Hôm nay,  

Chiến Tranh Mỹ-Trung Khó Tránh

7/10/202014:58:00(View: 5573)
 
Sự căng thẳng thẳng giữa nước Mỹ và Trung cộng mỗi ngày mỗi gia tăng. Thật vậy, kể từ ngày 25-9-2018, tổng thống Donald Trump đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kêu gọi các nước trên Thế giới: “Chống lại xã hội  chủ nghĩa và những đau khổ do nó đã gây ra cho nhân loại.” Mời xem link: https://youtu.be/q6XXNWC5Koc?t=95
     Từ đấy, khiến cho Trung cộng lo âu phập phồng vì cả Thế giới phê phán chủ nghĩa cộng sản gay gắt.   
   
I- Trung cộng càng ngày càng có nhiều nước thù nghịch:
    1- Ngày 3-1-2017, tổng thống Donald Trump đề cử Robert Lighthizer giữ nhiệm vụ Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, Thượng Viện Hoa Kỳ đồng thuận vào ngày 11-5-2017. Kinh tế của Trung cộng dùng các công ty quốc doanh ngấm ngầm hỗ trợ các công ty tư nhân để tạo ra sản phẩm nội địa tối đa, rồi thách thức các nền kinh tế thị trường các nước tự do trên Thế giới. Trung cộng dùng những linh kiện điện tử cài đặt vào đồ dùng thiết yếu của người sử dụng để đánh cắp các kỹ thuật tân tiến của Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Thế nên, Robert Lighthizer quyết tâm điều tra Trung cộng ăn cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ mà Trung cộng đã ăn cắp hàng năm tới nhiều tỉ đô-la. 
     2- Đài Loan là một hòn đảo ở phía đông nước Tàu, cách tỉnh Phúc Kiến 193 km về phía đông. Diện tích đảo quốc Đài Loan là 35,571 cây số vuông. Dân số Đài Loan vào năm 2019 là 23.756.579 người. Theo Reuters, người đứng đầu cơ quan hành pháp Đài Loan đã phát biểu hôm 5-3-2019: "Trung Quốc liên tục tuyên bố họ sẽ không từ bỏ ý định sáp nhập Đài Loan bằng vũ lực, vì vậy chúng tôi luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng một cuộc chiến với Trung cộng."
     3- Trung-Nhật tranh giành chủ quyền quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) và vết thương dai dẳng từ thời quân Nhật chiếm đóng nước Tàu mà người Tàu là một dân tộc đầy lòng tự tôn, luôn luôn hậm hực cho đây là điều sỉ nhục rất lớn?! 
     4- Hai nước Ấn- Trung có chung đường biên giới dài khoảng 4.000 km. Xung đột Ấn-Trung là cuộc chiến tranh chấp biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, đã giao tranh vào ngày 20-10-1962. Ngoài ra, Ấn Độ trao quy chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1959, gây cho hai nước thù nghịch nhau. 
     Gần đây, vào ngày 15-6-2020, binh sĩ hai nước Ấn- Trung đã ẩu đả ác liệt tại thung lũng Galwan, khiến cho ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và 40 binh sĩ Trung cộng tử thương. Hai bên đã đưa đông đảo binh sĩ và khí tài quân sự tới vùng biên giới này. Tạm thời New Delhi và Bắc Kinh đang tiến hành nhiều cuộc đàm phán nhằm giải quyết các tranh chấp.
     5- Hiện nay Nga-Tàu “Bằng mặt mà chẳng bằng lòng”, Nga-Tàu đã xung đột vào cuối năm 1960, dọc theo biên giới dài 4.380 km, khi đấy 658.000 binh sĩ Xô Viết đối đầu với 814.000 quân Trung cộng. Vào ngày 2-3-1969, quân Trung cộng phục kích một đơn vị biên phòng nước Nga gây cho 59 chết và 94 bị thương. Sau đó, Nga pháo kích vào các nơi quân Trung cộng trú đóng tại Mãn Châu và tấn công đảo Damansky/Trân Bảo ngày 15-3-1969, Nga tuyên bố quân Tàu chết 800 người. Thế nên, giữa Nga và Trung cộng chỉ thân thiện bên ngoài.
