Hôm nay,  

Hội ngộ

15/06/201909:16:00(Xem: 3854)

Hồ Thanh Nhã

 

          Hội ngộ

 

 

Bốn tư năm đi qua

Nhăn nheo vầng trán hẹp

Cuộc đời xưa đã khép

Cho cõi lòng xót xa

 

Anh đến từ bờ Đông

Mùa nầy cây đỏ lá

Nghẹn ngào nơi xứ lạ

Bát ngát tình núi sông

 

Anh về nơi biển Nam

Mưa sụt sùi bán đảo

Vài con chim báo bão

Trốn gió bờ đá xanh

 

Anh mang thắm thiết tình

Chút nắng vàng Châu Úc

Xa rồi thời hỏa ngục

Cửa khép đời chiến chinh

 

Nầy anh cho hỏi nhé!

Mùa nầy sông đóng băng

Đàn chim di trú bé

Hẳn đã về phương Nam?

 

Long lanh hàng nước mắt

Rõ trên bờ mi đen

Bàn tay nghe ấm áp

Ánh nắng bờ sông Seine

 

Khóm xương rồng sa mạc

Tình người Nevada

Ai qua Thung lũng Chết

Cho đen sạm làn da?

 

Một chiều xưa Tân Cảnh

Trên lối mòn âm u

Chiến xa vừa trúng đạn

Rực sáng ánh sương mù

 

Người đi qua cõi chết

Người từ giã lao tù

Người về từ xứ tuyết

Người đến từ thiên thu

 

Bốn tư  năm hội ngộ

Mỏi mòn chuyện lứa đôi

Bốn tư  năm sương gió

Ánh mắt thay môi cười

 

Năm nao đi chiến dịch

Lửa đỏ trời Trị Thiên

Năm nao ngàn vết xích

Cắt nát vùng Tây Nguyên?

 

Ánh hỏa châu rực rỡ

Xé rách màn đêm đen

Mùa nước về châu thổ

Ngang dọc khắp bưng biền

 

Đêm nao rời đất giặc?

Lấp lánh trời sao đêm

Sương rơi trên pháo tháp

Lạnh buốt đôi vai mềm

 

Người về từ An Lộc

Người đến từ Chu Pao

Đánh lớn vùng Tam giác

Vết thương chiều Xuân nào

 

Điếu thuốc chuyền tay đỏ

Trên đỉnh đèo An Khê

Dãy Poncho nằm đó

Chờ trực thăng đưa về

 

Người để lại bàn tay

Mùa Hè xưa lửa đỏ

Kẻ ngập ngừng nạng gỗ

Bậc thềm cao bên nầy

 

Đâu ngày xưa mây trắng

Rừng úa lá biên khu?

Đôi mắt còn khoảng trống

Lặng lẽ kiếp đui mù

 

Vết thương chưa kín miệng

Còn đỏ hỏn da non

Người giã từ cuộc chiến

Nhếch mép cười héo hon

 

Bốn tư  năm tương phùng

Nhìn nhau mà lệ ứa

Mùa Xuân không còn nữa

Cuối cuộc đời lưu vong …

 

             Hồ Thanh Nhã.

 

 

Cuộc chiến đi qua đã hơn 44 năm rồi Những người lính Thiết giáp trẻ năm xưa  bây giờ đã già hết rồi. Dấu ấn thời gian để lại hình ảnh những mái tóc bạc. rụng răng móm mém, chiếc xe lăn. chiếc gậy chống..Lưu lạc nơi xứ người quá lâu. họ nhớ quê hương. nhớ thân bằng quyến thuộc. nhớ từng địa danh mà họ đã đặt chân qua từng vùng chiến trận trong suốt cuộc đời chinh chiến của họ. Bởi vậy họ tổ chức những ngày họp mặt binh chủng hằng năm cho từng địa phương và ngày Đại hội Thiết giáp thế giới 2 năm một lần. ở nhiều tiểu bang khác nhau. Năm 2015 tổ chức ở San Jose- Bắc California -, năm 2017 họp mặt ở Westminster-Nam California- và năm nay 2019 tổ chức ở Tampa –Tiểu bang Florida-.Ai ai cũng mong đợi tới ngày Đại hội để gặp lại nhau.Gặp nhau để mừng mừng tủi tủi là bạn mình vẫn còn sống. Gặp nhau để ôn lại những kỹ niệm xưa nhắc lại những người bạn đã nằm xuống. Kỷ niệm chập chùng đã đi qua từng mái đầu bạc. nhưng tâm tình những người lính già vẫn còn nguyên như ngày xưa. lúc còn khoát áo lính.Đó là tình huynh đệ chi binh.

Có người bạn gởi thiệp mời con gái lấy chồng. kèm theo thư là bức ảnh cưới cũ mèm của anh chị ngày xưa. Ảnh chụp tập thể bạn bè dự đám cưới anh chị hơn ba mươi mấy năm trước. trong đó có tác giả dự. Để chi vậy ? Để cho tác giả ôn lại hình ảnh bạn bè cũ. ai còn ai mất? Xin đọc bài  ; Ảnh cưới ngày xưa  như sau :

 

 

                   Ảnh cưới ngày xưa

 

Bạn gởi thiệp mời : con xuất giá

Kèm theo ảnh cưới bố ngày xưa

Ba lăm năm cũng cho là ngắn

Chớp mắt qua rồi chuyện gió mưa

 

Đám cưới đơn sơ màu áo lính

Khách mời toàn lũ khách nhà binh

Cô dâu chẳng có vòng hoa cưới

Mà mắt long lanh thắm thiết tình

 

Những chàng khách trẻ còn lông mép

Bên cạnh người yêu tuổi học trò

Tiệc cưới ba ngày. ra chiến trận

Tình đầu cân lượng nhẹ như tơ

 

Bạn bè đáp nghĩa cùng sông núi

Tuổi trẻ ngang tàng chí trượng phu

Sinh tử xem chừng gang tấc đó

Nào ai. ai biết cõi sương mù?

 

Mưa chớm đầu mùa đi chiến dịch

Ôi! Tuần trăng mật cũng ô hô

Khi bình hoa cưới chưa tàn héo

Đã tiễn chồng theo bước hải hồ

 

Bảy chàng hảo hớn đôi mươi đó

Có bốn người đi chẳng trở về

Có bốn mái đầu. xanh suối tóc

Khăn tang hờ hửng. khuất trăng thề

 

Ảnh cũ người nay…ba chiếc bóng

Mỏi mòn thân thế trắng đôi tay

Nửa đêm thấy bạn về đâu đấy

Tỉnh giấc…còn thương giấc mộng dài

 

                       Hồ Thanh Nhã

 

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.