Hôm nay,  

Đôi Điều Về Bài Phát Biểu Của Ông Trọng Tại Hội Nghị Trung Ương 12 Khóa XII

15/05/202013:02:00(Xem: 10580)



             

A person wearing a suit and tie

Description automatically generated
Đào Như


N
hằm vào công tác nhân sự, củng cố tư tưởng các thành viên Ban Cháp Hành Trung Ương, BCHTƯ, cơ quan quyền lực cao nhất của ĐCSVN, để chuẫn bị cho Đai hội XIII vào tháng Giêng năm 2021, TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Ban Chấp Hành Trung Ương, BCHTƯ khóa XII, sẽ bàn đến và quyết định nhiều vấn đề. http://baochinhphu.vn/Tin-moi-bat/Phat-bieu-khai-mac-Hoi-nghi-Trung-uong-12-khoa-XIII-cua-Tong-Bi-thu-Chu-tich-nuoc/395322.vgp

Nhìn lại sau 4 ngày Hội Nghị Trung ương từ 11-14-5-2020,  BCHTƯ Khóa XII, đã thảo luân và cho ý kiến  về: - Phương hướng công tác nhân sự của BCHTƯ khóa XIII của Đảng. Ông Trọng nhấn mạnh: BCHTƯ Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng; là Bộ Tham Mưu chiến đấu; là hạt nhân lãnh đạo chinh trị; là trung tâm đoàn kết cao nhất của Đảng... Do đó thành viên của BCHTƯ đòi hỏi phải có đầy đủ bản lĩnh chính trị; kiên định mục tiêu Độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh và đường lối của Đảng, Hiến Pháp Nhà nước và lợi ich quốc gia dân tộc; phải có phẩm chất đạo đức trong sáng không tham nhũng, không cơ hội, cục bộ, bè phái và “lơi ich nhóm”, - Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc Hội XV và Họi Đồng Nhân Dân nhiêm kỳ 2021-2026.

- Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư năm 2019; báo cáo kết quả thực hiện nhiêm vụ  của BCT và BBT.

     Ngoài ra BCHTƯ kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cuòng đoàn kết, thống nhất, phát huy nhưng kết quả đat đuọc; nỗ lục phấn đấu vượt khó khăn thách thức, bảo đảm vững chắc đôc lập, chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia hoàn thành thắng lợi muc tiêu, nhiêm vụ dề ra cho năm 2020 và cả nhiệm kỳ Đai hôi XII; tổ chức thành công Đai hôi XIII.

 Những phương hướng, những muc tiêu và những yêu cầu mà ông Trọng đề ra đều tựu trung trên vấn đề nhân sự của BCHTƯ-XIII. Do đó căn bản của Đai hôi XIII là bàn về vấn đề nhân sự. Chủ chốt của vấn đề nhân sự là sự lựa chọn Tổng Bí Thư và Chủ Tich nước. 



Qua bài phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị BCHTƯ 12 kháa XII, TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng rất băn khoăn khi nhìn vào các thành viên của BCHTƯ không có một ai có đầy đủ phẩm chất, kiên đinh chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh và đường lối của Đảng như ông mong muốn. Đó là nỗi lo âu của ông Trọng trước khi ông bị đẩy lui về vườn đẻ làm người...tử tế! 

Nhưng nghĩ cho cùng ông Trọng tự vây hãm minh trong ý thức hệ chuyên chính vô sản ông có cái nhìn hạn hẹp lạc hậu về sự lãnh đao đất nước. Như ông đã từng nói vào năm 2016: Nếu cần ông sẽ lãnh đao đất nước bằng cương lĩnh của Đảng. Nguyễn Phú Trọng đã xem thường Quôc Hội, cơ quan lập pháp và ông ngồi xổm trên Hiến Pháp của Nhà nước Viêt Nam.

Đó là chỉ dấu nói lên yếu hèn thắp kém về tư tuỏng của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng. Ông không hề ý thức đươc rằng cách đây 35 năm, Mikhail Gorbachew, TBT cuối cùng của nha nước vô sản Liên Xô, từ năm 1985, đã phải từ bỏ xã hôi chủ nghĩa (cộng sản), tái cấu trúc lại xã hội Liên Xô, mở cửa đất nước, theo đuổi chế độ  Kinh Tế Thi trường tự do. Năm 1991, Boris Yeltsin, Tổng thống Nga đầu tiên dưới chế độ Liên Xô, đã mạnh dạn gạt bỏ Xã Hội Chủ Nghĩa và đặt Đảng Công Sản Liên Xô ra ngoài vòng pháp luật và cấm đảng này hoạt động trên đất Nga... Từ đó nước Nga mới, mới có cơ hội đứng lên phát triển kinh tế đã trở thành, chẳng những môt cường quóc về nguyên tử  và Quân đội mà còn là một cường quốc về Kinh tế cho mãi đến tân hôm nay. 

Trong khi đó, vào thế kỷ thứ XXI, hiện tại Việt Nam vẫn còn một Nguyễn Phú Trong mù quán, theo đuổi chủ nghĩa công sản và nền kinh tế thị trường đinh huóng xã hội chủ nghĩa....Biết đến bao giờ môt con khỉ mới biết  giác ngộ tự cắt bỏ cái đuôi “Xã Hội Chủ Nghĩa Công Sản” của nó để trở thành môt Tôn Ngộ Không, với đầy đủ tri giác và đạo đức của một con người../. 

Đào Như

Chicago

May 14-2020

       

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.