Hôm nay,  

“The Last Days In Vietnam”- Rory Kennedy

03/05/202018:00:00(Xem: 3358)

              A person in a black shirt

Description automatically generated

                                                                       Đạo Diễn Rory Elizabeth Katherine Kennedy   

Có lẽ nhằm mục đích để  nhớ lại 40 năm sau cuộc chiến Vietnam-War, và cũng để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Viêt-Mỹ, Rory Kennedy, nhà đạo diễn cũng là người sản xuất điện ảnh, đã bắt đầu cho trình chiếu cuốn phim “The Last Days In Vietnam” hôm 17-January-2014 trong dịp lễ hội Sundance Film Festival.  Phim dài 98 phút do bà thực hiện dựa trên sử liệu phim ảnh về cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam...

Nhà đạo diễn Rory Kennedy đã làm sống lại những giờ phút cuối cùng của tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon triệt thoái khỏi Viêt Nam để dựng lại hình ảnh của cuộc chiến đã cướp mất nhiều triệu sanh linh Viêt Mỹ, trong đó có 56,000 lính chiến Mỹ. Phim “The Last Days In Vietnam” đang là đối tượng của giải Oscar, giải điện  ảnh danh giá của Mỹ, nhờ ở chỗ Rory Kennedy kết hợp tài tình những bài phát biểu của những người đã can dự  vào cuộc chiến. Rory Kennedy đề cao vai trò của Henri Kissinger, bộ trưởng Ngọai giao đương thời của Mỹ, như là một nhà chiến lược tài ba của cuộc chiến Mỹ tại Viêt Nam. Phim “The Last Days In Vietnam” là sự phối hợp trộn lẫn, đan xen, những tư liệu từ những bài tường thuật của những nhân vật can dự vào cuộc chiến, từ Thủ đô Washington đến Saigon như việc Tổng thống Gerald Ford thất bại trong việc yêu cầu lưỡng viện Quốc Hội Mỹ chấp thuận viện trợ, thêm quân cho chính phủ Nam Viêt Nam- South Vietnamese, đã đưa đến hậu quả khốc liệt như thế nào! Rory Kennedy đề cao nhân cách và lòng dũng cảm của Đại sứ Mỹ, Graham Martin, vẫn hiện diện tai Saigon trong thời khoảng hiểm nguy và hiện diện đến phút cuối cùng của cuộc di tản. Rory Kennedy biết làm sống lại những trang sử đầy xúc động của các nhân viên tình báo trung ương-CIA- và của quân nhân Thủy Quân Lục Chiến có mặt tai tòa đại sứ Mỹ tai Saigon. Rory Kennedy cũng phỏng vấn những sĩ quan của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. đã tùng làm việc song song với  với lực lượng quân sự Mỹ hoặc các sinh viên Saigon, họ nói lên sự may mắn của họ nhờ sự giúp đỡ của Mỹ mà họ trốn thoát được chủ nghĩa Cộng sản. Những cuộc phỏng vấn đầy xúc động làm rung động trái tim của khán giả.

Vào thời khoảng 30-4-75, tòa đai sứ Mỹ tại Saigon được coi như là thiên đàn còn sót lại trong giờ phút cuối cùng, hàng trăm người được trực thăng vận đến tàu Mỹ nhưng cũng có hàng ngàn người Việt bị bỏ lại, sau này họ là đối tượng của chính sách tù đày cải tạo tư tưởng của chính quyền cộng sản Hà Nội.

