Hôm nay,  

Nhìn Về Đại Hội XIII

17/08/202011:42:00(Xem: 2336)

Dao Nhu                                                  

                                                  

 Đầu tháng 1 năm 2021, Đai hội XIII của ĐCSVN sẽ đối mặt với những khó khăn về nhân sự, nhất là ai sẽ nắm giữ chức TBT/ĐCSVN nếu ông Nguyễn Phú Trọng bằng lòng rũ áo từ quan. Có sự tranh giành cái ghế TBT giữa đương nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (gốc người Trung) với đương nhiệm Thường Trực Ban Bí Thư / T.Ư Đ. Trần Quốc Vượng (gốc người Bắc). Đó là chưa nói đến, sự phấn đấu âm thầm của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đương nhiệm chủ tịch Quốc Hội, người phụ nữ của Dáng Đứng Bến Tre quê hương của Đồng Khởi, lịch lãm, duyên dáng nhưng cũng đanh thép, cả quyết khi cần thiết.

Có một truyền thống: phải là người công sản VN gốc Bắc mới được quyền nắm giử chức TBT/DCSVN. Dựa trên truyền thống bất thành văn này, Carl Thayer nói với đài VOA rằng các ông Trần Quốc Vượng, Phạm Binh Minh, Vương Đình Huệ, Lương Cường, Phan Đình Trạc và bà Trương Thị Mai sẽ nắm toàn bộ các chức năng lãnh đạo ĐCSVN sau đại hôi XIII:

- TBT/ĐCSVN sẽ là ông Trần Quốc Vượng

- Chủ Tich Nước sẽ là ông Phạm-Bình-Minh

- Chủ Tịch quốc hội sẽ là bà Trương Thị Mai

- Thủ tướng Chinh phủ sẽ là Vương Đình Huệ

- Bộ trưởng Quốc Phòng sẽ là Tướng Lương Cường

- Bộ trưởng công an la ông Dương Đình Trạc

https://voatiengviet.com/a/he-lo-cac-nhan-vat-lanh-dao-hang-dau-cua-viet-nam-sau-dai-hoi-dang-13/5541998.html

Không hiểu vô tinh hay cố ý Thayer có vẻ cường điệu khi đưa tên những người lãnh đạo trong tương lai ngay sau khi đai hội XIII toàn là người cộng sản miền Bắc, không một người Nam hoặc Trung. Dù sao Carl Thayer chỉ nói với đài VOA, nghĩa là người Mỹ nói chuyên với người Mỹ, họ chia sẻ ý tưởng và tầm nhìn của họ về tương lai chính trị Việt Nam. 

Từ tháng 10-2019, tôi có bài nhận định: "Việt Nam, từ Nguyễn Phú Trọng đến Phạm Bình Minh": https://vietbao.com/a295980/viet-nam-tu-nguyen-phu-trong-den-pham-binh-minhtrong đó tôi có đưa ra ý kiến, Phó Thủ Tướng, Ngoại Trưởng Phạm Binh Minh là một ứng cử viên sáng giá cho vị trí TBT cũng như Chủ Tịch Nước. Vốn dĩ là một Thạc sỹ về ngành Ngoại giao của phân khoa Tufts- Flutcher School of Law- thuộc University Masachussetts năm 1994. Năm 2001-2003 ông đã là Phó đại sứ quán của Viêt Nam tại Mỹ. Tháng 8-2011 Phạm Bình Minh nắm giử chức Bộ trưởng Ngoại giao cho đến nay đúng 9 năm. Tháng 11 năm 2013 ông kiêm nhiệm chức phó Thủ Tướng cho đến nay. Do đó ngoại trưởng Phạm Bình Minh có background của một nhà ngoại giao chuyên về Tây Bán Cầu, ông hiểu biết sâu sắc văn hóa Mỹ và thân thiện với xã hội Mỹ cũng như Âu Châu. Đây là một kinh nghiệm rất cần thiết cho một nhà lãnh đạo theo đuổi một nền ngoại giao đa phương và một thể chế đa nguyên dân chủ...

Nhưng trong một sự kiên khá bất ngờ: tại lễ tang của cố TBT Lê Khả Phiêu hôm 14-8-2020, được biết đoàn lễ tang gồm có  35 người của ĐCSVN  và ông Trọng làm Trưởng ban lễ tang. Trong khi đó:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn BCHTƯ/ĐCSVN 

Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc cũng làm trưởng đoàn Chinh Phủ

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Trưởng đoàn Quốc Hội

Bà Đặng Thị Ngoc Thịnh làm trưởng đoàn Chủ Tich nước

Tuyệt nhiên không thấy bóng dáng ông Trọng.  Còn ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí Thư Đảng,(người được đồn đoán là TBT thay thế ông Trọng tai Đai hội XIII). cũng có mặt, nhưng không làm Trưởng đoàn ĐCSVN. 

 https://chantroimoimedia.com/2020/15/ong-nguyen-phu-trong-dang-o-dau/

Điều này dấy lên nghi ngờ người thay thế ông Trọng làm TBT tai Đai hội XIII sẽ là ai? Theo  sự xắp xếp ở trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  trở thành môt ưng cử viên sáng giá cho chức năng TBT tương lai của ĐCSVN.

Nhưng tất cả chỉ là những sự suy đoán. Trong thực tiển công cuộc đổi mới chinh trị, xã hội cũng như Đai hội lần thứ XIII-ĐCSVN chịu nhiều tác động từ bên ngoài đến bên trong, từ tình hình quốc tế đến khu vực. Thêm vào đó cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra bởi cuộc thương chiến Mỹ-Trung và bởi tác động của dich bịnh Covid-19. 

Từ đây đến Đại hội XIII còn hơn 5 tháng nữa, sẽ có nhiều biến động không lường trước được trên môi trường quốc tế cũng như  trong nước như ta thấy ở trên. Do đó mọi giả thiết, mọi dự đoán vẫn chỉ là những giả thiết, những dự đoán, không có gì là chắc chắn. Bịnh dịch Covid-19 vãn còn đó như một thách đố cho sự tồn tại của mọi nền kinh tế, cho mọi thể chế chính trị.../.  

Đào Như

Chicago, Aug-17-2020



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.