Hôm nay,  

Nhà thơ “Em ơi, Hà nội phố” đã ra đi…

19/07/201909:53:00(Xem: 4418)

                        

Dao Nhu_Phan Vu 01
Chân dung Phan Vũ-1925-2019-tự họa

                                                                      

 
Kính gửi Thụy Khuê (Vũ Thị Tuệ)

 

Trong khoảnh khắc lich sử, ngày 17 tháng 7 năm 2019 tại Saigòn, chúng ta mất đi một gương mặt lớn, nhà thơ Phan Vũ, tác giả “Em ơi, Hà Nội phố”. Chúng ta phải nói gì đây, phải viết gì đây làm sao cho thật đầy đủ trọn vẹn về con người yêu nước nồng nàn, mãnh liệt ấy, hội tụ tất cả phẩm chất hi hữu cao quí, sống cùng thời đại với chúng ta đã ra đi…

     Về nhà thơ Phan Vũ, nhà khảo cứu văn hóa Nguyễn thị Hậu viết: “…Người ta gọi ông là nhà thơ, đạo diễn, họa sĩ…những nghề nghiệp mà ông đã trải qua và thành danh trong một cuộc đời  gần một thế kỷ (và hôm nay vẫn tiếp tục) của ông. Nhưng tôi muốn gọi ông là người đàn ông lãng du với những ý nghĩ đẹp nhất của từ này. Người đàn ông lãng du với một trái tim sôi nổi và trong trẻo trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không đánh mất sự trong trẻo ấy. Phan Vũ thuôc về thế hệ những nghệ sĩ trong hoàn cảnh thuộc địa đã tiếp nhận văn hóa Pháp qua văn chương và nghệ thuật và cả tinh thần tự do-bình đẳng-bác ái của Cách mạng Pháp. Đó là thế hệ “cầu nối” giữa văn hóa phương Tây và văn hóa dân tộc, giữa “truyền thống” với “đổi mới” sau những biến động lịch sử của thế kỷ 20. Có lẽ phải đến độ tuổi nào đó người ta mới thấm những gì mà thế hệ nghệ sĩ như Phan Vũ và nhiều người đã phải trải qua và để lại bằng những tác phẩm của họ là văn, thơ, họa, nhạc… Công chúng biết đến thơ Phan Vũ từ ca khúc“Em ơi, Hà Nội phố”. Nhạc sĩ Phú Quang đã bắt được tinh túy của bản trường ca để phổ nhạc mà mang lại sự thăng hoa cho những câu thơ da diết và giản dị…Ngoài trường ca “Em ơi Hà Nội phố”, Phan Vũ còn có 30 bài thơ khác. Thơ Phan Vũ viết về gì, viết cho ai, cũng đều là thơ tình, đẫm tình như tính cách của ông, sôi nổi, trong trẻo và rất trẻ…Những người tình của Phan Vũ qua những câu thơ không thể nhận diện nhưng có thể nhận thấy ông dành cho sự xúc động không kìm nén và trân trọng tình yêu như thể họ chỉ mới đi qua ông đây thôi…Và hơn hết cả là Em ơi, Hà Nội phố, tình yêu hơn cả mọi tình yêu, nỗi đau hơn cả mọi nỗi đau, niềm day dứt hơn cả mọi day dứt của Phan Vũ. Có lẽ không cần nói nhiều về 23 khổ thơ của trường ca mà mỗi câu thơ chạm vào tim là ứa ra những giọt hồng nóng hối thương yêu lối xưa phố cũ. Những mảnh Hà Nội của Phan Vũ  như kim cương nhiều màu sắc long lanh mà sắc bén, cứa vào ký ức người từng sống ở Hà Nội như tôi, vỡ òa…” https://chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguoi-dan-ong-lang-du-qua-hai-the-ky.html


