Hôm nay,  

RMS tập truyện Hoa Vông Vang của nhà văn Đỗ Tốn (DT)

26/08/201913:40:00(Xem: 4415)

 


hoavongvang_pb.jpg


Phát biểu của Trịnh Y Thư


Kính thưa quý vị và các bạn:


Thật là một vinh hạnh lớn lao cho tôi được BTC mời lên đây để thưa chuyện trước một cử tọa chọn lọc, phát biểu đôi điều về tác phẩm Hoa Vông Vang (HVV) của nhà văn DT.


Thưa quý vị:


Cũng như phần nhiều những người mê đọc sách ở thế hệ tôi, chúng tôi đã biết và đã đọc tập truyện HVV từ khi còn là một học sinh trung học tại quê nhà. Đó là một tác phẩm thuộc loại kinh điển của văn học VN thời hiện đại khi văn chương chữ quốc ngữ ở nửa đầu thế kỷ XX đã bắt đầu đặt nền móng và định hình vững chắc với những nhà văn, nhà thơ thuộc nhóm TLVD như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Tú Mỡ, v.v… và những nhà văn không ở trong TLVD như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân… Cuốn HVV xuất bản lần đầu năm 1945 vào thời điểm khi TLVD đã có những dấu hiệu tan rã vì cuối năm 1940, những nhân vật cột trụ trong văn đoàn như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí... bị thực dân Pháp bắt giam rồi đày lên Sơn La. Năm 1942, nhà văn Nhất Linh phải trốn sang Trung quốc, còn Thạch Lam thì mất vì bệnh lao phổi. Đó cũng là một thời kỳ biến động đầy những biến cố lịch sử trên đất nước Việt Nam nói chung. Từ khoảng năm 1937, không khí của Thế Chiến II tác động mạnh đến đời sống xã hội Việt Nam. Năm 1940, Nhật xua quân đội vào Đông Dương. Năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh dẫn đến vụ Việt Minh cướp chính quyền, châm ngòi cho hai cuộc chiến khốc liệt kéo dài suốt 30 năm sau đó trên quê hương.


Thế nhưng, mặc dù được viết giữa một bối cảnh lịch sử đầy tao loạn như thế, cuốn HVV của nhà văn DT lại gần như không có một dấu vết thời cuộc nào, mà thấm đẫm chất lãng mạn Tây học với cách nhìn phóng khoáng về cuộc sống của các nhân vật trong truyện, theo nhận định của phần nhiều các nhà phê bình và người đọc. Tuy nhiên, qua truyện ngắn Ả Hẩu, cũng in trong tập sách quý vị đang có trên tay ngày hôm nay, và nhất là qua tiểu sử của ông cũng như Hồi Ký Như Băng, người bạn đời của ông, chúng ta được biết ông đã có những hoạt động cách mạng dấn thân nhằm mục đích khôi phục nền độc lập cho nước nhà từ khi còn rất trẻ. Mặc dù nhận thức rất sớm về thực trạng đất nước không có chủ quyền, xã hội thì lạc hậu tỏa chiết lên cuộc sống của người dân, nhưng khi viết cuốn sách này, nhìn từ góc độ nghệ thuật, và dù là tác phẩm đầu tay, nhà văn DT đã dứt khoát bước ra khỏi quan điểm văn chương luận đề, vốn trì kéo văn nghiệp của Nhất Linh nhất là ở giai đoạn đầu thập niên 30. Đọc HVV chúng ta không thấy những phê phán xã hội, hoặc chính trị, hiện rõ trên trang giấy, và nếu có thì chỉ là những ẩn dụ tinh tế, nói một cách ý nhị như trong các truyện Chú tôi, Giáo huấn hay Một kiếp sống.


Tuy tác phẩm HVV không đề cập đến các biến cố lịch sử xảy ra trên đất nước VN vào thời điểm cuốn sách ra đời, nhưng thật sai lầm nếu chúng ta không nhìn thấy tâm tình thương yêu của tác giả đối với quê hương ông. Ông là người yêu thiên nhiên ngay từ thuở thiếu thời, nên ông đã dành những trang viết đầy ắp tình tự quê hương dân tộc qua màu sắc, âm thanh và cảm xúc với cái hồn quê chân tình nhưng thật đẹp. Trong truyện ngắn Tình quê hương, chúng ta bắt gặp cái hồn quê đó thể hiện như sau:


Tiếng vài con ong bay trong nắng trưa và tiếng võng đưa kẽo kẹt hòa điệu cùng giọng hát ru em tự căn nhà ngang khe khẽ vẳng tới làm Ninh bỗng tần ngần đứng lại bỏ mũ ra… gió thoảng mùi đất mát. Ninh đương hưởng một cảnh gì êm ái mà chàng không thể thấy được! Chàng đưa tay rứt mấy cái lá, đứng nhìn vơ vẩn: một chút gì đẹp quá vừa thoáng qua trong lòng, trong hồn! Và hồn quê trong điệu ru, và tuổi thơ trong tiếng võng…


