Hôm nay,  

ĐẢNG TỐI MẶT - NGHỆ SỸ ĐỔI MẦU

12/03/202010:42:00(Xem: 4587)

Pham Tran
Phạm Trần

Chẳng phải vô tình khi Ban Tuyên Giáo đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) cảnh giác phải tỉnh táo trước âm mưu “diễn biến hòa bình” lôi kéo cán bộ, đảng viên bỏ đảng nhưng không biết giữ họ lại bằng cách nào.

Chuyện này đã xẩy ra khi chủ trương xây dựng, chỉnh đốn đảng, thi hành từ Khóa đảng XI năm 2011, không đem lại thành công như trông đợi. Lãnh đạo đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đã đổ tội cho “diễn biền hòa bình” là thủ phạm đã gây ta tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị để dẫn đến “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

Nhưng thực tế là đã có một số không nhỏ đảng viên nghỉ hưu, cả dân và quân, vào khoảng 45% theo lời Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang, đã “âm thầm bỏ sinh hoạt đảng”, tự ý trốn họp, không khai báo khi đến chỗ lở mới, hay tìm mọi lý do không liên hệ với đảng nữa. Tích cực hơn, nhiều người đã chính thức viêt thư quyết định ra khỏi đảng, hoặc công khai bài bác Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin. Những người này nói thẳng: Thế giới Cộng sản đã tan rã, nhân dân Nga đã khai tử chủ nghĩa Mác-Lênin thì không có lý do gì Việt Nam lại duy trì thứ chủ nghĩa giáo điều lạc hậu này.
Tình trạng chán đảng, nhạt đoàn, bỏ những cuộc họp vô tích sự, mất thời giờ không còn là chuyện năm thì mười họa mới xẩy ra mà đang diễn ra thường xuyên và khắp nơi khắp chốn từ Trung ương xuống cơ sở.

Đối với cán bộ, đảng viên đang tại chức hay còn có chân trong đảng để giữ việc làm thì cũng không hăng hái thật lòng mà chỉ vì miếng cơm manh áo.

Bằng chứng đã diễn ra trong việc thi hành chỉ thị của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng chỉ được tổ chức cho có hình thức là nhiều.
Hãy đọc :”Tính hình thức, chưa tự giác, chưa tạo ra bước chuyển ở một số nơi... là hạn chế được chỉ ra trong học tập Bác ở Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.”
Ông Đỗ Ngọc An, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương cho biết, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn những hạn chế nhất định. (theo VOV—Đài tiếng nói Việt Nam--, 17/05/2019)
Theo ôngg An:” Việc “lười” học tập nghị quyết vẫn tồn tại với nhiều biểu hiện “sáng đông, chiều vắng, đến không ghi chép, quán triệt không sâu…”. Công tác tuyên truyền chưa sáng tạo, làm cho các điển hình chưa được nhân rộng, chưa phát huy hết tác dụng.”

Đặc biệt, theo tường thuật của VOV, Phó Bí thư Đảng ủy Khối cũng nêu rõ:” Ở một số đơn vị, tính dân chủ, công khai, minh bạch chưa được coi trọng và khơi thông nên chưa tạo được sự đồng thuận trong cơ quan, đơn vị. Một số tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền có biểu hiện làm việc cầm chừng, nghe ngóng, sợ sai phạm, sợ trách nhiệm nên chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao. Việc xử lý sai phạm trong một số cơ quan, đơn vị còn hình thức, có biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm…”

TRÒ HỀ HỌC NGHỊ QUYẾT

Trung ương mà còn như thế thì ở địa phương có khá hơn không ?

Thắc mắc này, phần nào đã được trả lời trong bài viết ”Khắc phục bệnh hình thức, đối phó trong học tập nghị quyết của Đảng hiện nay”, của Tác giả Trần Phú Dũng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên Tạp chí xây dựng Đảng, ngày 31/10/2019.

Ông Dũng nói thẳng:”Có lẽ không ít đảng viên đang tồn tại một suy nghĩ ngấm ngầm bất thành văn và cùng nhau đối phó “đi học cho đủ người, họ điểm danh đấy”, hoặc “khi nào điểm danh nháy máy nhé”, hoặc “nhớ giơ tay hộ nhé”, hoặc “nhớ ghi tên hộ nhé”,… Tất cả những biểu hiện này là do ý thức đối phó trong việc tham gia học tập nghị quyết.

Bản thân tôi cũng đã có lần đứng trên bục với vai trò thuyết trình, dẫn dắt một vài chuyên đề sinh hoạt đảng, có đứng ở trên nhìn xuống dưới mới thấy rõ những biểu hiện về ý thức học tập nghị quyết của nhiều đảng viên.”