Đó là sơ lược về nhà thơ Phan Vũ qua ngòi bút của Nguyễn Thị Hậu. Trong thực tiễn, Phan Vũ viết bài thơ “Em ơi, Hà Nội phố” trong những ngày bi tráng của lịch sử đất nước, trong 12 ngày và đêm vào mùa lễ Giang Sinh năm 1972 trên một gác xếp tai Hà Nội. Phan Vũ từng xác nhận ông viết “Em ơi, Hà Nội phố” vào tháng Chạp năm 1972  khi B-52  của Mỹ bắn phá thủ đô Hà Nội với lời hăm he của Nixon “đưa Hà Nội trở lại thời kỳ đồ đá”. Hai mươi ba khổ thơ “Em ơi, Hà Nội phố” khởi đầu bằng những câu thơ:

Dao Nhu_Phan Vu 02

     Em ơi, Hà Nội phố,

     Ta còn em, mùi hoàng lan

     Ta còn em, mùi hoa sữa…

     Ta còn em, màu xanh thật đêm…

     Em ơi, Hà nội phố

     Ta còn em, một gốc cây

     Một côt đèn

     Ai đó chờ ai

     Tóc cắt ngang xỏa xỏa bờ vai…

     Ta còn em, một ngã ba vội vã…

     Ta còn em, con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ…

     Em ơi, Hà Nội phố

     Ta còn em choàng khăn màu tím đỏ

     Chuổi cười vừa dứt

     Chút nắng còn le lói vườn hoa..

 

Với sự lập lại cố ý điêp từ Ta còn em…Ta còn em…như những lời cầu kinh cho Hà Nội đứng vững dưới những trận trút bom của pháo đài bay B-52. Ta còn em còn là Ta không mất em, ta không mất những hoài niệm yêu thương về Hà Nội mà đôi khi trong trạng thái cần nương tựa, cần an ủi ta lại tìm về.

 

Em ơi, Hà Nội phố- theo chính tác giả Phan Vũ, không phải là lời thủ thỉ tự tình, đó là tiếng kêu thương tha thiết, tháng Chạp bi tráng năm ấy. Những sự việc hàng ngày đã khắc ghi những đường rãnh trong kí ức, giữ lại cho con người nỗi nhớ xót xa, sâu đậm, Chỉ một đêm xuống phố Khâm Thiên sau trận bom, nghe tiếng than khóc của dân phố, nhìn những vành khăn trắng xóa trong đêm và ngửi mùi hương, cũng đủ hình thành ngay hoài niệm để một đời không thể nào quên…Bài thơ Em ơi, Hà Nội phố được viết vào những khoảng cách của những hồi còi đặt trên nóc của Nhà Hát Lớn báo động pháo đài bay B-52 vào thành phố. Tác giả Phan Vũ ghi lại một cách vội vàng do sự tình cờ, bất chợt không xếp đặt.

   Ngày ấy có một nhà thơ lớn, khi đoc bài thơ này đã thật lòng khuyên Phan Vũ  không nên phổ biến vì có thể chuốc vạ vào thân. Thật sự nhà thơ Phan Vũ cũng mệt mỏi vì những sự phiền hà về văn chương của giai đoạn ấy nên cũng nghe theo, bỏ xó bài thơ trong ngăn kéo. 
 

   Tất nhiên trong một quá trinh dài dằn dặc nửa thế kỷ, bài thơ không thể nằm yên trong ngăn kéo mà luôn cựa quậy bắt ông phải chinh sửa nhiều lần. Nhiều khi có vài ly rượu ngà ngà lại chợt nhớ, chợt thương một nỗi niềm, chợt tìm thấy một dáng một hình một con chữ cần thêm cần bớt…Cho đến năm 2009 nguyên tác bài thơ mới được in  trong tâp thơ Phan Vũ ở Huế. Tác giả Phan Vũ đã đọc bài thơ Em ơi,Hà Nội phố, dưới ánh sáng của một ngọn nến trong một căn nhà cổ cho một số bạn yêu thơ. Những năm năm mươi, sáu mươi của thé kỷ trước nước ta có nhà thơ Phùng Quán làm thơ chui, đến năm 2009 có nhà thơ Phan Vũ đọc thơ chui! Rõ là một đinh mệnh quá khắc khe cho nền thơ Viêt Nam, cho dân tộc ta.

