Hôm nay,  

LUẬN VỀ SỰ HỌC

11/19/201918:58:00(View: 3807)

Sự học cần thiết cho cả đời sống tinh thần lẫn đời sống vật chật. Mục đích của giáo dục chẵng những để đào luyện con người trở nên giỏi dang về kỹ năng (skill) mà còn tạo cho tâm hồn con người trở nên cao thượng hơn. Hình tội học (criminology) chứng minh là đa số những người liên hệ đến tội phạm có trình độ văn hoá kém, hoặc thuở nhỏ không được giáo dục đúng cách. Vì thế ngươì ta thường nói mở thêm một nhà trường sẽ giúp đóng cửa một nhà tù.” He who opens a school door, closes a prison” (Victor Hugo).

 

Đặc điểm của người có học vấn thường

 

(1)- Ít lo âu, vì người có văn hóa có thể tiên đoán được sự việc xảy ra và biết cách ứng phó. “Khi vui thì hãy vui nhưng đừng tự kiêu, khi tại hoạ đến thì phải lo nghĩ mà chớ buốn phiền”. Làm người phải biết tỉnh trí, đừng kinh, mới dễ dàng mưu sinh thoát hiểm. “Nhân vô viễn lự, tắc hữu cận ưu”. Người mà không biết lo xa, tai họa ắt sẽ gần kề.

 

(2-)Thứ đến người có học thường tránh được lầm lỗi, vì dễ nhận biết được phải, trái trong các quyến định dân sự hay phuơng cách baỳ binh bố trận ngoài chiến trường.  Đặc điểm của xã hội dân chủ là khó có sự đồng nhất về tư tưởng vì tôn trọng đa nguyên, bá nhân, bá tánh.Tuy vậy, mặc dù phải, trái đôi khi không do chính mình phán đoán mà được xét định theo tiêu chuẩn phổ quát hầu như đựợc mọi tổ chức chính trị, tôn giáo, xã hội công nhận để tránh sự hổn lọan đó là nguyên tắc đa số, (majority rule) còn gọi là nguyê tắc tôn trọng ý chí chung.  Ý chí chung được áp dụng để phân định khi có sự bất đồng ý kiến xảy ra. Quyết định của các phiên hội, quyến định chọn các vị lãnh tụ trong các hội đoàn, tổng thống trong các quốc gia tự do đều được tuyển chọn theo nguyên tắc đa số. Trong lãnh vực tôn giáo như Đức Giáo Hoàng cũng được chọn theo nguyên tắc đa số. “What is right or wrong is being determined by the will of the majority” (John Locke), hoặc theo mẫu mực được truyền bá từ đời nầy sang đời khác qua phong tục, tập quán hay luật lệ chung của xã hội hoặc lấy quyết định giữa chốn đình trung như Hội Nghi Diên Hồng. Trên thế gian, chỉ có các nước độc tài hoặc các nước theo chủ nghĩa cộng sản áp dụng chế độ độc tài, đảng trị lạc hậu, không áp dụng nguyên tắc bầu cử tự do, như Trung Hoa, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam…

 

(3)- Thứ ba là người có học ít khi sợ sệt. “Úy thủ, uý vĩ, sợ đầu, sợ đuôi, làm gì cũng sợ.!. Sợ sệt thường do sự thiếu hiểu biết tạo nên. Những nhà độc tài sợ không khuất phục được quần chúng nên thường áp dụng biện pháp khủng bố. Sợ vì không biết cách giải quyết vần đế hay sợ phản ứng vì không tiên đoán trước được phản ứng của người khác. 

 

Muốn sự phán đoán được công minh, môt số tiêu chuẩn cần được lưu ý:

 

1) Vô ý: Xét việc thì đừng lấy ý riêng, tư dục,  mà phải xét theo lẽ phải 

2) Vô tất: Là không nên quyết đoán là việc đó làm được hay không làm được mà phải tạo cơ hội để thực hiện mới biết dễ hay khó. Không nên chủ quan bác bỏ những ý kiếu hữu ích của tha nhân theo ý nghĩ thiển cận của mình mà phải biết chấp nhận thử thách.

3) Vô cố: Vô cố tức là không cố chấp, phải biết nhìn xa hiểu rộng theo lẽ phải mà thi hành

4) Vô ngã: Vô ngã là quên mình, phải chí công vô tư  để phục vụ nhân quần xã hội, hành sự theo lẽ phải, chứ không chỉ làm những việc có lợi cho cá nhân mình. (Luận Ngữ).

