Hôm nay,  

Đơn vị Tổng Cục Gia Cầm của CS

27/05/201918:58:00(Xem: 3890)


(viết theo lời kể của Bác sĩ Thú Y Lò heo Chánh Hưng)
Sau 30-4-1975, CS cưỡng chiếm hoàn toàn miền Nam VN và thiết lập một đơn vị là Tổng Cục Gia Cầm, đứng đầu là Tổng Cục Trưởng, một tên Cán bộ cao cấp lâu năm CS học vấn lớp 6 trường làng quản lý và điều hành gần 200 vị Bác sĩ Thú y của chế dộ VNCH, nhiều vị Bác sĩ Thú y vì lòng tự trọng và tự ái cao không chịu hơp tác làm việc, riêng Bác sĩ Thú y Th vì hoàn cảnh gia đình khó khăn đành phải bất đắc dĩ cam tâm chịu đựng làm việc cho tới khi phá sản và giải tán luôn Tổng Cuc Gia Cầm vì thua lỗ quá nặng và tên CS Tổng Cục Trưởng vẫn bình chân như vại, không hề bị khiển trách hoặc bị trừng phạt với việc điều hành tắc trách vô trách nhiệm của mình.
Trong thời gian còn làm việc, Bác sĩ Thú y Th đảm nhiệm việc phân phối heo và thưc phẩâm cho các gia đình trong hợp tác xã vùng Gò Vấp nhận nuôi rẽ heo cho nhà nước và người nuôi heo rẽ cũng được nhà nước ban thưởng cho riêng 1 con heo để khích lệ. Sau nhiều lần kiểm tra, thì heo nhà nước càng ngày càng ốm tong ốm teo và heo cá nhân thì càng ngày càng mau lớn và béo mập. Hơn nữa lâu lâu người nuôi heo nhà nước còn báo cáo heo không may bị chết vì bệnh hoạn ốm đau rồi đem làm thit hợp pháp, có khi đó chỉ là một hình thức gian lận, làm báo cáo láo với nhà nước để hưởng lợi, mặc dù Bác sĩ Thu y Th có biết đó chỉ là mánh mung của họ nhưng vẫn phải lờ đi cho qua ngày doạn tháng để mà sống, ngu sao mà đụng vì đa số người nuôi heo rẽ là Cán bộ CS và thân nhân liên hệ.
Những Cán bộ nuôi heo thấy Bác sĩ Thú y Th quá dễ dãi biết điều như vậy và đã không có làm khó dễï này nọï nên họï rất vững tâm an lòng và cũng thường xuyên biếu quà cáp và mời Bác sĩ Thú y Th ăn nhậu rất thâm tình như kiểu đền ơn đáp nghĩa cho phải đạo.
Hơn nữa nói về thực phẩm cám heo cũng l vấn đề làm kinh tế quái đản của thiên đành XHCH, là đỉnh cao trí tuệ loài người nữa. Cám nuôi heo của VN thì dư thừa không biết tẫn dũng lai đem xuất cảng qua Trung Quốc với giá rrẻ để ăn chia bỏ đầy túi thamû, nhưng khi nhập cảng cám vào với giá lại quá cao khiến việc nuôi heo không những đã không thấy lời màø ngày càng thua lỗ nặng nề cho tới khi nhà nước CS phảiø giải tán luôn Tổng Cục Gia Cầm không thương tiếc.
Bác sĩ Thú y Th lại đành lâm cảnh thất nghiệp về nhà đuổi gà cho vợ với mảnh bằng vô dụng, nhưng cũng được Trời nhủ lòng thương ban cho may mắn nên thời gian sau đó, nước Pháp có bang giao với VN nên nhà thương mại người. Pháp có sang VN đầu tư mở một Công Ty chế biến thực phẩm gia súc tại Thành phố Biên Hòa, Bác sĩ Thú y Th được người bạn quen thân trong Ban điều hành nhiệt tình giới thiêu nên được chủ nhân người Pháp chấp thuận cho làm việc tại Công Ty với lương bổng 250 đô la/tháng, Kể từ ngày đó cuộc sống gia đình Bác sĩ Thú y Th lại được cải thiện trở lên sung túc khá giả hẳn nên, cũng thời gian này Tôi và Bác sĩ Thú y Th lại có nhiều cơ hội thường xuyên gặp nhau tâm tình, uống bia hơi nói chuyện đời cho qua ngày đoạn tháng. Bác sĩ Thú y Th có kể một câu chuyện gần giống như câu chuyện tiếu lâm thời đại trong Tổng Cục Gia Cầm: một O ng Thạc sĩ Thú y học ở Liên Xô đang làm việc ở Tổng Cục Gia Cầm không hiểu sao đã không biết chữa trị nổi một con bò bệnh nên phải nhờ đến Bác sĩ Thú y Th chỉ cách chữa trị dùm. Thật là quái đản không thể tưởng tượng nổi, có lẽ O ng Thạc sì Thú y có vị ở Liên Xô đó chỉ học để lãnh mảnh bằng danh dự lấy le hay sao mà lại quá tệ như vậy.