Những đoạn tả cảnh tả tình tuyệt vời đầy chất thơ như thế xuất hiện rất nhiều, bàng bạc trong tất cả những truyện, mà nếu không sống thật trong đó, không hòa mình thấm đẫm vào khung cảnh của bờ ruộng nương dâu thì không thể nào vẽ nên bức họa đồng quê linh động nhiều sắc màu và âm thanh như thế được. Đó là tình quê hương , thứ tình tự nhiên nơi con người ở bất cứ thời gian không gian nào, nồng nàn, đau đáu, tràn ngập trong lòng không sao ngăn cản được và chỉ chờ dịp là bùng lên như dòng nước lũ cuồn cuộn vỡ òa trong tâm tưởng. Suốt tập truyện, chúng ta bắt gặp thật nhiều những trang viết tương tự nói về cái lòng yêu quê của một chàng trai đang theo học ngoài tỉnh thành nhưng lòng dạ thương nhớ quê nhà thì lúc nào cũng bần thần nung nấu đến nỗi “đã nhiều bận giữa buổi học, bỗng thấy trống trải, lòng như thiếu thốn một cái gì, thế là chàng lại vứt sách đâm về quê.”


Có lẽ vì yêu cái đẹp hồn hậu của miền quê thôn dã nên các nhân vật nữ của DT phần nhiều là những cô gái hiền thục, đảm đang, nền nã, đoan chính, gia phong. Tuyền của Duyên số, Nhàn của Tình quê hương, Lan của Định mệnh, “người chị họ” của Điệu thu ca, thậm chí Phượng Trinh của Hoa vông vang, tất cả đều có một mẫu số chung là lãng mạn, chan chứa tình cảm, nhưng không nổi loạn và không vượt qua đường biên lễ giáo. Có lẽ ảnh hưởng của truyền thống vẫn còn mạnh mẽ ở buổi giao thời ấy khi những nhân tố cho những đổi thay mãnh liệt chỉ mới bắt rễ đâm chồi chứ chưa thật sự bung nở thành một ý thức hệ mới mẻ. Còn các chàng trai thì sôi nổi tình cảm nhưng lại rụt rè, nhút nhát, yêu nhưng chẳng dám vọng động, suồng sã vì sợ làm tan vỡ cái hình ảnh đẹp đẽ mà chàng cho là mong manh như giấc mơ hoa.


Các cuộc tình vì thế thường chẳng đi đến đâu, khi nàng lên xe hoa về nhà chồng thì chàng đau khổ buồn bã trở lại trường học với câu thơ “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở” làm liều thuốc an thần. Đọc chuyện tình của DT, ngày nay không ít chúng ta chắc phải sốt ruột. Trời ơi! Yêu thì nắm tay, hôn đại đi, cô ấy không làm gì đâu, đừng sợ. Nhưng mấy lần định tỏ tình mà không dám, chàng trai lảng sang chuyện khác dù cô gái đang ngước mặt chờ đợi một câu nói tình tứ nồng nàn, nét thất vọng bỗng hiện trên mặt cô gái, cô đâm ra nghi ngờ lòng dạ chàng trai và mấy hôm sau cô nhận lời cầu hôn của một kẻ xa lạ, không hề quen biết. Đó là Đẩu và Phượng Trinh, là Ninh và Nhàn… Một ngoại lệ là Phong trong Định mệnh. Phong si mê cô em họ và anh đã không kềm nén được lòng mình để ngọn lửa yêu đương bùng cháy trong vô vọng. Kết quả như thế nào thì ít nhiều chúng ta cũng có thể đoán ra, DT đã giải quyết câu chuyện bằng cái chết bất hạnh của chàng trai.


Ngày nay chúng ta xem HVV là một tác phẩm kinh điển của văn chương VN như tôi vừa nói ban nãy. Cuốn sách đã và vẫn là chuẩn mực để tìm hiểu, học hỏi cho những ai muốn theo đuổi nghiệp văn. Sau cả ¾ thế kỷ, đọc lại, chúng ta vẫn thấy có những điều thú vị. Thú vị vì chúng ta như được nhìn ngắm lại một khung cảnh quá khứ linh động với những con người sinh sống bên trong, tuy thuộc về một không gian và thời gian xa cách nhưng lại không khác chúng ta bao nhiêu. Đó vẫn là những con người với bao khao khát và thao thức làm sao được sống một cuộc sống có ý nghĩa, được sống như một con người. Sở dĩ cuốn sách nói lên được điều đó, là vì tính nhân bản đã là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm.


