Hôm nay,  

VIỆC ƯỚP XÁC HỒ CHÍ MINH

23/06/201908:29:00(Xem: 8058)

VIỆC ƯỚP XÁC HỒ CHÍ MINH

                                               

Trần Gia Phụng

 

Tuần qua, nhà nước cộng sản Việt Nam quyết định thành lập một hội đồng khoa học gồm người Việt và người Nga để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi thể Hồ Chí Minh (HCM) đặt trong lăng mộ ở Hà Nội. (BBC News – Tiếng Việt, ngày 20-6-2019.)  Nhân đây, xin trình bày lại diễn tiến việc ướp xác HCM.

 

Hồ Chí Minh chết ngày 2-9-1969.   Ngày 2-9 là quốc khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam trước 1975, nên Bộ chính trị đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) đã đổi ngày chết của HCM là 3-9-1969. 

 

Hồ Chí Minh để lại 3 di chúc khác nhau.  Di chúc đầu tiên do HCM đánh máy và ký tên ngày 15-5-1965, có chữ ký "chứng kiến" của Lê Duẩn, trong đó HCM viết: "Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là "hỏa táng".  Tôi mong rằng cách "hỏa táng" dần dần sẽ được phổ biến...Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn.  Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt.  Trên mộ, nên xây 1 cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi...”  (Hồ Chí Minh, Toàn văn di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh, TpHCM: Nxb Thanh Niên, 2000, tt. 13-16, 26-29.)  

 

Trong bản di chúc viết sau đó vào năm 1968, HCM sửa đổi đôi chút về việc chôn tro cốt, theo đó "...Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng... Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành.  Một hộp cho miền Bắc.  Một hộp cho miền Trung.  Một hộp cho miền Nam.  Đồng bào mỗi miền nên chọn 1 quả đồi mà chôn hộp tro đó.  Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi." (Hồ Chí Minh, sđd. tt. 13-16, 26-29.)

 

Di chúc thứ ba của HCM đề ngày 10-5-1969 bị Lê Duẩn, bí thư thứ nhứt đảng Lao Động, ra lệnh "cắt bỏ, sửa chửa vài chỗ" rồi cũng do Lê Duẩn công bố trong ngày lễ tang HCM là ngày 9-9-1969.  (Hồ Chí Minh, sđd. tt. 13-16, 26-29.)  Bản di chúc sửa đổi nầy của HCM hoàn toàn không đề cập đến việc chôn cất HCM. 

 

Giữa hai thời điểm HCM viết các bản di chúc (1965-1968), vào tháng 8-1967, Viện lăng Lenin (Liên Xô) được thông báo cho biết tình hình sức khỏe HCM càng ngày càng suy yếu, và nhận được chỉ thị đặc biệt từ Bộ chính trị đảng Cộng Sản Liên Xô ra lệnh chuẩn bị ướp xác HCM.  

 

Ngày 14-9-1967, một phái bộ đặc biệt gồm ba bác sĩ Việt Nam đến Moscow.  Đó là các ông Nguyễn Gia Quyền, Chủ nhiệm Khoa Giải phẩu Quân y viện 108; Lê Ngọc Mẫn, Chủ nhiệm Khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai; Lê Điều, Chủ nhiệm Khoa Ngoại bệnh viện Việt Xô.  Các bác sĩ nầy ở lại Moscow 7 tháng để học tập cách ướp và bảo vệ xác trong giai đoạn đầu từ 15 đến 20 ngày. 

 

Giai đoạn kế tiếp là phần việc sẽ do các chuyên gia Liên Xô đảm trách.  Tổ ướp xác Việt Nam chính thức được thành lập vào tháng 6-1968 do bác sĩ Nguyễn Gia Quyền đứng đầu. (Tuần báo Phụ Nữ, Hà Nội, 6-1-2000.  Báo Á Châu, Paris, số 43, tháng 3-2000, tt. 9-10, trích thuật lại) 

 

Như thế, việc ướp xác HCM đã được Bộ chính trị đảng Lao Động đặt ra ngay khi HCM còn sống vào năm 1967.  Khi đó HCM còn sáng suốt, làm bài thơ chúc Tết năm 1968, và đảng Lao Động đã dùng bài thơ nầy làm lệnh cho bộ đội CS tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968) ở Nam Việt Nam, do chính HCM đọctrên làn sóng đài phát thanh Hà Nội.  Chắc chắn HCM phải biết quyết định ướp xác của Bộ chính trị đảng Lao Động, nhưng HCM không tỏ một dấu hiệu nào ngăn cản.  Bài thơ chúc Tết năm 1968 như sau:

 blank

 

Hồ Chí Minh làm thinh, tránh có ý kiến về việc ướp xác, có nghĩa là HCM đồng ý với quyết định của Bộ chính trị đảng Lao Động.  Hồ Chí Minh hành xử rất khôn khéo, vì không lẽ HCM tự nói ra rằng hãy ướp xác mình sau khi chết.  Hồ Chí Minh để cho các thuộc hạ tiến hành quyết định của họ, rất hạp với ý thích sùng bái cá nhân của HCM. 