Ông Trần Phú Dũng kể tiếp:”Dãy bàn ở trên thông thường được bố trí cho những vị đại biểu, những người giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị, nhưng ngay cả dãy bàn này nhiều khi trước mặt đại biểu là những tập tài liệu được coi là phải giải quyết ngay, hoặc là bàn luận công chuyện với lãnh đạo đồng cấp khác, hoặc là gọi điện điều hành công việc ở cơ quan mà ít chú ý, lắng nghe đến báo cáo viên đang truyền đạt nghị quyết. Lãnh đạo đã vậy, thì cấp dưới sẽ ra sao?”

Câu chuyện học hành kiểu này được vui vẻ kể tiếp:”Những dãy bàn kế tiếp sẽ thuộc về đối tượng lãnh đạo cấp thấp hơn. Ở phân khúc này thì thường xuyên biểu hiện qua những câu chuyện thì thầm, hàn huyên với nhau, ít có biểu hiện lắng nghe nghị quyết. Những câu chuyện về chủ đề về ship hàng, về giúp việc, về làm đẹp, về du lịch, giảm cân theo phương pháp luyện tập yoga - fitness, về ứng xử mẹ chồng, nàng dâu, hoặc uống bia ở đâu ngon mà không bị đau đầu,… trở nên hấp dẫn trong những buổi học nghị quyết.”

Tác giả Phú Dũng không ngại nói toạc móng heo ra cho cả nước biết rằng:”Một trạng thái khác của lớp học thường phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 đó là mỗi người một máy điện thoại thông minh, hầu như mọi màn hình đều ở trạng thái kết nối in-tơ-net bật sáng. Chưa có một khảo sát, đánh giá bằng con số cụ thể nhưng dám chắc rằng đến 50 % số người khi tham gia học nghị quyết đều có tham gia sử dụng điện thoại cho mục đích giải trí thông qua mạng xã hội.
Và cũng thứ tự theo đúng thứ bậc rõ ràng, xa xa những hàng ghế cuối cùng là những người hay ngủ, hoặc có ý định ra về sớm, làm việc riêng,… đều lựa chọn những vị trí phù hợp này để thực hiện các mục đích cá nhân của mình một cách thuận tiện và lặng lẽ.
Ngoài ra, còn rất nhiều biểu hiện như đi muộn, về sớm, ra vào giữa giờ, nghe nói chuyện điện thoại,… diễn ra thường xuyên trong mỗi đợt học tập nghị quyết của Đảng.”

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, cũng đã có những nhận xét về căn bệnh ngại học, lười học, học chiếu lệ về lý luận của cán bộ, đảng viên.

Lên tiếng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh diễn ra vào sáng 06/01/2020 tại Hà Nội. ông Chính đã yêu cầu cần:”Khắc phục bằng được căn bệnh ngại học, lười học, học qua loa, học chiếu lệ về lý luận và chủ nghĩa Mác-Lê nin."

Nhưng chuyện “chán Mác, chê Lênin, ngại cả Bác Hồ” đã diễn ra trong nội bộ đảng từ khuya lắm rồi. Vì vậy, điều kiện hàng đầu để được chọn vào hàng ngũ “cán bộ chủ chốt” hay “cán bộ cấp chiến lược” khóa đảng XIII sắp diễn ra là phải tuyệt đối kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí minh, và trung thành với đảng CSVN.

Vì vậy, ông Phạm Minh Chính, trong tư cách Trưởng ban Tổ Chức Trung ương và là người đứng đầu việc chọn mặt gửi vàng cho khóa đảng XIII, đã yêu cầu :”Cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp như: bám sát cương lĩnh, điều lệ, các chủ trương, nghị quyết của Đảng; chú trọng việc rèn luyện lập trường, tư tưởng đạo đức, tác phong, lối sống, nâng cao bản lĩnh chính trị, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các quy định về nêu gương; bám sát vào hai trọng tâm năm đột phá của Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, gắn kết chặt chẽ với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt các lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ các cấp.” (báo điện tử Đảng CSVN)

Ông Chính nói như vậy cũng chỉ lập lại những điều ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong 2 năm qua, nhưng không ai biết có bao nhiêu trong số hơn 250 người đã được Bộ Chính trị quy hoạch, hội đủ những điều kiện vừa nêu.

THẬT HAY GIẢ ?

Bên cạnh chuyện chính trị thì cũng đang rân ran trong dư luận câu chuyện đảng đang xoắn vó lên trước làn sóng văn nghệ chống đảng đang lan rộng ở trong và ngoài nước.

