Hôm nay,  

Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 2

14/07/201914:25:00(Xem: 4874)
Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 2
  
Đoàn Hưng Quốc

 

  

Khoảng cách giàu nghèo hiện tăng vọt không chỉ ở Mỹ mà còn tệ hại hơn nhiều tại các nước bao gồm Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam v.v… nhưng bài này chỉ viết về Hoa Kỳ. Khi nói đến chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ ngày nay không thể giải thích bằng chủ nghĩa Mác của giai cấp chủ nhân bóc lột thợ thuyền,  mà chính yếu bắt nguồn từ cấu trúc xã hội không thay đổi kịp theo đà phát triển của hai trào lưu toàn cầu hóa và điện toán hóa.

                                                                                 

Tài sản của 0.1% những người giàu nhất nước Mỹ hiện bằng 90% dân chúng dưới cùng gộp lại [1]. Khoảng cách thu nhập giữa thiểu số giàu và  đa số còn lại cách xa nhất kể từ năm 1928, tức là trước cuộc Đại Khủng Hoảng 1929 [2]. Điều này khiến quần chúng phẫn nộ dẫn đến cao trào dân túy của Tổng Thống Donald Trump thuộc cánh hữu, cùng sự bộc phát của khuynh hướng xã hội bên cánh tả mà tiêu biểu là ứng cứ viên Tổng Thống Bernie Sanders. Tình trạng nói trên làm rạn nứt xã hội và thách thức đến chính nền tảng dân chủ của Hoa Kỳ. Bài viết này phân tích những nguyên nhân khiến chênh lệch giàu nghèo nhảy vọt như vậy, mà nhìn chung là đến từ toàn cầu hóa, điện toán hóa và cấu trúc xã hội.

 

  1. Lý do thứ nhất khi xã hội thông tin toàn cầu ngày nay tạo cơ hội cho hiện tượng “winner takes all” tức là phần thưởng dành trọn vẹn cho kẻ thắng cuộc. Chẳng hạn đại đa số mọi người đều dùng Google, Facebook, Amazon nên những công ty này bỏ rất xa các đối thủ cạnh tranh còn lại. Mức thu nhập của một danh ca hạng nhất như Lady Gaga hay Taylor Swift triệu lần nhiều hơn hàng ngàn ban nhạc kém nổi tiếng khác. Lương bổng của một CEO trung bình cao gấp 361 lần công nhân viên [3]. Dù không ai bóc lột ai nhưng lợi tức xã hội tập trung vào một thiểu số rất ít thành phần ưu tú (elites) mà bỏ rơi rất xa đa số còn lại.

 

  1. Vào giữa thế kỷ 20 một hãng chế tạo xe hơi như GM thuê hàng trăm ngàn công nhân thợ thuyền với mức lương đủ để sống trong giới trung lưu cho dù không có trình độ đại học. Ngày nay những công ty như Google và Facebook không cần đến lao động chân tay (blue collar) trong khi Amazon và Walmart mướn hàng trăm ngàn nhân viên nơi các trạm trung chuyển nhưng chỉ với đồng lương tối thiểu (minimum wage). Như vậy xã hội khi điện toán hóa ưu đãi thành phần chuyên viên học thức mà bỏ rơi những người không có tay nghề cao.

 

  1. Công nhân của GM, Ford trước đây khi về già sống thoải mái nhờ vào lương hưu trí (pension). Ngày nay chế độ pension gần như chấm dứt, hàng chục triệu người Mỹ với mức lương thấp không đóng đủ vào các quỹ hưu trí cá nhân (401K hay IRA) nên không có tiền để nghĩ hưu hoặc phải dựa vào trợ cấp xã hội.

 

  1. Khoảng cách giàu nghèo một phần do lương bổng nhưng phần lớn nhờ vào đầu tư tích lũy đất đai, địa ốc và chứng khoán [4][5]. Thí dụ mức lương ở Texas và Cali không cách xa nhau, nhưng nếu mua nhà thì sau 30 năm ở Cali sẽ hơn Texas rất nhiều. Những ai đầu tư tích lũy địa ốc và chứng khoáng ngày càng giàu hơn trong lúc số còn lại thụt lùi hay dậm chân tại chổ. Trong vòng 40 năm nay mức lương trung bình của người dân Mỹ không tăng nếu tính sau lạm phát [6] trong khi giá trị cổ phiếu và nhà đất tăng vọt, nhất là ở các trung tâm thương mại vùng Cali, New YorkWashington DC. Khoảng 20% dân Mỹ sống ở ven hai bờ biển Đông Bắc và Tây Hoa Kỳ nhưng gặt hái gần hết những thành quả kinh tế mà bỏ rơi số đông ở các tiểu bang còn lại.

