán tới 11 hay 13, tạo thêm 2 nay 4 ghế mới.

Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự đồng thuận bởi hai viện Quốc Hội.

Cộng Hòa có vẻ duy trì sự kiểm soát hẹp Thượng Viện. Có thể chia 50/50, nhưng điều đó sẽ không rõ cho đến tháng 1 khi Georgia tổ chức 2 cuộc bầu cử bất thường. Bất cứ sự cải tổ nào được đề xuất về tòa án sẽ là khó khăn, nếu không muốn nói là không thể được, để thông qua dưới Quốc Hội bị chia rẽ.

Điều này khiến cho chính phủ Biden hy vọng đối với các vụ về hưu mà có thể thay đổi từ từ sự quân bình lý tưởng của tòa án.

Một trong những người có thể là Thẩm Phán Clarence Thomas, 72 tuổi và là thành viên phục vụ lâu nhất của tòa án hiện nay. Samuel Alito thì 70 tuổi và Chánh Thẩm Phán John Roberts thì 65 tuổi. Trong ngành nghề khác, có thể mọi người sớm về hưu, nhưng tại Tối Cao Pháp Viện thì ít có. Với 3 thẩm phán bảo thủ khác ở độ tuổi 40 hay 50, chính phủ Biden có thể hoàn toàn xung đột với tòa án trong thời gian tới.
 
Đối ngoại và quốc phòng
 
Tổng Thống đắc cử Biden đã ra dấu hiệu ông sẽ làm 3 việc để đặt lại chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Thứ nhất, Biden sẽ thay đổi phong thái của các quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ. Cương lĩnh của Đảng Dân Chủ gọi lãnh vực chính sách đối ngoại quân sự của họ là “làm mới quan hệ của Mỹ” và nhấn mạnh ngoại giao như là “phương tiện của kế sách đầu tiên.”

CHINH SACH CUA BIDEN 04
Các binh sĩ Hoa Kỳ tại Afghanistan.(www.theconversation.com)

Biden có vẻ thật sự tin vào ngoại giao và có ý định sửa chữa lại các mối quan hệ với các đồng minh của Hoa Kỳ mà đã bị tổn thương 4 năm qua. Ngược lại, trong khi Trump, theo một số người nói, là rất thân thiện với Tổng Thống Nga Vladimir Putin, gọi ông là “người tuyệt vời,” Biden sẽ có vẻ khó hơn với Nga, ít nhất về mặt lời lẽ.

Sự thay đổi phong thái này cũng sẽ gồm việc tham gia lại một số hiệp ước và thỏa thuận quốc tế mà Hoa Kỳ đã bãi bỏ dưới chính phủ Trump. Quan trọng nhất của những điều này gồm Hiệp Ước Khí Hậu Paris, mà Hoa Kỳ đã chính thức rút khỏi từ ngày 4 tháng 11, và phục hồi lại tài trợ cho Nhóm Liên Chính Phủ Về  Biến Đổi Khí Hậu của  Liên Hiệp Quốc.

Nếu Hoa Kỳ muốn gia hạn hiệp ước vũ khí nguyên tử START Mới, thương lượng kiểm soát vũ khí với Nga vì đã hết hạn trong tháng 2, chính phủ Biden sắp tới sẽ phải làm việc với chính phủ sắp ra đi về sự gia hạn. Biden cũng đã ra dấu hiệu muốn tham gia trở lại thương lượng nguyên tử với Iran mà đã bị Trump loại bỏ, nếu và khi nào Iran trở lại với các hạn chế về việc xây cất hạ tầng cơ sở nguyên tử đã được nêu ra bởi hiệp ước.

Thứ hai, ngược với những gia tăng lớn trong chi tiêu quân sự dưới thời Trump, Tổng Thống đắc cử Biden có thể thực hiện các cắt giảm vừa phải trong ngân sách quân sự của Hoa Kỳ. Dù ông đã nói rẵng những cắt giảm không “chắc chắn xảy ra” dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông, Biden đã ám chỉ về sự hiện diện quân sự nhỏ hơn tại hải ngoại và sẽ thay đổi một số ưu tiên tại Bộ Quốc Phòng bởi, chẳng hạn, nhấn mạnh vào các loại vũ khí kỹ thuật cao. Nếu Thượng Viện – mà phải phê chuẩn bất cứ hiệp ước nào – việc chuyển sang kiểm soát của Dân Chủ, thì chính phủ Biden có thể thực hiện thêm nhiều bước tham vọng trong mục tiêu kiểm soát nguyên tử bằng việc theo đuổi các cắt giảm nhiều hơn với Nga và việc phê chuẩn Hiệu Ước Cấm Thử Nghiệm Toàn Diện.

Thứ ba, chính phủ Biden có vẻ sẽ tiếp tục một số ưu tiên chính sách đối ngoại của Bush, Obama và Trump. Đặc biệt, trong khi chính phủ Biden sẽ tìm cách chấm dứt cuộc chiến tranh tại Afghanistan, chính phủ của ông cũng sẽ tiếp tục tập trung vào việc đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo và al-Qaida. Biden đã nói rằng ông sẽ giảm 5,200 binh sĩ Hoa Kỳ hiện nay tại Afghanistan xuống còn từ 1,500 tới 2,000 quân nhân hoạt động trong khu vực trong vai trò chống khủng bố. Chính phủ Biden sẽ tiếp tục hiện đại hóa vũ khí nguyên tử toàn diện và hiện đại hóa các chương trình tân trang không quân và hải quân đã bắt đầu dưới thời chính phủ Obama và đã tăng tốc và mở rộng dưới thời Trump, chỉ bởi vì chúng là phổ biến với các thành viên của Quốc Hội là những người nhìn thấy các công việc mà chúng cung cấp tại những tiểu bang của họ.

Và giống như các chính phủ Bush, Obama và Trump, chính phủ Biden sẽ ưu tiên các mối đe dọa kinh tế và quân sự mà họ tin là do Trung Quốc gây ra. Nhưng, phù hợp với sự nhấn mạnh vào ngoại giao, chính phủ Biden cũng sẽ làm việc nhiều hơn để kềm chế Trung Quốc thông qua việc can dự ngoại giao và bằng cách làm việc với các đồng minh trong khu vực của Hoa Kỳ.  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.