Đó là lý do có bài viết trên Tạp chí Cộng sản ngày 09/10/2019 của ông của ông Đinh Xuân Dũng, GS, TS, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

Ông Dũng mở đấu:”Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với không ít nguy cơ, thách thức. Một trong những thách thức, nguy cơ đã được Đảng ta chỉ ra là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, trong đó có việc chúng triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông để tấn công mạnh mẽ hơn về tư tưởng - văn hóa và coi đây là mũi nhọn chống phá Đảng và chế độ ta. Vậy đặc điểm, những biểu hiện của âm mưu này ra sao? Cần có giải pháp ứng phó như thế nào? Đó là những câu hỏi bức thiết cần được giải đáp hiện nay.”
Nhìn vào tình hình, ông Dũng nói rằng:”Hiện nay, trong dư luận xã hội và trong giới trí thức, văn nghệ sĩ đang có những nhận định, ý kiến khác nhau về tác động của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với văn hóa, văn nghệ nước ta. Có ý kiến khẳng định mạnh mẽ, “báo động” về tác hại trực tiếp và thực trạng rất phức tạp của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực có nhiều đặc thù này. Cũng có ý kiến cho rằng, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chủ yếu trên lĩnh vực chính trị, tổ chức, nhân sự, ngoại giao..., còn nói “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thì chỉ là sự cường điệu, thậm chí là “báo động giả”. Vậy cần bình tĩnh, tỉnh táo khi nhận diện những biểu hiện của “diễn biến hòa bình”, đánh giá những tác động, ảnh hưởng của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.”

Sau khi tự diễn như thế, ông Dũng qủa quyết:”Hiện nay, nhiều thông tin toàn diện, trong đó có nhiều minh chứng cụ thể đã cho chúng ta thấy rõ hơn các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với Việt Nam. Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các blogger đã tấn công cá nhân các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, chiến lược chung là nhằm tạo ra sự mất ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Hoạt động này đã và đang được thực hiện một cách ráo riết cùng với việc lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức núp dưới chiêu bài bảo vệ “nhân quyền” và không ít người đã nhận được “hỗ trợ”, “tài trợ” từ các cơ quan nước ngoài, các tổ chức văn hóa, thậm chí trực tiếp từ chính phủ một số nước phương Tây. Về văn hóa, toàn bộ vũ khí văn hóa chống lại “nền tảng tư tưởng” đã được thiết kế, “sản xuất” ở phương Tây, sau đó được “cấy ghép” vào các nước ở Trung và Nam Mỹ, khu vực Nam Phi, vào Trung Quốc, Nga và ngày càng nhiều ở Việt Nam.”

Ông Dũng không đưa ra bằng chứng, nhưng đã qủa quyết:”Như vậy, dù vẫn còn những người nghi ngờ, lảng tránh, “bỏ qua”, thậm chí cho là “báo động giả”, nhưng thực tế cho thấy, âm mưu của các thế lực thù địch hòng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam là có thật, thậm chí “sản phẩm” này còn được đề ra, được xác định thực hiện trong một thời gian dài, có lộ trình cụ thể và đã được đưa lên thành chiến lược trong thời kỳ mới từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay. Trong chiến lược đó, tư tưởng, văn hóa, văn nghệ luôn là “cửa mở”, “cửa đột phá để tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương”, từ đó nhằm đánh gục đối phương từ bên trong, từ bên trên, từ gốc “nền tảng tư tưởng”.
Sau cảnh báo như vậy, ông Đinh Xuân Dũng cũng khoe:”Những năm qua, cuộc “đọ sức” giữa âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với lực lượng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta (lãnh đạo, quản lý, sáng tác, biểu diễn...) diễn ra tưởng như thầm lặng nhưng thực ra rất quyết liệt, phức tạp, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp.

ĐỈA PHẢI VÔI

Nhưng thực tế đảng đã rất đau đầu với những Tác phẩm của các Tác giả lưu vong cũng như ở trong nước như : Vũ Thư Hiên (Đêm giữa ban ngày), Bùi Tín (tiêu biểu với Hoa Xuyên Tuyết, Mặt Thật) Trần Đĩnh (Đèn Cù), Tống Văn Công (Đến già mới chợt tỉnh - Từ theo cộng đến chống cộng.) Ông Công từng giữa các chức vụ Biên tập quan trọng của các báo của đảng như Lao động Mới, Người Lao động và Lao động.