 

  1. Lương bổng nhiều ít tùy thuộc vào năng xuất lao động của từng cá nhân trong khi tài sản đất đai, địa ốc và chứng khoán tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tạo thành chế độ giai cấp vốn là hiểm họa cho nền dân chủ và tính lưu động (mobility) trong xã hội tư bản, ngày nào “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

 

  1. Phân tích tiếp về vấn đề hương hỏa ngày xưa các điền chủ có hàng chục đứa con nên khi chết ruộng đất bị cắt manh múng nhỏ dần cho từng gia đình nên là một hình thức giảm bớt giàu nghèo. Trái lại giờ đây những gia đình giàu có và trung lưu ở các thành phố lớn thường chỉ có 1 hay 2 người con nên gia tài nếu tích lũy sau vài thế hệ sẽ tăng lũy tiến, tạo ra hố sâu với mọi thành phần còn lại.

 

  1. Trường học giỏi và công ăn việc làm tốt tập trung vào các trung tâm thương mại như Cali, Boston, New York, Washington DC. Giá sinh hoạt tại những khu vực thị tứ này vô cùng đắt đỏ nên người dân ở những tiểu bang khác sẽ không đủ tiền để dọn về tìm cơ hội mới. Cho nên con cái những gia đình ở miền Tây và Đông Bắc Hoa Kỳ có nhiều triển vọng thăng tiến (cho dù cuộc sống chật vật) trong khi mọi người dân còn lại không có hy vọng tiến thân.

 

  1. Tiền và quyền lực đi đôi với nhau. Amazon là một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ chẳng những luồn lách để không trả thuế mà lại còn được hưỡng ưu đãi nhà nước (tax incentives) mỗi khi muốn khuếch trương sang một khu vực nào. Người Mỹ gọi đây là corporate welfare.

 

  1. Giới tư bản có corporate welfare còn nhà nghèo hưởng social welfare (trợ cấp xã hội). Cả hai đều không đóng thuế nên chỉ có thành phần trung lưu đóng thuế nuôi cả hai đầu nên rốt cuộc ngày càng…nghèo. Người Mỹ là giới trung lưu bị rút ruột (hollowing the middle class) trong khi giai cấp trung lưu chính là nền tảng của xã hội dân sự và dân chủ.

 

  1. Trong 20 năm nay nhà đất và chứng khoáng tăng vọt chủ yếu là nhờ Ngân Hàng Trung Ương cho hạ lãi suất để khuếch trương tín dụng (loose monetary policy). Chính sách này lợi nhiều cho những người có nhiều tài sản trong khi không giúp nhà nghèo thoát khỏi cảnh túng quẫn.

 

 

Nói chung trừ vài nước nhỏ ít dân như Thụy Sĩ hay Singapore nơi mà đa số có bằng đại học, những quốc gia còn lại đều chia ra một thành phần chuyên môn trong khi đa số còn lại không cần bằng đại học. Thách thức tại Mỹ và Âu Châu là xã hội điện toán hóa ưu đãi giới chuyên gia trí tuệ trong khi toàn cầu hóa mang công việc sản xuất sang những quốc gia có mức lương thấp. Kết quả là thành quả xã hội đổ dồn vào thành phần ưu tú mà bỏ rơi giai cấp công nhân thợ thuyền.