DT không chủ trương viết văn luận đề, xã hội cũng như chính trị, ông cũng không để bất cứ một chủ thuyết nào làm chỉ đạo cho ngòi bút của ông. Đối với ông, tình cảm con người, cuộc sống con người, phải tự do, phải hòa mình với cây cỏ ngoài đồng nội, với lẽ tự nhiên của đất trời, như cái hoa vông vang chỉ tươi đẹp khi còn ở trên cây ngoài bờ bụi, tương giao với giai điệu và nhịp điệu của bản hòa tấu thiên nhiên, nó sẽ héo úa mau chóng nếu bị ngắt về làm vật trang trí bên trong căn phòng tù túng, chật hẹp. Ý thức hệ hay bất cứ một giáo điều nào cũng là căn phòng tú túng, chật hẹp cho cuộc sống con người.


Đọc HVV, tôi còn thấy một thú vị khác nữa, đó là những hình ảnh mà ngày nay không còn nữa, thí dụ như hình ảnh “Tuyền ngừng thêu nghiêng đầu đưa chiếc kim vuốt vào trong tóc để lấy dầu trơn… ” trong truyện Duyên số. Hoặc những từ bây giờ không thấy trên sách vở hay đối thoại hằng ngày như động từ “khíu” hay danh từ “lao màn”,  “tăm bông”, “guốc phi mã gót cao”, v.v… Tôi cũng phát hiện ra “bánh dầy để quá ngày, khô, ăn mát và bùi lắm.”


Văn hào Nhất Linh bảo, “DT viết bằng cảm giác nhiều hơn là bằng ý nghĩ.” Nhận xét này của ông đáng cho chúng ta suy ngẫm. Viết bằng cảm giác tức là viết bằng con tim trực quan, còn viết bằng ý nghĩ là viết bằng lý trí suy luận. Nói cách khác, DT khi viết những truyện ngắn này đã đem tâm hồn của mình thể hiện lên tác phẩm, ông dàn trải gần như tất cả những ngõ ngách tâm hồn mình lên trang viết.


Đọc văn chương, hoặc thưởng ngoạn bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào, âm nhạc cũng như hội họa, chúng ta không tìm kiếm những tình tiết, chi tiết có tính thông tin hay lịch sử. Chúng ta đọc, xem, nghe “cái hồn” của người nghệ sĩ sáng tạo ẩn nấp đâu đó đằng sau tác phẩm. Văn nghệ sĩ là người phơi trải một cách tha thiết và chân thật cái phần tinh hoa của tâm hồn mình như một con người, và trải nghiệm đời sống, xấu cũng như tốt, của chính mình như một kẻ đồng loại. Nhà văn Pháp thế kỷ XIX Gustave Flaubert bảo ông viết văn vì ông muốn “đi vào linh hồn của sự vật,” nhưng chúng ta phải hiểu là nếu dưới ngòi bút của ông, sự vật như có linh hồn và cái linh hồn đó trở nên sống động, linh hóa thì chẳng qua đấy chính là do tâm hồn nhà văn thổi vào. Gần gũi với chúng ta hơn, nhà văn Võ Phiến cũng có nhận định tương tự khi ông bảo “… Mỗi nghệ phẩm thành công có một linh hồn.” Nó phải đi vào tâm hồn người đọc, phải gây cảm xúc nơi người đọc. “Cái nhìn [lên sự vật] biểu thị tâm hồn của mỗi nghệ sĩ, cái nhìn là linh hồn của mỗi nghệ phẩm.”


Cũng theo nhà văn Nhất Linh, cuốn HVV chất chứa tâm hồn người sáng tạo ra nó, trong bài Tựa cuốn sách ông viết như sau về cái tâm hồn đó: “… một tâm hồn lúc nào cũng sẵn sàng rung động như tâm hồn một nghệ sĩ đa cảm bỡ ngỡ đứng trước một cuộc đời muôn màu đẹp vừa hé mở ra trước mắt.” Và chính nhà văn DT cũng đã thú nhận trong “Thư ngỏ” gửi người anh ở trang đầu tập sách: “… lớn lên giữa nơi núi đồi khoáng đạt, lòng trai khao khát xa lạ, mê say nguy hiểm, luôn luôn em như nghe tiếng gọi của đời phiêu bạt… hơn nữa, em còn nghe rất nhiều: mầu tươi nét đẹp, một tiếng chim lạ kêu hót cũng gợi nhắc cho em những cảnh đâu đâu…”


Đó chính là tâm hồn một nghệ sĩ.


Sỡ dĩ tập truyện HVV của nhà văn DT cho đến ngày nay vẫn có người đọc là vì cuốn sách có một linh hồn. Nó chính là tâm hồn của nhà văn hiển hiện trên từng trang viết và thổi cảm xúc vào  tâm hồn người đọc chúng ta.


Xin thành thật cám ơn quý vị và các bạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.