 

 “Nếu phải cân nhắc giữa công ích và tư lợi, quyền lợi cá nhân và quyền lợi của quốc gia, dân tộc thì kẻ trượng phu phải hy sinh quyền lợi cá nhân cho đại nghĩa.” (Khuất Nguyên).

 

Đức Khổng Tử đã giảng cho môn sinh sáu điều tai hại của sự thất học.

 

1) Người ham điều nhân mà không học thì bị cái hại là ngu muội

2) Người ham đức trí mà không chịu học thì bị cái hại là phóng đảng

3) Người trọng chữ tín mà không chịu học thì có cái hại là dễ bị lường gạt

4) Người thích sự ngay thẵng mà không chịu học thì hoá ra nóng nảy

5) Người dũng cảm mà không chịu học thì dễ biến thành phản loạn

6) Người cương quyết mà không chịu học thì hoá ra cường bạo.

 

Sự học nói chung không chỉ là đọc sách vở mà còn học hỏi qua công việc làm, thu thập kinh nghiệm, giải quyết mọi vấn đế liên quan đến đời sống hằng ngày.

 

1) Muốn học trước tiên phải biết phục thiện. Nghĩa là biết làm theo điều phải, không tự ái.” Bất sỉ hạ vấn”. Hỏi người nhỏ tuổi hơn mình hoặc người làm việc dưới quyền mình vẫn không cảm thấy thẹn.

2) Phải có thiện chí tìm hiểu và hỏi han. Đức Khổng Tử khuyên môn sinh “Người nào không hỏi phải làm sao thì ta cũng chẵng có cách nào chỉ bảo cho họ được. Kẻ naò không hăng hái muốn hiểu thì ta cũng không thể giúp cho hiểu được. Kẻ nào không tỏ ý muốn hiểu biết thì ta cũng không thể giúp cho họ phát triển được. Ta vén lên một góc mà chẵng tự tìm được ba góc kia thì ta không giảng thêm nữa”.

3) Thượng Đế tạo nên nhân loại như những cây gổ quý Nếu không biết học hỏi thì gổ quý sẽ biến thành gổ mục. “Gổ mục thì không chạm khắc gì lên được, cũng như vách bằng đất bùn thì không tô vẽ gì lên được”. Nói khác đi trí tuệ là viên ngọc, nhưng ngọc bất trác sẽ bất thành khí.

 

Phương pháp học hỏi hiệu nghiệm

 

1) “Nên nghe cho nhiều, điều gì còn nghi ngờ thì để đó, tìm hiểu thêm, để tránh cái hại là nói trật sẽ bị thiên hạ chê cười. Điều gì biết rõ ràng chắc chắn thì nên nói, nhưng cũng nên nói một cách ôn tồn”.

2) “Nên thấy cho nhiều, những gì thấy chưa được rõ thì để đó đừng làm. Còn những gì biết rõ thì cũng nên làm một cách cẩn thận, như vậy sẽ ít phải ăn năn“

 

Học hỏi được những điều hay lẽ phải cũng cần được áp dụng vào đời sống hằng ngày hay truyền thụ cho nguời khác. Nếu không, kiến thức sẽ trở thành mai một. Đúng với câu ngạn ngữ La tinh: 

“Qui novit neque id quo sentit experimit per inde est ac si nesciret”. Anh ngữ cũng có câu :”The knowledge or wisdom he has in his head is of no use to anyone unless he can communicate it to other”. Có kiến thức mà không áp dụng được vào đời sống hoặc không truyền thông được cho người khác thì kiến thức đó sẽ trở thành vô dụng, chẵng khác nào ăn vaò mà không tiệu hoá thì “Có ăn mà không có vóc, có học mà chẵng hay”

Ở đời có ba hạng thức giả:

1) Không ai dạy mà biết được đạo lý. “Sinh nhi tri giả, thuợng giả” là hạng siêu việt.

2) Có đi học mới biết đuợc. “Học nhi tri chí giả, thứ giả” là hạng khoa bảng thuờng tình

3) Dốt mà chịu học hỏi. “Khốn nhi học chi, hữu ký giả” là hạng có chí thì nên

Ngoài ra những người dốt mà không chịu học là hạng “cũng liều nhắm mắt đua chân, thử xem con tạo xoay vần đến đâu”.“ Khốn nhi bất học, ân tư vĩ hạ hỉ “.

