Hôm nay,  

Pháp Điều Phục Và An Trú Tâm

17/07/201900:00:00(Xem: 4112)
Thay Tanh Tue
Thầy Tánh Tuệ


Trưa ngày 14 tháng 7, mặc dù trời nóng bức và  nắng gắt của đầu mùa hạ, hội trường Shanga tại Huntington Beach vẫn đầy kín thính chúng về đây để nghe  Thầy Thích Tánh Tuệ thuyết pháp đề tài “Phương Pháp Điều Phục và An Trú Tâm” do Hội Phật Học Đuốc Tuệ tổ chức.

Thầy Tánh Tuệ không xa lạ gì với Phật tử vùng Orange County. Thầy là “du tăng”  trẻ , đã từng tu học ở Ấn Độ. Mỗi năm Thầy về  Cali và đi các tiểu bang ở Hoa Kỳ cũng như các nước giảng pháp sau nhiều năm tháng Thầy tổ chức hành hương, sống và làm từ thiện tại Ấn Độ. Năm nay Thầy dành cho Hội Phật Học Đuốc Tuệ một buổi pháp thoại và hai ngày tu học vào ngày 14 và 15 tháng 9.

Mở đầu, Thầy cho biết bài pháp thoại hôm nay dựa trên kinh “An Trú Tầm” là bài kinh thứ 20  hay kinh thứ 10 “Tăng Thượng Tâm” trong Trung Bộ Kinh của hệ phái Nguyện Thủy. Đối chiếu với kinh Kim Cang của Bắc Tông, tư tưởng của hai hệ phái này cũng là một.

Trong kinh Kim Cang, đoạn thứ hai nhan đề “Thiện Hiện Khải Thỉnh”, Ngài Tu Bồ Đề hỏi Đức Phật “ Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm Bồ Đề   vô thượng nên làm sao để trụ và điều phục tâm” ? ( Thiện nam tử. thiện nữ nhân phát A nậu đa la tam miệu tâm Bồ Đề ưng vân hà trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm ?)

Nói về tâm, Thầy trích dẫn phẩm đầu tiên trong kinh Pháp Cú, “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo”. Tâm tạo vật, Vật ảnh hưởng đến tâm.

Trước khi phân tích về  tâm, Thầy đặt những câu hỏi Tâm là gì? Thế nào là tu tâm?

Để cho buổi giảng pháp thêm phần sinh động và bớt đi cái nắng, nóng của thời tiết bên ngoài  làm cho người nghe mệt nhọc dễ đi vào giấc ngủ ,Thầy đã tạo ra sự giao lưu giữa giảng sư trên pháp tòa  và thính chúng ngồi nghe pháp. Những câu hỏi của Thầy và  các câu trả lời của thính chúng  đã nhiệt tình đóng góp ý kiến theo  những suy nghĩ và hiểu biết riêng của mình đã đưa đến câu trả lời đơn giản và ngắn gọn nhất. Tâm là khả năng nhận biết các đối tượng. Tu tâm là nỗ lực điều phục tâm.

Có hai phương diện nhận biết của tâm đó là tâm nội tại gồm các tâm hành như hỉ, nộ, ái, ố, ai , cụ, dục của thất tình xoay quanh đời sống con người  và ngoại tâm là sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần. Có hai tâm, tâm thể còn gọi là tâm bản chất hay Niết Bàn, Chân Nguyên, Chân Tâm...và tâm hiện tượng là tâm tìm cầu quá khứ với những “dư” như dư âm, dư ảnh, dư hương, dư vị , với những vọng tưởng hướng về tương lai mà  bỏ quên an trú tâm và sống trong giây phút  hiện tại. Tâm bản thể và tâm hiện tượng ví như sóng và nước, tuy hai mà một .Nước lặng thì không có sóng.

Phật giáo là đạo của “Tâm”. Người không đi chùa lễ bái, tụng niệm nhưng tu tâm cũng là tu theo Phật giáo. Thiền sư Thái Lan Ajahn Chad đã nói quyển sách đáng đọc nhất chính là tâm, là quay về quán sát cái tâm của mình.

Đi sâu vào bài pháp, một chị Phật tử đã đọc phần chính văn của kinh  “An Trú Tầm” “Tầm” (Vitaka) là khuynh hướng tâm tìm cầu ví như con ong bay quanh những bông hoa nhiều vòng trước khi cắm vòi vào một nhụy hoa để hút mật. Theo lời Phật dạy có 5 cách điều phục tâm. Thứ nhất là đối trị, dùng một thiện pháp để diệt trừ ác pháp. Nếu người thợ mộc dùng phương pháp “thay chốt” thì người tu dùng thiện pháp hay thiện tâm để “độ” cho các tâm bất thiện bằng cách tham thiền, trì giới, tụng kinh, niệm Phật, sám hối.

Thứ hai người tu dùng tuệ giác để quán sát và suy nghiệm sự nguy hiểm của các tâm bất thiện này. Điều này giúp cho người tu tránh được những hậu quả tai hại do các tâm bất thiện gây ra.

Thứ ba là pháp  nhắm mắt làm ngơ , bỏ mặc , không tác ý, không thấy sắc pháp. Thầy nói đùa đó  là phương pháp “Mackeno”. Hãy mặc kệ, buông xả , không phản ứng các tâm bất thiện, người tu sẽ được giải thoát, tự do.