 

Dầu biết rõ sẽ được ướp xác, nhưng trong di chúc viết năm 1968, HCM lại viết rằng: “...Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”... Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành.  Một hộp cho miền Bắc.  Một hộp cho miền Trung.  Một hộp cho miền Nam...”  Hồ Chí Minh không nghĩ đến việc đi thăm cha mẹ, ông bà sau khi chết, mà HCM lại lo đi thăm người nước ngoài chưa một lần gặp mặt.  Trung thành với các lãnh tụ CS quốc tế đến thế là cùng.  Lời di chúc nầy một lần nữa cho thấy suốt đời, cho đến khi gần chết, HCM luôn luôn thiếu thành thật, không thẳng thắn trong lời nói và việc làm, nếu không muốn nói là HCM luôn luôn đạo đức giả.

 

Gần ba tháng sau khi HCM chết, trong cuộc họp ngày 29-11-1969, Bộ chính trị đảng Lao Động chính thức ra quyết định ướp xác HCM và xây dựng một lăng mộ phản ảnh những nét hiện đại, nhưng vẫn giữ đuợc đặc tính dân tộc cổ truyền. (William J. Duiker, Ho Chi Minh, Nxb. Hyperion, New York, 2000. tr. 565, và phần chú thích số 3 tr. 669.)  Nếu để đến ba tháng mới ướp xác, thì cái xác HCM đã bị ung thối, nên chắc chắn việc ướp xác đã được Bộ chính trị đảng Lao Động cho thi hành ngay sau khi HCM chết. 

 

Theo tiết lộ từ các chuyên viên Viện lăng Lenin, ngày 28-8-1969, đoàn chuyên viên y khoa Liên Xô gồm 5 thành viên của Viện lăng Lenin là các giáo sư  Debov (trưởng đoàn), Polukhin. Michaelov, Kharascov và Saterov đến Hà Nội. 

 

Ngày 2-9, lúc 11 giờ các giáo sư nầy đến Quân y viện 108 khám nghiệm xác HCM vừa được đưa đến đặt ở đây, với sự có mặt của Nguyễn Lương Bằng, Lê Quang Đạo, Phùng Thế Tài.  Hai bác sĩ Polukhin và Mikhaelov bắt đầu mổ xác HCM với sự phụ tá của hai bác sĩ Việt Nam.  Sau ba ngày theo dõi, người ta di chuyển xác HCM đến Hội trường Ba Đình tối 5-9-1969. (Tuần báo Phụ Nữ, Hà Nội, 6-1-2000.)

 

Lúc đầu, các chuyên gia Liên Xô muốn đưa xác HCM về Moscow ướp, vì theo họ việc nầy không thể thực hiện được ở Hà Nội do điều kiện kỹ thuật ở đây không đầy đủ.  Giáo sư trưởng đoàn Debov đã báo cho Lê Duẩn biết ý kiến nầy, nhưng Lê Duẩn sợ Liên Xô đem xác HCM về Liên Xô làm con tin, nên phản đối.

 

Lúc đó, thủ tướng Liên Xô là Alexei Kosygin, đang qua Hà Nội viếng tang HCM, yêu cầu toán chuyên gia tìm cách ướp xác HCM tại Hà Nội, và chính phủ Liên Xô sẽ cung cấp đầy đủ tiện nghi để làm việc. (Tuần báo Phụ Nữ, Hà Nội, 6-1-2000.)  Chiến tranh càng ngày càng ác liệt.  Hà Nội bị máy bay Hoa Kỳ oanh tạc, nên xác HCM cũng như toán chuyên gia Liên Xô phải sơ tán lên một hang động rộng rãi bên bờ sông Đà. 

 

Cuối cùng, sau 8 tháng ướp xác với những điều kiện khí hậu nhiệt đới và phải di chuyển vì sơ tán, các chuyên gia Liên Xô tin rằng xác HCM có thể duy trì được trong thời gian dài.  Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, Hoa Kỳ ngưng hẳn cuộc oanh tạc Bắc Việt Nam, xác của HCM mới được đưa về Hà Nội năm 1975. (Tuần báo Phụ Nữ, Hà Nội, 6-1-2000.)