Ông cũng cho hay: ở Saigòn trước đó ông đã đọc bài thơ Em ơi,Hà Nội phố tại quán Café Guitare Gỗ có nhac sĩ Châu Văn Khoa đệm đàn và viết thành ca khúc. Như vậy gần nửa thế kỷ bài thơ về Hà Nội vẫn chua được trở về Hà Nội. Và ông mong đợi một dịp đọc lần đầu Em ơi, Hà Nọi phố giữa Thủ đô. 

 

Và ngày 25 tháng 9 năm 2010 giấc mơ của nhà thơ Phan Vũ trở thành hiện thực. Tại Hà Nội Em ơi, Hà Nội phố đã được chinh tác giả Phan Vũ đọc lần đầu tiên trong đêm tổ chức riêng cho Thư Viện Hà Nội. Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần giới thiêu bài viết của nhà thơ Phan Vũ và cuộc hành trình gần năm mươi năm của   EM ƠI! HÀ NỘI PHỐ

     http://tuoitre.vn/tuoi-tre-cuoi-tuan/403657/Toi-viet-bai-tho-Em-oi-Ha-Noi-pho.html

Dao Nhu_Phan Vu 03
Nhà thơ Phan Vũ đọc thơ Em Ơí! Hà-Nội Phố tại Thư Viện Hà Nội Hôm 25-9-2010

 

Phan Vũ, cuộc đời của một người đàn ông lãng du qua hai thế kỷ, trôi giạt qua ba miền đất nước Hà Nội, Huế, Saigon. Để rồi hôm nay Saigòn, vùng đất Nam Bộ, ấp ủ thân xác anh, gìn giữ Em ơi, Hà Nội phố, tình yêu của anh với Hà Nội đời đời cho mai sau./.

 

Đào Như

Chicago-18-7-2019

Thetrongdao2000@yahoo.com 

 

                           

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không riêng cựu quân nhân, mà bất kỳ một đoàn thể nào sinh hoạt trong xã hội cũng đều có quyền và có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động chính trị
Trong tháng Năm, sau khi một bồi thẩm đoàn kết luận ông Lewis “Scooter” Libby có tội nói dối để cản trở sự thi hành pháp luật và ông chánh án liên bang Reggie
Ngày xưa, Bác Hồ dưới bút hiệu Trần Dân Tiên đã viết CẢ một cuốn sách ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chữ "cả" ở đây là của tác giả họ Trần
Theo một nghiên cứu mới do Asian Americans/Pacific Islanders in Philanthropy (AAPIP) thông báo hôm nay, xu hướng tài trợ của các hội hàng đầu ở Hoa Kỳ
Vừa đặt chân đến Nữu Ước (New York) chiều 18-6, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Mỹ 5 ngày, Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng sản Việt Nam
Công viên rộng một dặm vuông. Nhiều cây cao bóng mát vươn lên từ những thảm cỏ xanh mướt. Nắng chưa lên mà đã có người đi bộ hoặc chạy bộ lướt qua khu vực
Trước năm 1975 quân nhân các quân binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau khi thụ huấn quân sự, trước khi ra trường đều tuyên thệ trung thành
Đọc bài viết trên VietNamNet về buổi nói chuyện của Ngài Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc, tôi thấy có nhiều câu trả lời chưa thỏa đáng
Nhân dịp ông viếng thăm Hoa kỳ lần đầu tiên , tôi viết lá thư ngỏ này để bày tỏ nỗi quan tâm của cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ về hiện tình độc tài đảng trị
Khi Tổng thống George W. Bush tiếp Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại Bạch Ốc vào ngày Thứ Sáu, đó là lần đầu tiên một Chủ tịch Nhà Nước Việt Nam Cộng sản
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.