    6- Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã và đang dựa vào Trung cộng để tồn tại. Có lẽ, độc giả còn nhớ truyện “Tây Du Ký”, nhân vật nổi bật trong truyện là Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không gốc là một “ Khỉ Đột” bị đè 500 năm dưới núi Ngũ Hành Sơn. “Khỉ Đột” không thoát ra được là do “Bùa Lục Tự” có 6 chữ: “An, Ma, Ni, Bác, Di, Hồng”. Khi Đường Tăng Tam Tạng gỡ “Bùa Lục Tự” thì “Khỉ Đột” vùng dậy ra khỏi núi đồ sộ. CSVN còn nguy khốn hơn, vào tháng 2 năm 1999, Giang Trạch Dân của Trung cộng yểm đầu Tổng bí thư CSVN là Lê Khả Phiêu và các đảng viên CSVN bằng “Bùa Thập Lục Tự” (16 chữ vàng) nguy hiểm hơn “Bùa Lục Tự”! Thế nên, CSVN lần lượt cắt nhượng cho Trung cộng: Ngày 30-12-1999, Đảng CSVN đã cắt nhượng khoảng 700 km2 vùng đất biên giới Bắc Việt trong đấy có ải Nam Quan, thác Bản Giốc cho Trung cộng! Ngày 25-12-2000, CSVN cắt nhượng khoảng 11,000 km2 vùng vịnh Bắc Bộ Việt Nam cho Trung cộng! Năm 1958, thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng đã ký công hàm dâng biển Đông cho Trung cộng! Dù vậy, ngày nay CSVN và ngay cả Rodrigo Duterte là tổng thống của Philippines đã theo Trung cộng lại giật mình vì bị Trung cộng gian tham và lấn lướt?
      II- Sức mạnh quân sự của Mỹ và Trung cộng: 
      Ngày nay, vị thế của Trung cộng trên Thế giới là quốc gia đứng thứ nhì về kinh tế chỉ sau Mỹ nhưng về quân sự thì đứng thứ ba, sau Mỹ và Nga. Quân đội Trung cộng hiện có 2,2 triệu binh sĩ. Quân đội của Mỹ hiện có 1,4 triệu binh sĩ. Tuy nhiên, quân đội của Mỹ kinh nghiệm chiến đấu già dặn hơn vì binh sĩ Mỹ thường xuyên tham chiến như chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990.         
     Thế nhưng, ngày nay số lượng quân sĩ không còn là yếu tố chính yếu để quyết định thắng bại của trong chiến tranh mà khí tài hiện đại của mỗi bên sẽ quyết định cuộc chiến. Hiện nay các nhà quân sự tiên đoán chiến tranh Mỹ- Trung sẽ xảy ra tại eo biển Đài Loan hay biển Đông. Thế nên, cần tìm hiểu về “Hàng không mẫu hạm” còn gọi là “Tàu sân bay” và “Vũ khí nguyên tử”. 
     Trung cộng có 2 hàng không mẫu hạm, chiếc Liêu Ninh mua của Ukraine và một chiếc do Trung cộng tự đóng, 2 chiếc này một thì quá cũ, một thì kỹ thuật chưa được hoàn hảo! 
     Trong khi đấy, Mỹ đang dẫn đầu thế giới về số hàng không mẫu hạm, tới 10 chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử. Tiêu biểu “Hàng không mẫu hạm” USS Gerald Ford. Trọng tải: 100,000 tấn Anh, có 2 lò phản ứng hạt nhân. Tốc độ: 30 hải lý một giờ (56 km/h; 35 mph). Hàng không Mẫu hạm này giao cho Hải Quân Mỹ vào tháng 2 năm 2016. Giá thành Mẫu hạm USS Gerald Ford là 13 tỷ USD (1). 
     Vũ khí nguyên tử còn gọi là Vũ khí hạt nhân (Nuclear weapon), đây là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt! Hai quả bom nguyên tử thả xuống nước Nhật, trong Thế chiến thứ II, tại Hiroshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngày 9-8-1945, ước tính trên 200 ngàn người bị chết! Đây là bom loại A, ngày nay dùng loại bom nguyên tử loại H hay bom Hydro tức là loại bom khinh khí, nó có thể tàn phá lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử loại A. 
     Trung cộng bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 1954, do các chuyên gia Liên Xô giúp đỡ. Đến ngày 16-10-1964, Trung cộng thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên bằng uranium. Số lượng vũ khí hạt nhân của Trung cộng không có tiết lộ, tuy nhiên các chuyên gia quân sự quốc tế dự đoán Trung cộng sở hữu khoảng 250 đầu đạn hạt nhân. 
     Hoa Kỳ hiện có khoảng 7.200 vũ khí hạt nhân. Vũ khí nguyên tử của Mỹ ngoài số tồn trữ các nơi, còn lưu động trên 12 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio với 24 tên lửa Trident II trên mỗi tàu. Trên không thì 94 máy bay B-2 và B-52 mang vũ khí hạt nhân, 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III. Thế nên, bất cứ quốc gia nào cũng e ngại dùng bom nguyên tử để đối chọi với Mỹ, vì lẽ nếu nước Mỹ bị bom nguyên tử của đối phương thì các tàu ngầm hạt nhân, các máy bay mang vũ khí hạt nhân ở bên ngoài nước Mỹ (đang lưu động) sẽ đáp trả ngay lập tức vào lãnh thổ kẻ thù tan tành. Cũng xin thưa thêm, những quốc gia hiện nay đã công bố đang sở hữu vũ khí hạt nhân: Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Trung cộng, Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên.         