 

Khi Bộ chính trị đảng Lao Động lúc đó quyết định xây lăng mộ và ướp xác HCM, có hai câu hỏi được đặt ra là:  Phải chăng họ làm thế vì kính trọng HCM?  Và tại sao CS duy vật lại xây lăng như kiểu các vua chúa ngày xưa?

 

Thứ nhứt, HCM là lãnh tụ tối cao của đảng Lao Động.  Bề ngoài HCM luôn luôn được các thuộc hạ tôn kính, nhưng thực tế bên trong đảng Lao Động, các thuộc hạ của HCM nhiều lần chứng tỏ thiếu kính trọng HCM trong những năm cuối đời. 

 

Ví dụ cụ thể là vụ bà Xuân, vợ HCM bị Trần Quốc Hoàn hiếp dâm rồi giết.  Theo một tài liệu tiết lộ sau năm 1975, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn lại còn âm mưu sát hại HCM vào năm 1967.  Tài liệu nầy cho biết người phi công tên là Thắng, lái chuyến bay đưa HCM từ Bắc Kinh trở về đến Hà Nội ngày 23-12-1967, khi đáp xuống phi trường thì “... thấy đèn hiệu đường băng chệch 150 không hạ cánh được, đã điện hỏi nhiều lần nhưng không trả lời.  Anh bèn hạ cánh theo trí nhớ.  May mà an toàn.” (VietBao Online, California, số 2359.)  Sau đó, khi HCM chết năm 1969, các thuộc hạ của HCM chẳng kính trọng di chúc của HCM và làm trái với những điều HCM đã dặn.

 

Thứ hai, CS chủ trương duy vật vô thần, chống lại các tín ngưỡng, tiêu diệt các tôn giáo, triệt hạ các đền đài, chùa chiền và nhà thờ, tại sao lại đi ngược di chúc HCM, xây lăng, ướp xác HCM để người dân chiêm bái? 

 

Trước khi chết, HCM viết trong di chúc: "...Vì vậy tôi để sẵn mấy lời nầy, fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Cac Mac, cụ Lênin và các vị c. m. đàn anh khác..." (Ban nghiên cứu lịch sử đảng trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ tư, Hà Nội: Nxb Sự Thật, 1975, tr.71.) 

 

Điều nầy có nghĩa là trước khi chết, HCM tin rằng linh hồn con người còn hiện hữu sau khi qua đời, và cũng có nghĩa là HCM đã phản bác lại chủ nghĩa duy vật, quay về với tín ngưỡng linh hồn cổ xưa của con người và của dân tộc. 

 

Về phía bộ chính trị đảng Lao Động, chắc chắn không phải vì tin vào sự hiện hữu của linh hồn, mà bộ chính trị đảng Lao Động, quyết định xây lăng mộ cho HCM.  Để bào chữa cho việc sửa đổi di chúc HCM của ban lãnh đạo đảng Lao Động năm 1969, không hỏa táng mà lại ướp xác HCM, thông báo của ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1989 (20 năm sau) viết như sau: "Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa táng là vì thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau nầy đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm với Bác.  Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác lời Bác dặn." (Hồ Chí Minh, Toàn văn di chúc..., sđd. tr. 8.) 

 

Hồ Chí Minh đã chết thì làm sao còn xin phép được nữa?  Đó chỉ là cách ngụy biện để che đậy những ý đồ riêng tư của đảng Lao Động mà thôi.  Chẳng cần tìm hiểu ý đồ xây lăng mộ cho HCM là ý đồ gì, nhưng chắc chắn việc ướp xác rồi bảo trì xác ướp HCM trong 50 năm qua rất khó khăn và rất tốn kém.  Riêng ngân sách vận hành lăng mộ HCM năm 2016 ngốn hết 318,730 tỷ đồng Việt Nam, tương đương với ngân sách một bộ trong chính phủ trung ương. (Báo điện tử Tiếng Dân, ngày 22-6-2019.)  Đó là tiền thuế của dân chứ của ai vào đây?

 

Đảng Lao Động đổi tên thành đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1976, muốn giữ gìn xây lăng để “để sau nầy đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng”.  Tuy nhiên ngày nay, những khách quý biết tự trọng như tổng thống Pháp, tổng thống Hoa Kỳ, khi đến thăm Việt Nam, có ai đến thăm lăng HCM đâu?  Còn thường dân Việt Nam thì ít thăm quá, đảng CS phải ra lệnh tổ chức phát bánh mì cho trẻ con đến thăm lăng HCM, mới có khách vãng lai.