Vì vậy, bài viết của ông Đinh Xuân Dũng đã chĩa mũi dùi vào hai ông Vũ Thư Hiên, Bùi Tín (đã qua đời ngày 11/08/2018 tại Paris, Pháp), gọi họ là nhóm “mở miệng” trong những năm cuối thế kỷ XX . Cùng bị lên án chống đảng là một số cây bút trẻ có những truyện ngắn đã làm cho đảng nhức nhối không ít.

Vì vậy, ông Dũng chỉ trích tiếp:” Hùa theo khuynh hướng đó là những người làm phê bình, giới thiệu đã tìm cách đề cao các loại “tác phẩm” như vậy, coi đó là “trung thực”, là “sức mạnh” của bên lề, của ngoại vi đang tấn công để “giải” (hóa giải) trung tâm, là sự “sáng tạo” và “phát hiện” độc đáo. Thực chất, họ đã dùng những thủ pháp nghệ thuật để vu cáo, xuyên tạc, bôi bẩn các giá trị văn hóa dân tộc, các thành tựu cách mạng cả trong quá khứ và hiện tại.”
Cuối cùng, Đinh Xuân Dũng nói:” Đã từ lâu, ở phương Tây và ở Mỹ lan truyền một thông tin rằng, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do bị “giật dây” hoặc đó là một cuộc “nội chiến”. Những năm gần đây, luận điệu đó được “sản xuất” bởi một số chính trị gia phương Tây và đã nhanh chóng được “nhập khẩu” vào Việt Nam, tác động đến suy nghĩ, nhận định của một số trí thức, văn nghệ sĩ. Luận điệu đó đã đi vào một vài “sản phẩm” nghiên cứu, một số sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. Ở một vài tác phẩm, các tác giả đã cố tình cài cắm luận điệu “nhập khẩu” đó như là một sự “phát hiện mới” của mình. Có lẽ, do phần lớn trong số họ đều là những người đứng ngoài cuộc chiến đấu nên không hiểu được khát vọng sâu thẳm của hàng triệu người Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, hoặc có người chạy theo “mốt thời thượng” về chính trị mà không am hiểu, thậm chí “không muốn hiểu” sự thật lịch sử đã được thừa nhận từ lâu. Thực tế đã chứng minh luận điệu của ai đó cho rằng cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam là “chiến tranh ủy nhiệm” hoàn toàn là sự “ngây thơ” hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử.”

Trong lĩnh vực âm nhạc, ông Dũng chỉ trích đích danh Nhạc sỹ Ngọc Đại, người đã có những Tác phẩm phản ảnh rất trung thực tình trạng đi xuống và xáo trộn của xã hội Việt Nam.

Ông Dũng viết:”Những năm gần đây, rải rác xuất hiện một số sáng tác tập trung miêu tả, khắc họa những con người bi quan, bế tắc, tâm trạng trống rỗng, không tin và không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nhân vật trong các tác phẩm đó thường là thanh niên hay những người ở độ tuổi mới lớn. Chúng ta không phủ nhận trong xã hội hiện nay có một bộ phận nhỏ rơi vào tâm trạng đó. Song cường điệu điều đó để đi tới sự phủ định những điều tốt đẹp của cuộc sống, tạo ra bức tranh thê thảm của xã hội, reo giắc trong thế hệ trẻ sự bế tắc là trái với bản chất nhân văn của văn học, nghệ thuật.”

“Ví dụ như lời một số ca khúc trong đĩa “Cái nường 8X” của nhạc sĩ Ngọc Đại với 9 bài hát mà hầu hết lời lẽ đều toát lên một tâm trạng uất ức, tức tối, căm giận với những ca từ, như “Thôi chào nhé. Chào vĩnh biệt những mùa xuân thật là thê thảm. Những mùa xuân thật là dã man. Những mùa xuân tối tăm, bệnh hoạn. Những mùa xuân đã chết rồi trong trái tim của anh và em và cũng có thể của cả một dân tộc. Chết dần, chết mòn, chết thật rồi....”(bài Vĩnh biệt). “ Mùa xuân thật là ngu ngốc, chán ngắt, buồn nôn”, “phí hoài, chán ngắt, bước chân mộng du...” (bài Thông điệp hoa hồng)... Đây là những bài hát đi ngược lại thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, tuyên truyền chống Tổ quốc, chống nhân dân, bôi xấu, xuyên tạc chế độ. Có thể thấy, đó là quan niệm lệch lạc của cá nhân nghệ sĩ, vậy “diễn biến hòa bình” ở đâu? Phải chăng đó chính là việc truyền bá chủ nghĩa hư vô, bi quan, trầm cảm và hoài nghi. Mục tiêu chính của nó là làm nảy sinh sự bất mãn, làm sai lệch tư tưởng, làm suy yếu chủ nghĩa yêu nước trong thế hệ trẻ. Tác động tai hại, thâm độc của âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chính là như vậy.”