Sau khi gia đình tôi được may mắn qua Mỹ theo diện HO và phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn như: trích ngừa, phỏng vấn, rồi chờ đợi lấy vé bay hẹn ngày rời khỏi ách thống trị tàn bạo của CS, một thiên đàng không tưởng, thiên đàng mù CS để qua định cư tại My õcũng như bao nhiêu gia đình bạn bè chiến hữu đồng cảnh ngộ khác. Gia đình tôi có tổ chức một buổi tiệc chia tay cùng gia đình, bạn bè chiến hữu, đây có thể nói là một cuộc chia ly thì đúng hơn vì gia đình tôi phải đến định cư ở một phương trời xa lạ không hẹn ngày về. Người bạn tôi, Bác sĩ Thú y Th được mời đến tham dự tiệc chung vui với gia đình chúng tôi, kẻ may mắn ra đi thì lòng vô cùng sung sướng nhưng hồi hộp, kẻ ở lại thì bùi ngùi luyến tiếc nhớ nhung. Hai chúng tôi chia tay nhau trong bịn rịn, ngẹn ngào và chỉ cầu mong hy vọng có được một ngày tái ngộ.
Thật oái oăm bất hạnh thay, Bác sĩ Thú y Th cũng như bao nhiêu chiến hữu đồng cảnh ngộ khác vì thuộc diện chuyên viên khoa học kỹ thuật nên được CS xét tha cho về sớm xum họp với gia đình đã không đủ điều kiện đúng tiêu chuẩn 3 năm để được định cư tại Mỹ theo chương trình HO (Humanity Ossociation) Dúng là trong cái Hên có cái Sui không sai chút nào.


Qua Mỹ được hơn một năm thì,tôi nhận được tin của gia đình Bác sĩ Thú y Th từ VN cho biết, Bác sĩ Thú y Th hiện đang nằm nhà thương điều trị vi mắc chứng bệnh hiểm nghèo Nghe tin, một số anh em bạn học thâm tình có chung góp được một số tiền gởi về VN giúp đỡ cho gia đình Bác sĩ Thú y Th hầu hỗ trợ phần nào trang trải viện phí trong hoàn cảnh gia đình người bạn đang gặp khó khăn, nhưng hỡi ơi khi gia đình Bác sĩ Thú y Th vừa nhận được tiền chúng tôi gởi về thì Bác sĩ Thú y Th đã bất hạnh ra đi rời bỏ cõi trần gian ô trọc theo vận số, thành thử món tiền giúp đỡ trở thành món tiền phân ưu bạn bè cho trọn tình trọn nghĩa. Khi kể lại câu chuyện nói trên tôi không khỏi liên tưởng tới Bác sĩ Thú y Th như một nén hương lòng dâng lên hương hồn người bạn tâm giao đã nỡ bỏ bạn bè ra đi quá sớm khi chưa kịp thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.