 

Xã hội Tây phương cũng thường phân loại:

1) Professionals with great mind talk about ideas. “Chuyên viên giỏi thường  nêu lên sáng kiến. 2) Professionals with average mind talk about current events. “Chuyên viên trung bình thường bàn những sự việc đang xảy ra và 3) Professionals with small mind talk about people. “Chuyên viên thường hay bàn về chuyện thế thái nhân tình.

 

Dù thuôc hạng nào chăng nữa, mỗi ngày mình nên xét ba điều: “Mình giúp ai việc gì, có giúp hết lòng không; giao du với bạn bè có giữ được sự trung tín không; mình có học hỏi thêm được điều gì mới mẻ trong ngày không”.

 

Diễn trình giáo dục là diễn trình thu nhận kiến thức, tinh luyện suy luận và phát triển sáng taọ.

Cách học của người Tây phương và người  Á Đông có điểm sai biệt được lưu ý là Á Đông học để lấy bằng cấp, “từ chương  trích cú” (Test- taking skill/ based education on memorization and constant testing), học  thuộc lòng để thi test. 

 

Giáo dục Tây phương chú tâm giúp sĩ tử biết suy tư, phát minh, áp dụng kiến thức vaò đời sống.(how to get their kids to communicate, to think, to solve problems). Các nhà giáo dục giám định phương pháp giáo duc Đông Tây (International rankings) nhân định nên giáo duc Hoa Kỳ xếp hạng cao trên thế giới nhờ phương pháp giáo dục khích lệ học sinh, sinh viên suy tư, đối thoại với nhau và với thầy, học cách giải quyết vấn đề. Hoa Kỳ đã đầu tư vào nên gíáo dục khoảng # 3% GDP hằng năm (Tổng Sản lượng (Gross Domestic Product) của Hoa Kỳ năm 2018 là 20.50 trillion)  vào ngân sách giáo dục quốc gia, cao hơn các quốc gia khác..

 

 Môt nhà giáo dục Á Động nhận xét ” When I went to college in the United States, I encountered a different world. While the American system is too lax on rigor and memorization, - whether in math or poetry- it is much better in developing the critical faculty of minds, which is what you need to succeed in life. Other educational systems teach you to take test; the American system teaches you to think... That is why the America produces so many entrepreneurs, inventors, and risk takers. It’s America, not Japan, not China that produces dozens of Nobel Prize Winners... America know how to use people to the fullest”.

 

 Đặc biệt nền giáo dục Hoa kỳ khuyến khích hoc sinh, sinh viên thách thức kiến thức theo tập quán hay quy ước kể cả thách thức giới hữu trách trong các ngành sinh hoạt nhân sinh.” Most of all, America has a culture of learning that challenges conventional wisdom, even if it means challenging authority”. Có lẻ đó cũng là lý do trẻ em Tây phương thường không hẵn nghe lời người lớn nói .. “Children have never been very good at listening to their elders” (James Baldwin).

 

Học sinh, sinh viên Tây phương nghiên các môn học qua sách giáo khoa được cập nhật hằng năm và đến lớp dành thì nghe giảng baì, thảo luận và giải quyêt vần đề. Trong lúc đó, trong các trường học Á Đông, không có sách giáo khoa cấp phát hay bán cho học sinh, sinh viên. Hoc sinh, sinh viện đến lớp dùng hềt thì giờ chép bài. không có thì tranh luận, học sinh sợ thầy không dám đặt câu hỏi, lớp học thiếu sinh khí... Thầy thì lây sách giáo khoa Tây phương dich ra vài chương đọc cho sinh viên chép lại để học. Có khi sách giáo khoa, gồm 18 chương, daỳ 600 trang cho một môn hoc. thầy chỉ dịch môt vài chương để đọc cho sinh viên chép. Vi thề, kiến thức của sinh viên, thiếu đầu, hụt đuôi.  Khi qua các nước Tây phương, mặc dù có bằng cử nhân, cao học, tiến sĩ, nội hoá, nếu không đi học lại để cập nhật kiến thức hay tìm học thêm một nghề chuyện môn thì sinh kế khó được hanh thông. 