Phụ họa với ông Đinh Xuân Dũng, báo Quân đội Nhân Dân cũng đã viết bài lên án các Nhạc sỹ và Nghệ sỹ không còn muốn đứng trong hàng ngũ đảng. Báo này viết:”Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, các thế lực thù địch sử dụng mọi chiêu trò chống phá Việt Nam trên nhiều phương diện với các thủ đoạn hết sức thâm độc, tinh vi; trong đó lợi dụng các hoạt động âm nhạc để tác động tiêu cực về tinh thần, tư tưởng đang được chúng coi là một trọng điểm.
Do vậy, việc nhận diện và đấu tranh với những chiêu trò của các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động này để chống phá cách mạng Việt Nam trong tình hình hiện nay là rất cần thiết.
Mục tiêu chống phá trên lĩnh vực âm nhạc của các thế lực thù địch nằm trong mục tiêu chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đó là: Xuyên tạc, phủ nhận, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nền văn hóa, văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà. Thông qua âm nhạc để tuyên truyền, xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ, hoài nghi lịch sử, “phi chính trị hóa” giới nghệ sĩ, tạo ra nhiều xu thế ly khai, thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; khuyến khích những xu hướng âm nhạc xa lạ làm nhiễu loạn lối sống, đạo đức, văn hóa Việt Nam.”

Báo QĐND viết tiếp:”Về thủ đoạn, các đối tượng sử dụng mạng lưới thông tin tuyên truyền, chủ yếu là mạng xã hội và một số diễn đàn, chương trình nghệ thuật để truyền bá, xuyên tạc, bóp méo quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với lĩnh vực nghệ thuật. Vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam bóp nghẹt tự do, dân chủ, áp đặt máy móc quan điểm trong nghệ thuật, trấn áp những nghệ sĩ đấu tranh cho tự do tư tưởng, tự do sáng tạo; bôi nhọ, đả kích các nhân vật, nhà phê bình nghệ thuật có quan điểm chính thống, đúng đắn; phê phán, làm trầm trọng hóa một vài sai sót của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp phép lưu hành, hoặc cấm lưu hành các tác phẩm nghệ thuật nhạy cảm. Đặc biệt, chúng triệt để khai thác những sáng tác nghệ thuật lệch lạc, tiêu cực, bị phê phán mạnh mẽ trong nước để phổ biến, tán phát rộng rãi; thậm chí còn tổ chức trao giải thưởng, trả nhuận bút cao, khích lệ tính hám danh của một số nghệ sĩ, lôi kéo họ vào hoạt động chống đối chính trị, đưa ra những phát ngôn, sáng tác bất lợi cho đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).”

Đối với trong nước, bài báo cho biết:”Ở trong nước, thời gian gần đây, môi trường âm nhạc đang bị ô nhiễm với các album nhạc chế tiêu cực đưa lên trang mạng, blog, YouTube của một bộ phận giới trẻ, hay hiện tượng một số nhạc sĩ, ca sĩ trẻ thành danh sáng tác, phát hành một số ca khúc với ca từ vô nghĩa, dung tục, thô thiển, phản văn hóa, suy đồi đạo đức, mang mặc trang phục biểu diễn hở hang, dị biệt; cả việc một số chương trình lạm dụng, khai thác quá đà dòng nhạc dư luận cho là “sến sẩm”… đã không nhận được sự đồng tình, thậm chí là rất bức xúc của đông đảo công chúng yêu nhạc.

Nghiêm trọng hơn, một số văn nghệ sĩ có biểu hiện cực đoan hoặc bị các thế lực thù địch lôi kéo nên đã sáng tác và truyền bá các tác phẩm độc hại, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và đất nước; bộc lộ thái độ hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, có những phát ngôn sai trái, lệch lạc; có trường hợp lợi dụng danh nghĩa giáo viên dạy nhạc, thường xuyên tuyên truyền những ca khúc có nội dung kích động, chống chính quyền, phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước… Những vụ việc, hiện tượng nêu trên đang làm vẩn đục dòng chủ lưu âm nhạc Việt Nam, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá nghệ thuật cách mạng, chống phá chế độ XHCN ở Việt Nam.” (Quân đội Nhân dân, ngày 09/03/2020)
Như vậy thì đảng đã tối mặt chưa, hay còn sáng mắt mà nhìn chưa ra đâu là ánh sáng ở cuối đường hầm Xã hội Chũ nghĩa ? -/-


Phạm Trần
(03/020)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.