Bác sĩ Thú y Th vừa là nhân chứng vừa là nạn nhận của chế độ độc tài CS mà cấp lãnh đạo chánh quyền chỉ là những kẻ vừa thất học lại vừa bất tài nữa thì làm sao mà đất nước VN có thể phát triển hùng mạnh và phú cường ngang hàng với các Quốc gia văn minh tiên tiến trên Thế giới được,tương tự như Đại Tá CS bí danh 5 Tấn, thuở nhỏ thất học,thoát ly theo CS từ năm 16 tuổi, sau khi Saigon sụp đổ, 5 Tấn là Bí Thư Tỉnh ủy Tỉnh Minh Hải,kiêm luôn chức vụ Chánh Án, xử án theo cảm tính vì có biết luật pháp đâu mà xử theo luật, người đã cầm đầu một số dân tỉnh Minh Hải lên Saigon biểu tình ăn nằm tại chỗ mấy ngày để đòi lại ruộng đất đã bị bọn Nông Trường Tỉnh thâu dụng theo chánh sách nhà nước,và theo lời 5 Tấn kể lại nếu không có người em họ lúc bấy giờ là Thủ Tướng Võ Văn Kiệt bí danh 10 Cúc đỡ đầu và can thiệp chắc y cũng khó bảo toàn được tính mạng, cũng giống như Y tá Nguyễn Tấn Dũng vẫn có thể nắm được chức vu Thủ tướng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN hay sao? Tóm lại trải qua thời gian 44 năm, những thiên tài CS lãnh đạo đất nước như đã nói trên,con Rồng VN ở Đông Nam Á không những đã chậm phát triển mà còn thua xa hẳn cả các nước Đại Hàn,Thái Lan, Philipine và Campuchia ..v..v và nếu đem so sánh với chế độ VNCH trước năm 1975 các nước kểä trên đâu có thể sánh vai ngang hàng với VN được. Còn gì thấm thía hơn một câu nói gần như châm ngôn để đời:” Khi mà lãnh đạo mà bất tài thí làm suy vong cả một dân tộc”
Được biết trước năm 1975, gia đình Bác sĩ Thú Y Th rất là hạnh phúc, sung sướng đầy đủ, Bác sĩ Thú y Th làm việc tại Lò Heo Chánh Hưng Quận 8 Saigon, Vợ là Kỹ sư Nông Nghiệp làm việc tại Nha Nông Nghiệp ở Thị Nghè Saigon, con cái được học hành đầy đủ. Nhưng sau khi Saigon sụp đổ, hoàn cảnh Bác sĩ Thú y Th thật vô cùng khó khăn, túng thiếu và bi đát cũng giống như bao gia đình cùng cảnh ngộï khác,vợ tuy là Kỹ sư Nông Nghiệp nhưng cũng bị thất nghiệp vì nhà nước CS kỳ thị không xử dụng, Bác sĩ Thú y Th vì cuộc sống phải chịu nhẫn nhục làm việc ở Tổng Cục Gia Cầm, con cái thì học hành dang dở vì bị phân biệt đối xử, đâu có kháùc chi một cuộc đổi đời. Đến khi vừa may mắn có được việc làm tương đối tốt đẹp cuộc sống gia đình vừa mới được ổn định, vui hưởng hanh phúc sung sướng chẳng đươc bao lâu thì Bác sĩ Thú y Th lại đành giã từ trần thế, thanh thản ra đi bỏ lại gia đình, bạn bè và chiến hữu.
Chẳng khác nào như câu nói chân tình chí lý của một Mục sư H khi đến làm phép rửa tội cho gia đình một tín hữn có thân nhân từ trần,Sau Thánh Lễ, Mục sư đã khoan thai trịnh trong tuyên bốâ: người đi trước là người may mắn nhất, kẻ ở lại tuy có đau buồn nhớ nhung và thương tiếc, nhưng ta hãy biến đau thương thành niềm hy vọng để sống cho ngày mai. Bởi vì con người trước sau gì cũng phải ra đi và cuối cùng Mục sư nhấn mạnh: quý vị nên nhớ rằng chẳng bao lâu nữa hàng tỷ người trên thế gian này cũng phải ra đi. Tất cả mọi người hiện diện trong Hội trường dự Tang lễ đều im lặng phắng phắc dường như rất thấùm thía về câu nói chí tình của Mục sư chủ lể. Và theo giáo lý Phật giáo” cuộc đời là vô thường”, không ai có thể sống mãi trên thế gian này, đó là số mạïng con người không ai có thể thoátù khỏi điển hình ngay như vị vua hùng mạnh nhất của Đế quốc Trung Hoa là Thành Cá Tư Hãn vì muốn sống lâu sống hoài, sống mãi để có thể thống trị lâu dài vĩnh viễn đất nước Trung Hoa nên đã sai người đi tìm môn thuốc Trường Sinh Bất Tử cũng phải đành bó tay không đạt được như ý nguyện hay sao.? Than ôi cuộc đời! ” Bôn ba chẳng qua số mạng”.
BUIPHU/VBMN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.