Rory Kennedy cũng phỏng vấn cựu đại úy Mỹ, Stuart Harrington, người có mặt trong sân tòa đại sứ Mỹ  tại Saigon để phụ giúp cuộc di tản. Rory Kennedy thật sư xúc động khi thấy ông ta khóc khi ông ta hồi tưởng lại hình ảnh hàng trăm người Viêt Nam trong sân và trên sân thượng, nóc lầu của tòa đại sứ Mỹ, và ông cam kết với họ, họ sẽ được Mỹ bốc, sẽ không có ai bị bỏ rơi. Và đúng như vậy, ông nói, tất cả người Việt có mặt  trong khuôn viên  tòa đại sứ Mỹ hôm ấy đều được Mỹ bốc không một ai bị bỏ rơi!  Harrington hiên ngang phát biểu: ”khi bạn ở trong khuôn viên tòa đại sứ Mỹ, bạn được bảo đảm như bạn đứng trên đất nước Mỹ-When you are in American Embassy, you are on American Soil”. Nhưng vẫn ngờ vực nhiều điều tường thuật của đại úy Harrington, Rory Kennedy tìm đến phỏng vấn một người Việt Nam cũng có mặt trong khuôn viên tòa đai sứ Mỹ hôm ấy và mong được Mỹ bốc vào phút cuối cùng của cuộc di tản.  Nhưng ông ta bị bỏ rơi, sau đó, cũng như hàng triệu người khác bị Mỹ bỏ rơi, tất cả đều bị công sản bắt giải đến các trại tâp trung học tập cải tạo lao động. 

       Sau những cuộc phỏng vấn Rory Kennedy rút ra bài học lịch sử qua câu phát biểu của chính bà: “Mỗi khi chúng ta đưa quân vào một vùng lãnh thổ nào chúng ta phải nghĩ đến kế hoạch ngày nào đó chúng ta triệt thoái người của chúng ta một cách bảo đảm an toàn”. Khi phát biểu câu nói trên, chác hẳn Rory Kennedy muốn nhắc lại hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq mà nước Mỹ đã dấn thân và sa lầy ở đó sau cuộc chiến Vietnam-War.

Cũng như một số trí thức Mỹ, Rory Kennedy cảm thấy ân hận vì nghĩ rằng cuộc triêt thoái của quân đội Mỹ ra khỏi việt Nam một cách vội vã gần như một cuộc tháo chạy, đã lôi theo sự sụp đổ của chính thể miền Nam Viêt Nam.

Theo nhiều nhà bình luận Mỹ: giá trị của cuốn phim
“The Last Days In Vietnam”  nói lên niềm ân hận muộn màng đó, của giới trí thức Mỹ. Đó cũng là ưu điểm của “The Last Days In Vietnam”. Do đó có rất nhiều hy vọng cuốn phim này sẽ đoat giải Oscar về Tài liêu..

Thật sự đối với lịch sử Vietnam-War, Rory Kennedy chỉ nghe người khác kể lại khi bà lớn lên. Như vây ký ức về Vietnam-War của Rory Kennedy chỉ thuộc vào loại “second hand memory”, chỉ nghe người khác kể lại hay qua phim ảnh tại Hollywood phục vụ lợi ích của Mỹ, hoặc những bài tường thuật tranh cãi tại lưỡng viện Quốc Hội Mỹ nhằm bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ  ở hải ngoại. Cha bà TNS Robert Kennedy bị giết chết vào ngày 6 tháng 6 năm 1968 tại Los Angeles  lúc đó bà còn là một bào thai, 3 tháng tuổi trong bụng mẹ. Rory Kennedy nói rằng mình viết lại câu chuyện của cuộc chiến sai lầm và định mệnh-ill Fate War, mà cha của bà, trước khi bị giết chết, đã từng cố gắng kêu gọi người Mỹ phải sớm chấm dứt cuộc chiến này.

Do đó “The Last Days In Vietnam” được phủ bởi một lớp áo choàng bên ngoài với những nét bi tráng , vinh quang cũng như tủi nhục, gian dối và chân thật, tạo nên một bức tranh tâm linh của xã hội Mỹ nhìn vào ngày kết thúc cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Nội dung của “The Last Days In Vietnam” chỉ là cái ngoại hình của cuộc chiến. “The Last Days In Vietnam” không nói lên được những nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn cũng như cơ chế  của cuôc chiến kéo dài 2 thập kỷ có nhiều góc khuất vẫn còn cần lich sử soi sáng, minh bạch hóa trong tương lai.