 

***

 

[1] Warren: Top 0.1% own about as much as the bottom 90% - Politifact 01/31/2019
[2]  U.S. income inequality, on rise for decades, is now highest since 1928 – Pew Research 12/05/2013

[3] CEO Pay Skyrockets To 361 Times That Of The Average Worker – Forbes 05/22/2018

[4] Compare Wealth Components across Groups – Federal Reserve

[5] Các quỹ hưu trí (401K, IRA) cũng là một hình thức đầu tư chứng khoán

[6] For most U.S. workers, real wages have barely budged in decades – Pew Research Center 08/07/2019



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việc tòa án New York sẽ công bố mức án của Donald Trump vào ngày 11 tháng 7 năm 2024 và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11 năm 2024 là hai diễn biến nội chính trọng đại của nước Mỹ, nhưng cũng sẽ là thách thức mới dành cho các nước khắp thế giới. Nhiều nước đang quan tâm, theo dõi và chuẩn bị tìm cách đối phó, trong đó có cả châu Âu.
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có nhiều chứng bệnh nan y vì chúng là máu thịt của cán bộ, đảng viên. Chúng tồn tại và sinh sôi nẩy nở thường xuyên từ thời ông Hồ Chí Minh còn sống. Đứng đầu trong số này là chứng “chủ nghĩa cá nhân” đã đẻ ra tham nhũng, tiêu cực và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện (“Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ Ngày Nay”) của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự “căng thẳng” giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh – vào năm 1981 – Hòa Thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh trong của lực lượng công an
Nỗi buồn tận huyệt của những đầu óc cải cách lớn nhất của dân tộc cũng giống như nỗi lòng của người mẹ khi thấy đàn con ngày càng suy kiệt. Mà những thách thức họ từng đối phó cũng chính là chướng ngại của người mẹ vì sự nhỏ nhen, ghen tuông của những thứ “cha/dượng” nhỏ nhen, thậm chí chỉ đơn thuần là thứ tiểu nhân mơ làm cha, làm dượng.
Nhà báo thạo tin nội bộ đảng CSVN. Huy Đức (Trương Huy San, Osin Huy Đức) và Luật sư Trần Đình Triển, chuyên bênh vực Dân oan bị bắt tạm giam, theo tin chính thức của nhà nước CSVN ngày 07/06/2024...
Quý vị nghĩ sao nếu có người nói với quý vị rằng chính phủ và giới truyền thông Hoa Kỳ đang bị kiểm soát bởi một băng nhóm bí mật, nhóm người này tôn thờ ma quỷ và đứng sau hàng loạt các vụ bắt cóc trẻ em? Theo một cuộc khảo sát gần đây, 17% người dân Hoa Kỳ tin rằng thuyết âm mưu này là có thật.
Ngày 30 tháng 5, một bồi thẩm đoàn ở New York kết luận, cựu Tống thống Donald Trump phạm tất cả 34 tội danh. Đây là một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ, khi lần đầu tiên một cựu tổng thống bị tuyên án nhiều tội đại hình trong một vụ án hình sự. Ông Trump bị kết tội làm làm giả hồ sơ kinh doanh để che giấu các khoản khoản thanh toán tiền bịt miệng cho cựu ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels, nhằm mục đích ém nhẹm các thông tin bất lợi trước cuộc bầu cử năm 2016, để cử tri bỏ phiếu cho ông ta.
Hôm rồi, cháu Út hỏi: Người mình hay nói “phải sống đàng hoàng tử tế”. Thế nào là “đàng hoàng”, hả bố ? Tôi lúng túng không biết trả lời sao cho gọn gàng và dễ hiểu nên đành phải kể lại cho con nghe mẩu chuyện ngăn ngắn, của một nhà báo lẫy lừng (Anh Ba Sàm) đọc được qua Thông Tấn Xã Vỉa Hè: “Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo!”
Nếu cái gì cũng có bước khởi đầu của nó thì -- ngoài công việc thường ngày là quan sát hành động của từng con người để có một phán xét cuối cùng vào thời điểm thích hợp -- đâu là việc làm đầu tiên của Thượng Đế? Câu trả lời, theo một câu chuyện chỉ để cười chơi, rất thích hợp với bộ máy chuyên tạo nên cảnh rối ren hỗn loạn trên đất nước chúng ta. Cái câu chuyện về một cảnh trà dư tửu hậu khi những nhà chức nghiệp cãi nhau rằng nghề của ai có trước, dựa trên những tín lý từ bộ kinh Cựu Uớc, đặc biệt là chương Sáng Thế Ký.
Đảng CSVN có nhiều chứng bệnh lây nhiễm trong thời kỳ “đổi mới” như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng “nhận vơ”, “lười lao động” và “lười làm việc” của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.