Pháp thứ tư là tác ý các “tầm”, nhận diện khách quan các tâm hành, không phản ứng,  không đồng hóa với các đối tượng như thân , thọ , tâm, pháp. Người tu được ví như người gác cổng  chỉ nhận diện tâm như nhìn người qua kẻ lại bên đường. Pháp thứ năm để chế phục tâm, Thầy liên hệ đến cuộc đời tu của đức Phật và các tỳ kheo đã từng trải qua nhiều gian khổ. Trong kinh An Trú Tầm có nói đến người tu có lúc phải “nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại các ác và các bất thiện tâm”. Đức Phật đã thành đạo và  tự chiến thắng mình. Câu nói “ Tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất” cũng là kinh nghiệm bản thân của Ngài đã chế ngự được tâm.

Thầy dẫn chứng nếu chúng ta làm theo lời Phật dạy, nghe  những lời nhục mạ, theo tập khí thông thường, nếu ta phản ứng ngay  bằng một cảm xúc giận dữ thẳng đến đối tượng, phản ứng như vậy chỉ đưa đến những hậu quả tệ hại hơn.  Hãy để tâm về chính cảm xúc mình đang có mà không về đối tượng, điều hòa hơi thở , trú tâm ở đan điền mà không để trên trán hay nơi tim, cơn giận mau tan biến.

Thầy nói về những kinh nghiệm bản thân của Thầy khi phải trải qua những cơn bão cảm xúc như sân, giận, sợ hãi… Thầy dùng hình ảnh hãy quán chiếu mình như cây. Hãy đặt mình dưới gốc cây thấp để có sự vững vàng và né tránh cơn bão. Cơn bão cảm xúc đi qua chỉ quật ngã những ngọn cây trên cao Tóm lại , hãy nhận diện cảm xúc. Không đồng hóa mình  với cảm xúc.

“ An trú tầm” hay tu tâm giúp cho người tu không tạo nghiệp, sống “an nhiên giữa những thăng trầm”, đoạn ái, giải thoát các kiết sử, giảm thiểu tính kiêu mạn và chấm dứt các khổ đau.

Dieu Lan
Đạo tràng Gia Đình Thiền Sinh Sợi Nắng hợp ca bài “Cái Biết Trong Ta” của tác giả Doãn Quốc Hưng.

Trong gần 4 tiếng đồng hồ nghe pháp, thính chúng có 15 phút nghỉ giải lao nhưng số người ở lại tiếp tục nghe pháp  phần còn lại vẫn còn đông trong hội trường. Bài giảng nào của Thầy Tánh Tuệ đều được tô điểm thêm vài tiết mục văn nghệ như  hôm nay có phần đóng góp của anh Tâm Minh Trí với bài “ Sư Tử Hống”, thơ của Thiền sư Nhất  Hạnh. hị Hương Như Ý  ngâm bài “ Thôi Kệ”của nhà thơ Như Nhiên. ( Như Nhiên cũng là bút hiệu của Thầy Thích Tánh Tuệ). Đạo tràng Gia Đình Thiền Sinh Sợi Nắng hợp ca bài “Cái Biết Trong Ta” của tác giả Doãn Quốc Hưng. Bài hát này tình cờ phù hợp với đề tài của bài pháp hôm nay vì “Tâm” cũng chính là “Cái Biết”.

Không những thế, Thầy Tánh Tuệ có giọng ngâm thơ và giọng hát rất truyền cảm. Thầy thường điểm xuyết ngâm một vài câu thơ phù hợp với bài giảng hay hát  một vài bản nhạc đạo trong các buổi pháp thoại hay các khóa tu học. Vì thế các bài giảng Pháp của Thầy mang đến cho thính chúng một tâm cảnh được nghe pháp hay  tu học nhẹ nhàng, vui tươi và  thoải mái.

Trong buổi pháp thoại hôm nay, thính chúng rất hoan hỉ được  nhận một món quà tinh thần của Thầy với chữ ký đề tặng. Một quyển sách in trang nhã, tựa đề “An Nhiên Giữa Những Thăng Trầm” gồm khoảng gần trăm bài thơ chia ra làm ba phần  với ba chủ  đề “Quá Cảnh Trần Gian”, “Bên Đời Mưa Nắng”, “Sống Thương Hết Dạ Lúc Này”. Bên cạnh những bài thơ là những bài viết ngắn chất chứa nhiều tư tưởng triết lý sâu sắc.

Sư Cô Thích Nữ Nhuận Bình đã viết lời giới thiệu về quyển sách “…mỗi trang sách như ngọn đèn soi sáng lòng ta, giúp ta tự tìm thấy và nuôi dưỡng sự bình an đích thực , vĩnh cửu.”


Cảm ơn Thầy về món quà quý giá này. Cảm ơn Thầy về bài pháp hôm nay chúng con và thính chúng được ơn triêm công đức và nhiều lợi lạc. Cảm ơn Hội Phật Học Đuốc Tuệ và ban tổ chức đã tạo điều kiện cho hàng Phật tử vùng Orange County có được một chương trình nghe pháp phong phú và cơ hội dự các khóa tu học trong năm 2019.

Cali ngày  16 tháng 7 năm 2019.
Diệu Lan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.