Rory Kennedy nghĩ gì khi thấy những thành viên của tổ chức CodePink  phản đối Henry Kissinger tại Thượng viện Mỹ. Họ tố cáo Henry Kissinger là tội phạm chiến tranh, là tên đồ tể đã giết hại nhiều triệu người Việt, người Lào, Campuchia, East Timor, Chile. Các thành viên CodePink yêu cầu Interpole dẫn độ Henry Kissinger về Tòa Án Quôc tế -Tội phạm Chiến tranh ở La Haye. Henry Kisinger đã là thần tượng của Rory Kennedy  trong “The Last Days In Vietnam”. Chắc chắn Rory Kennedy phải vỡ mặt và thức tĩnh khi thấy rõ chiếc koòng bằng thép mà các thành viên CodePink áp vào mặt Henry Kisinger hôm 29-1-2015 tại Thượng viện Hoa Kỳ.
   

Có phải chăng nguyên do của sự sụp đổ của Chính phủ miền Nam là vì Hoa Kì rút quân ra khỏi Nam Việt Nam; hay là nguyên nhân sâu xa nhất của sự rút lui tháo chạy của quân đội Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam là do sự triệt hạ nhà yêu nước của Việt Nam, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, một sự sai lầm đã làm mất đi chính nghĩa của cuộc chiến đấu của người Việt Nam chống lại sự chi phối và sự xâm nhâp quân đội ngoại bang, hầu thống nhất đất nước trong hòa bình. Một khi cuộc chiến đấu mất đi chính nghĩa thì sự sụp đổ của nó là điều không thể tránh được. 

Khi nào chính phủ Nam Việt Nam chưa bị hoàn toàn sụp đổ; khi người lính Việt Nam Cộng Hòa chưa chịu buông súng đầu hàng cộng sản, thì khi đó quân đội Mỹ khó mà tháo chạy được. Do đó Mỹ đâm ra hốt hoảng. Điển hình cho trạng thái này của Mỹ là câu nói vô luân của Henry Kissinger: ”Sao bọn Chính phủ miền Nam Viêt Nam chưa chịu chết lẹ đi?”. Tuy bản chất câu nói của Henry Kissinger là vô luân, nhưng nghĩ cho cùng câu nói ấy soi sáng sự thật lịch sử: chỉ có sự sụp đổ hoàn toàn chính phủ miền Nam Việt Nam là nguyên nhân của sự rút lui của quân đội Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam; chứ không phải sự rút lui của quân đội Mỹ đã làm sụp đổ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

   Vậy câu hỏi còn lại của giai đoạn lich sử này, phải chăng kẻ nào đã giết nhà yêu nước Việt Nam, cố Tổng thống Ngô đình Diệm, kẻ đó chính là thủ phạm đã lâm sụp đổ VNCH, là nguồn cơn của cuộc triêt thoái tháo chạy toàn diện của quân đội Mỹ ra khỏi toàn cõi Đông Dương hôm 30-4-1975!   

       Chúng ta phải công bằng trước lịch sử, chúng ta phải biết liêm sĩ trước vong linh của 4 triệu đồng bào Viêt Nam và 56,000 sanh linh thanh niên yêu nước Mỹ, chúng ta phải nói lên sự thật dù cho sự thật có phũ phàng, đau đớn, cho dân tộc Mỹ và các dân tộc Đông Dương.

      Hy vọng đó cũng là cứu cánh của nhà đạo diễn điện ảnh Mỹ, Rory Kennedy, khi bà thực hiện những thước phim”The Last Days In Vietnam”./.

Đào Như

Chicago 30-4-2020. 