 

Thu nhận kiến thức để lãnh nhận chứng chỉ, văn bằng, chỉ mới là giai đoạn đầu. Nếu mới đạt được giai đoạn nầy mà đã tự thỏa mãn thì chỉ mới đạt đến sự hiểu biết vòng ngoài, cách vật chí tri, nhưng chưa đạt đến trình độ thành tâm, chánh ý, tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ!  Học để hiểu biết và giỏi giang hơn về một ngành chuyên môn là điều tốt. Nhưng nếu chỉ để mong được an nhàn, sống lâu, giàu bền, còn việc quốc gia, cộng đồng, xã hội, ái hữu không thèm nghĩ đến thì chưa đạt đến trình độ tri thức.

 

Vì thế, triết lý giáo dục nhân bản không ngưng lại ở mức độ thu nhận kiến thức để trở thành chuyên viên mà còn tiến đến chủ đích làm cho con người trở nên cao thượng hơn. “Thượng vì đức, hạ vì dân” để làm gương cho hậu thế. Phối hợp đạo lý làm người và kiến thức để giúp đời là dấu chỉ của của kẻ sĩ. như quan niệm của Nguyễn Công Trứ 

 

“Kinh luân khởi tâm thượng,

 Binh giáp tàng hung trung. 

Vũ trụ chi giai ngô phận sự.

Nam nhi đáo thử thị hào hùng.”

 

Phải, với tinh thần “Vũ trụ chi giai ngô phận sự” thì “Người chăn cừu xứ Tô Cách Lan và ông bộ trưởng công trạng đối với quốc gia ngang nhau”. Một người khoa bảng có văn bằng và một người mù chữ cũng có công trạng như nhau đối với tổ quốc, miễn là làm xong nhiệm vụ mà tổ quốc giao phó. 

 

Năm 1843, Tướng Quân Nguyễn Công Trứ bị giáng chức làm linh thú ỡ Quãng Ngãi. Ông quan niệm “ Khi làm tướng, tôi  không lấy làm vinh, thì lúc làm lính có chi mà nhục”. Quan niệm nầy đúng với cường thường, đạo nghĩa. quyết tâm phục vụ chính nghĩa quốc gia, dân tộc, thể hiện thái độ  “tâm“ đã định và “tính” đã an. (Tri kỳ tâm, tận kỳ tính).

 

  ‘Miển huơng đảng đã khen rằng hiếu nghị,

  Đạo lập thân, phaỉ giữu lấy cuơnng thường”.

 

Còn  về phần thiệng liệng thì Nguyễn Tướng Công quan niệm thiên đàng, điạ ngục ngay tại tâm ta.

 

“Cái luân hồi chẵng tại đâu xa...

 Nghiêp duyên vốn tại mình ta,

Nơi vuông tấc (square inch) đủ thiên đàng, địa ngục!”

 

“Cái học khoa cử chỉ là manh aó bên ngoài, là con đường đi vaò đạo sống”. Nếu không đạt được chính đao, nghĩa là không phục vụ chân lý, chính nghĩa, quốc gia,dân tộc thì khoa bảng chỉ là tấm giấy trắng vô nghĩa. 

 

Người ta thường nói: “Tri thức tôn giáo thườg do mặc khải (revelation). Tri thức triết hoc do lý trí quan niệm mà lãnh hội. Tri thức khoa học do thực nghiệm.”  Sự học tuy khó khăn, nhưng khi biết áp dụng kiến thức vào đời sống thì thành quả sẽ rất ngọt ngào, là phương cách đầu tư thâu được nhiều lợi nhuận nhất cho cá nhân, gia đình và xây dựng quốc gia dân tộc.

 

Học vấn là hành trình suốt cuộc đời, học nhanh hay chậm không quan trọng, miễn là đừng bỏ học (Đức Khổng Tử). Điều hay nhất của học vấn là không ai tước đoạt kiến thức của mình được. “The beautiful thing about learning is that no one can take it away from you” (B.B. King).

 

Triết lý hành động của kẻ trượng phu là “Nếu phải cân nhắc giữa tư lợi và công ích, kẻ trượng phu phải hy sinh tư lợi để phục vụ công ích”.  Cho nên học và áp dụng kiến thức để làm việc nhân nghĩa, xây dựng nhân quần xã hội, quốc gia dân tộc thật là một nguồn vui vô tận. “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”. 

 

Dù có  khoa bảng hay không, còn tuỳ hoàn cảnh,. Thế nhân vẫn là tinh hoa Trời ban để quản trị  vũ trụ, thì chúng ta có sứ mênh phải

 

                                                     “Trân trọng ơn Trời cho trọn vẹn.” 

 

Trần Xuân Thời



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.