Hôm nay,  

Người Việt của Nước Mỹ: Tôi Hoạt Động Chính Trị Thay Thế Cho Mẹ Tôi

07/10/202009:35:00(Xem: 4678)

Mẹ tôi, một người nhập cư gốc Việt, không hiểu tại sao tôi cứ dính vào chính trị. Bà không quan tâm đến chính sách. Bà quan tâm là tôi kiếm được một bạn trai tử tế sẽ săn sóc tôi. Bà không biết các nhà đại diện lập pháp của bà là ai và chắc chắn bà không muốn nói chuyện với họ. Tuy nhiên, bà rất không vui vì tôi không gọi điện thoại cho bà thường xuyên đủ.

 

Tuy thế, người mẹ nhập cư gốc Việt của tôi biết cách nuôi dưỡng 4 đứa con gái có tính độc lập và cho chúng tôi học hết đại học. Lúc tôi còn đang lớn, mẹ tôi làm việc 12 tiếng mỗi ngày, 7 ngày một tuần, tại một xưởng may quần áo để gom góp cho đủ cuộc sống cho mấy đứa con. Vậy chứ bà vẫn đánh thức tôi dậy để ăn sáng và sửa soạn thức ăn trưa cho tôi mang theo đến trường. Hàng ngày. Phần thưởng cho công lao nuôi tôi, đứa nhỏ nhất, đến tuổi trưởng thành là bị mất bảo hiểm sức khỏe Medicaid. Và là người làm lao động khoán, bà không được chủ cấp bảo hiểm sức khỏe, bất kể có làm việc bao nhiêu tiếng đi nữa.

 

Người mẹ nhập cư gốc Việt của tôi không phát âm nổi tên của ngôi trường của tôi, chứ đừng nói gì viết thư gửi Quốc hội. Những người mẹ như mẹ tôi không dồi dào tiền bạc, nhưng họ xứng đáng được có nhân phẩm và bảo hiểm sức khỏe như mọi người. Những người mẹ như mẹ tôi bây giờ được Đạo Luật Chăm Sóc Sức Khỏe Với Giá Cả Phải Chăng (ACA) bảo vệ, nhưng những điều này và còn nhiều điều nữa đang bị đe dọa, nhất là cho những phụ nữ nhập cư.

 

Người mẹ nhập cư gốc Việt của tôi nào hiểu tại sao tôi dính vào chính trị như vậy, nhưng bà chỉ cần soi gương. Tháng 11 này tôi sẽ bầu cho các bà mẹ như mẹ tôi. 

 

Linh Chương đang hoàn thành luận án tiến sĩ trong ngành Chính sách và Quản trị Y tế tại Đại học UCLA Fielding School of Public Health. Linh Chương là thành viên của PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến và gửi bài từ Los Angeles, California.



***


Nguoi Viet of America: 
I Am Political for My Vietnamese Immigrant Mom


By Linh Chuong


My Vietnamese immigrant mom doesn't understand why I'm so political. She doesn’t worry about policies. She worries I won’t find a nice boy to marry and take care of me. She doesn’t know her legislators and she definitely doesn’t want to talk to them. She is, however, upset that I don’t call her often enough.


But, my Vietnamese immigrant mom knew how to raise four independent daughters and send us all to college. When I was growing up, my mom worked 12 hours a day, seven days a week in a garment factory trying to piece together a life for her kids. Yet, she still woke me up for breakfast and packed my lunch. Every day. Her reward for raising me, her youngest, to adulthood was losing her Medicaid health insurance. And as contracted labor, she had no employer-sponsored health insurance, no matter the hours she worked. 


My Vietnamese immigrant mom can't pronounce my school's name, let alone write a letter to Congress. Mothers like mine can't afford much, but they deserve dignity and healthcare as much as anyone else. Mothers like mine are now protected from coverage gaps because of the Affordable Care Act (ACA), but all that and more is at risk, especially for immigrant women. 


My Vietnamese immigrant mom doesn't understand why I'm so political, but she just has to look in the mirror. This November I vote for moms like mine. 


blankblank

 

Linh Chuong is a PhD candidate in Health Policy and Management at the UCLA Fielding School of Public Health. She is a member of PIVOT, the Progressive Vietnamese American Organization and sends this article from Los Angeles, California.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.