Ý kiến bạn đọc
05/05/202013:44:31
Khách
Tri'ch:
"...phải chăng kẻ nào đã giết nhà yêu nước Việt Nam, cố Tổng thống Ngô đình Diệm, kẻ đó chính là thủ phạm đã lâm sụp đổ VNCH, là nguồn cơn của cuộc triêt thoái tháo chạy toàn diện của quân đội Mỹ ra khỏi toàn cõi Đông Dương hôm 30-4-1975! "
Ðến 1960 TT NÐ Diệm bắt đầu thấy Mỹ chỉ vì quuyền lợi cuả họ nên bí mật liên lạc với CSVN, bắt đầu từ những cuộc săn bắn giả sau qua Ðại sứ BaLan Manellị Sách cuả Stanley Karnow (Vietnam, A History) có ghi chi tiết liên lạc giữa NÐ D và HCM. Mỹ kiêu ngạo khinh địch không chấp nhận thuơng thuyết ra lệnh đảo chánh để leo thang chiến tranh, nhưng rồi bị thất bại và phải chấp nhận Nam VN đầu hàng vô điều kiện trở thành cộng sản, nhuờng Hoàng Sa và biển Ðông cho TC. Nguời Anh biết thuơng dân Hong Kong nên cố gắng thuơng thuyết thống nhất cho Hong Kong để HK không phải đầu hàng vô điều kiện, các giới chức dân sự Anh va Hong Kong vẫn ở lại làm việc, HK không bị Cộng Sản hoá, không đánh tư sản, không đổi tiền, công chức cảnh sát HK không bị trả thù đi cải tạo . Chiến tranh VN dễ giải quyết theo con đuờng cuả HK nhưng chánh phủ Mỹ kiêu ngạo không làm.
Chỉ vì làm chánh trị mà khinh địch coi thuờng khả năng của CS thì 20 triệu dân miền Nam VN mất cơ hội giàu mạnh tự do như Hongkong và Macau.
04/05/202014:06:52
Khách
Trong chiến tranh VN, TT NÐ Diệm thấy xa hơn người Mỹ. Qua đại sứ Ba Lan Manelly, TT Diệm bí mật thuơng thuyết thống nhất với HCM, mở đầu bằng trao đổi thuơng mạị Nhưng TT Kennedy và bộ NG Mỹ lại lật đổ TT NÐ, hủy bỏ kế hoạch thuơng thuyết thống nhất của TT Diệm. Vì Mỹ bỏ chạy truớc, VNCH phải đầu hàng vô điều kiện.
Rút kinh nghiệm VN, nuớc Anh thuơng thuyết cho Hong Kong thống nhất với TC với điều kiện HK tự trị, không cộng sản, và họ thành công. Khác với VN, HK không có cải tạo trả thù và không có dân tị nạn.
Năm 1963 những cấp chỉ huy quân đội VNCH và nguời Mỹ vì thiếu kiến thức đã gây ra thảm họa cho dân VN, để rồi những kẻ chủ chiến lại là những kẻ bỏ cuộc sớm, bắt đầu là quân Mỹ rút lui năm 1975 cho đến tháng 4/75 thì cấp chỉ huy phe đảo chánh bỏ quân lính trốn đi ra nuớc ngoài, còn lãnh tụ DVM thì hô hào thuộc cấp ở lại đầu hàng, thà mất tự do trong tù cải tạo hơn là chiến đấu để chết cho tự do cuả dân tộc. Linh hồn Trần Bình Trọng xấu hổ khi thấy một số lãnh tụ miền Nam không chịu làm quỷ nuớc Nam.
Thật ra Mỹ co' cơ hội tiêu diệt CS năm 1992 sau khi khối CS Dông Âu sập đổ. Nếu Mỹ lúc đó tiến đánh TC, Bắc Hàn, Việt Nam năm 1992 thì họ đã thành công và thế giới hôm nay có thể không bị Kim Song Un và dịch Coviđ19.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.