 

Rồi một ngày kia, khi bão nổi lên rồi, thì không biết số phận cái xác của tên tội đồ bán nước sẽ như thế nào?

 

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 23-6-2019)



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việc tòa án New York sẽ công bố mức án của Donald Trump vào ngày 11 tháng 7 năm 2024 và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11 năm 2024 là hai diễn biến nội chính trọng đại của nước Mỹ, nhưng cũng sẽ là thách thức mới dành cho các nước khắp thế giới. Nhiều nước đang quan tâm, theo dõi và chuẩn bị tìm cách đối phó, trong đó có cả châu Âu.
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có nhiều chứng bệnh nan y vì chúng là máu thịt của cán bộ, đảng viên. Chúng tồn tại và sinh sôi nẩy nở thường xuyên từ thời ông Hồ Chí Minh còn sống. Đứng đầu trong số này là chứng “chủ nghĩa cá nhân” đã đẻ ra tham nhũng, tiêu cực và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện (“Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ Ngày Nay”) của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự “căng thẳng” giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh – vào năm 1981 – Hòa Thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh trong của lực lượng công an
Nỗi buồn tận huyệt của những đầu óc cải cách lớn nhất của dân tộc cũng giống như nỗi lòng của người mẹ khi thấy đàn con ngày càng suy kiệt. Mà những thách thức họ từng đối phó cũng chính là chướng ngại của người mẹ vì sự nhỏ nhen, ghen tuông của những thứ “cha/dượng” nhỏ nhen, thậm chí chỉ đơn thuần là thứ tiểu nhân mơ làm cha, làm dượng.
Nhà báo thạo tin nội bộ đảng CSVN. Huy Đức (Trương Huy San, Osin Huy Đức) và Luật sư Trần Đình Triển, chuyên bênh vực Dân oan bị bắt tạm giam, theo tin chính thức của nhà nước CSVN ngày 07/06/2024...
Quý vị nghĩ sao nếu có người nói với quý vị rằng chính phủ và giới truyền thông Hoa Kỳ đang bị kiểm soát bởi một băng nhóm bí mật, nhóm người này tôn thờ ma quỷ và đứng sau hàng loạt các vụ bắt cóc trẻ em? Theo một cuộc khảo sát gần đây, 17% người dân Hoa Kỳ tin rằng thuyết âm mưu này là có thật.
Ngày 30 tháng 5, một bồi thẩm đoàn ở New York kết luận, cựu Tống thống Donald Trump phạm tất cả 34 tội danh. Đây là một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ, khi lần đầu tiên một cựu tổng thống bị tuyên án nhiều tội đại hình trong một vụ án hình sự. Ông Trump bị kết tội làm làm giả hồ sơ kinh doanh để che giấu các khoản khoản thanh toán tiền bịt miệng cho cựu ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels, nhằm mục đích ém nhẹm các thông tin bất lợi trước cuộc bầu cử năm 2016, để cử tri bỏ phiếu cho ông ta.
Hôm rồi, cháu Út hỏi: Người mình hay nói “phải sống đàng hoàng tử tế”. Thế nào là “đàng hoàng”, hả bố ? Tôi lúng túng không biết trả lời sao cho gọn gàng và dễ hiểu nên đành phải kể lại cho con nghe mẩu chuyện ngăn ngắn, của một nhà báo lẫy lừng (Anh Ba Sàm) đọc được qua Thông Tấn Xã Vỉa Hè: “Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo!”
Nếu cái gì cũng có bước khởi đầu của nó thì -- ngoài công việc thường ngày là quan sát hành động của từng con người để có một phán xét cuối cùng vào thời điểm thích hợp -- đâu là việc làm đầu tiên của Thượng Đế? Câu trả lời, theo một câu chuyện chỉ để cười chơi, rất thích hợp với bộ máy chuyên tạo nên cảnh rối ren hỗn loạn trên đất nước chúng ta. Cái câu chuyện về một cảnh trà dư tửu hậu khi những nhà chức nghiệp cãi nhau rằng nghề của ai có trước, dựa trên những tín lý từ bộ kinh Cựu Uớc, đặc biệt là chương Sáng Thế Ký.
Đảng CSVN có nhiều chứng bệnh lây nhiễm trong thời kỳ “đổi mới” như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng “nhận vơ”, “lười lao động” và “lười làm việc” của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.