Hôm nay,  

Văn Học Mới Số 5 Xuất Sắc Với: Thơ, Truyện, Kịch, Biên Khảo...

04/12/201922:42:00(Xem: 5522)
Văn Học Mới Số 5 Xuất Sắc Với:
Thơ, Truyện, Kịch, Biên Khảo...

blank Từ trái: nhà văn Phan Tấn Hải và nhà thơ Hà Nguyên Du với ấn bản tháng 12/2019 của Tạp Chí Văn Học Mới

 

LITTLE SAIGON (VB) -- Nhà thơ Hà Nguyên Du (chủ biên Tạp Chí Văn Học Mới) vừa cho biết đã ấn hành Tạp Chí Văn Học Mới số 5, đầu tháng 12/2019.

Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.

Thử nêu tên vài tác giả có bài trong Văn Học Mới số 5, như thơ song ngữ của Thầy Tuệ Sỹ (Bạch Xuân Phẻ dịch); truyện của Đỗ Kh., Phan Nguyên, Trang Luân; thơ của Hạ Quốc Huy, Phan Ni Tấn, Phan Tấn Hải; biên khảo của Nguyễn Vy Khanh, Trần Văn Tích, Nguyễn Minh Triết... nhà nhiều nữa.
Đặc biệt rất hiếm gặp: kịch thơ "Ước Vọng Bay Tan" của Nguyễn Văn Sâm...

Được biết, Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn.
Độc giả có thể đặt mua qua Amazon hay qua mạng: https://www.vanhocmoi.com/ 
Sau đây là trích vài bài thơ từ Văn Học Mới số 5.
.
.

Nơi trang 91, bài thơ nhan đề Bắt Giọt Mưa Trời của nhà thơ Hạ Quốc Huy:

Bắt Giọt Mưa Trời

Quơ tay bắt giọt mưa trời
Tặng đời hư ảo cho người nhớ ta

Bụm tay bưng giọt mưa sa
Biểu em cúi xuống để Qua gội đầu

Đưa tay quẹt giọt lệ rầu
Lệ ơi đừng khóc để sầu nằm yên

Xòe tay hứng giọt mưa nghiêng
Để Qua lau phấn ưu phiền cho em

Nhẹ tay đắp tấm lụa mềm
Mắt ơi hãy khép nghe đêm thở dài

Hạ Quốc Huy
.
.
Nơi trang 85-86, bài thơ nhan đề Bên Sơn Lộ Quê Xưa, Nghe Tiếng Chim Kêu Chợt Đau Lòng Viễn Xứ của thị sĩ Ngô Nguyên Nguyễn:

Bên Sơn Lộ Quê Xưa, Nghe Tiếng Chim Kêu Chợt Đau Lòng Viễn Xứ

Bao năm bóng dáng sân nhà cũ
Cửa khép vàng bay bụi phủ đầy
Nhang khói từ đường màn nhện phủ
Hồn hoang tổ phụ lạc chân mây



Ngày đi, núi chất đầy vai rộng
Nhốt tiếng chim gù góc phố xưa
Biên giới lạnh lùng lời tiễn biệt
Rằng, trăm năm hẹn một ngày về...

Quê xưa, ngày tháng mờ sương gió
Ngõ cũ tàn phai lối cố hương
Phong vũ phủ đầy trên mái tóc
Tàn đêm, bóng núi vỡ quanh hồn!

Chớp mắt, đầu xanh giờ chớm bạc
Chưa tròn mộng lớn tuổi thanh xuân
Mươi năm chưa viết xong trang sử
Đèn sách nằm im gác bóng đêm...

Quanh đây, lối cũ mờ nhân ảnh
Lớp lớp người xưa thoáng hiện về
Sỏi đá bỗng len hồn cát bụi
Chập chờn biên giới khói hoang sơ

Cầm bằng như tiếng ai vừa gọi
Sơn lộ âm âm dưới ráng chiều
Khách chợt hiểu rằng ngày tiễn biệt
Đời người, lạc giữa tiếng chim kêu!

Bên góc biên thùy, nhà gác mái
Tổ đình im ắng ngói âm dương
Ngày về, bông gáo vàng bên ngõ
Rụng khắp vườn xưa thật não nùng...

Cứ nghĩ, sẽ xoay quanh nhật nguyệt
Trùng trùng âm Giốc hóa cung thương
Ôm theo hồn núi đêm xa xứ
Ấm lạnh buồn riêng, khách viễn phương...

Ngô Nguyên Nghiễm
.
.
Nơi trang 269, bài thơ nhan đề Tình Khúc Tháng Mười Một của nhà thơ NP Phan.

Tình Khúc Tháng Mười Một

Cho dẫu muộn, cũng phải về em ạ
kẻo những cơn mưa ngăn lối ta về
dẫu có tiếc một ngày trong như ngọc
có nắng vàng hanh và bóng cây che

có tiếng hát đượm buồn nơi góc phố
như thể lời ru năm tháng tình phai
dẫu biết rằng dư âm không vọng mãi
mảng trời xanh kia bất chợt u hoài

rồi bất chợt mưa buồn như bóng núi
những cơn mưa trắng cả đất trời
lòng cũng lạnh như mùa đông bất chợt
ướt đẫm lòng người, xao xác mùa vui

tháng mười một cầm tay vương chút lệ
bão giông nào rồi cũng sẽ tan
chút lòng đau rồi nguôi ngoai lặng lẽ
như vẫn ngàn năm mưa gió vô thường

NP Phan
.
Xin nhắc lại, Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn.
Độc giả có thể đặt mua qua mạng: https://www.vanhocmoi.com/ 

Hoặc gửi email: vanhocmoi68@gmail.com



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.