     Nước Tàu rộng lớn (9.596.960 km2), đông dân (1,4 tỷ người), với 5 khu tự trị chiếm khoảng 1/2 nước Tàu, gồm có: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ. Khu tự trị dân tộc Nội Mông Cổ. Khu tự trị dân tộc Tây Tạng. 
     Các “Khu tự trị”: Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng... đã đấu tranh liên tục, bởi sự cai trị hà khắc của nhà cầm quyền Trung cộng, truyền thông đã ghi nhận: “Năm 2002, người Duy Ngô Nhĩ tại Bishket (thủ đô Kyrgyzstan), các thành viên của tổ chức bí mật đã bắn chết viên lãnh sự Tàu cộng ở đấy (2)”. Người Tây Tạng từ đầu năm 2009 đến nay, đã có 150 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối bạo quyền Bắc kinh hủy diệt văn hóa và tôn giáo của họ. Ngoài ra, hiện nay nhà cầm quyền Trung cộng bắt giam cả triệu người Duy Ngô Nhĩ và áp đặt luật “An ninh quốc gia” tại Hồng Kông khiến cho cả Thế giới lên án gay gắt.
     III- Vì sao chiến tranh Mỹ-Trung khó tránh?: 
      Gần đây, có nhiều tiếng nói trong Đảng cộng sản chống lại Tập Cận Bình, ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), sau đó ông Chủ tịch Trần Bình (Chen Ping) yêu cầu mở Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng để thảo luận về vấn đề quyền lực của ông Tập Cận Bình có nên tiếp tục hay không? Con trai cả của Đặng Tiểu Bình là ông Đặng Phác Phương đã công bố lá thư gửi “Lưỡng Hội” nêu 15 câu hỏi, chỉ thẳng vào ông Tập Cận Bình. Một giáo sư tại Trường Đảng Trung ương là bà Thái Hà (Cai Xia), có bài phát biểu được ghi âm tại một buổi họp Đảng ủy, bà đã đề nghị nên loại bỏ quyền lực của ông Tập. 
     Từ Trạch Vinh (Xu Zerong) là tiến sĩ khoa học chính trị từ Đại học Oxford thuộc “Thế hệ Đỏ thứ hai”, khi trả lời phỏng vấn Vision Times, phát biểu rằng: “Núi lửa dồn nén lâu ngày cuối cùng sẽ tuôn trào”. Ông Tập đã thăng cấp rất nhiều tướng lĩnh, nhưng các vị tướng ấy có bảo vệ ông Tập khi lâm nguy hay không thì không thể bảo đảm. Dân chúng nước Tàu, từ khi xảy ra dịch bệnh Vũ Hán và Đập Tam Hiệp thì lòng tin nhà cầm quyền sa sút rõ rệt. Do đó, ông Tập Cận Bình cần chiến tranh để để chuyển lửa ra ngoài.    
     Trong khi đấy, Hoa kỳ đã đưa 2 tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đến tuần tra ở Tây Thái Bình Dương, trong khi tàu sân bay USS Nimitz hiện diện ở Đông Thái Bình Dương. Mỗi tàu sân bay này chở theo hơn 60 máy bay. Các vị tư lệnh chỉ huy hải quân Mỹ cho biết: “Sự hiện diện cùng lúc tới 3 Hàng không mẫu hạm là khẳng định sự hỗ trợ của Washington đối với khu vực và các đồng minh. Vì sao có sự căng thẳng này, ông Koehler chỉ trích Trung cộng xây dựng các tiền đồn quân sự ở biển Đông, bố trí tên lửa, hệ thống tác chiến điện tử nơi đấy.

Inline image
Hàng không mẫu hạm Nimitz diễn tập ở Thái Bình Dương. Ảnh: Hải quân Mỹ


    Từ các dẫn chứng trên, người viết nghĩ rằng chiến tranh Mỹ-Trung sẽ xảy ra vào cuối năm này hay là một vài năm tới. Liên minh các nước Mỹ, Nhật, Úc, Ấn đã/đang dùng kế “Đả thảo kinh xà” hay “Dẫn xà xuất động” (Dụ rắn ra khỏi hang) để tiêu diệt. Đây là kế thứ 13 trong 36 kế của nước Tàu, thế mà Tập Cận Bình lại cho quân đội của mình hùng hổ tại eo biển Đài Loan và biển Đông?
      Trung cộng, trong nước đang bất hòa, nhiều nước trên thế giới đang đối nghich. Khi chiến tranh Mỹ-Trung xảy ra, thì Liên minh các nước sẽ đánh đuổi quân đội Trung cộng (PLA) tan tác và nước Tàu có thể bị chia 5 xẻ 7, hãy chờ xem.
Ngày 10-7-2020 
Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.