Hôm nay,  

Nhớ Tô Thùy Yên và “Chiều trên phá Tam Giang”

24/05/201910:03:00(Xem: 3256)
BuiVanPhu__ToThuyYen
Thi sĩ Tô Thùy Yên và ca khúc “Chiều trên phá Tam Giang” do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ từ thơ của ông.


Đọc tựa bài chắc làm gợi nhớ cho những ai lớn lên ở miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 1970 về một ca khúc đã vang vang trên làn sóng phát thanh và phát hình.


Chiều trên phá Tam Giang

Anh chợt nhớ em

Nhớ ôi niềm nhớ, ôi niềm nhớ đến bất tận

Em ơi, em ơi

Giờ này thương xá sắp đóng cửa

Người lao công quyét dọn hành lang…


Bài hát được nhiều người trẻ yêu thích vì ca từ lan man tâm trạng của thanh niên thiếu nữ thời bấy giờ, dù còn tung tăng sân trường, ở tuổi yêu đương hay đang xông pha ngoài chiến trường.


Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết ca khúc đó, phổ nhạc từ đoạn 2 của một bài thơ mang cùng tên, dài hơn 150 câu, của Tô Thùy Yên sáng tác năm 1972.


Thi sĩ đã ghi lại hình ảnh, suy tưởng của một người con trai là lính đóng quân ở miền Trung cô quạnh, nhớ về thủ đô nơi có người yêu với những sinh hoạt thường nhật, có không khí chiến tranh:


Giờ này thành phố chợt bùng lên

Để rồi tắt nghỉ sớm

Ôi Sài Gòn Sài Gòn giờ giới nghiêm…


Nơi có tháng Sáu với nắng, mưa và những kỳ thi tú tài:


Giờ này có thể trời đang nắng

Em rời thư viện đi rong chơi

Hàng cây viền ngọc thạch len trôi

Nghĩ tới ngày thi tương lai thúc hối

Căn phòng nhỏ cao ốc vô danh

Rồi nghĩ tới anh, nghĩ tới anh…


Sau biến cố 30/4/1975, nhạc sĩ và thi sĩ đều ở lại Việt Nam, cho đến đầu thập niên 1990 thì đi Mỹ định cư.


Như những thanh niên trong thời đất nước chiến tranh, hai ông gia nhập quân đội. Với tài năng văn nghệ nên cả hai phục vụ tại Tổng cục Chiến tranh Chính trị, với cấp bậc sau cùng của Nhật Trường là hạ sĩ, Tô Thùy Yên là thiếu tá.


Ngày 30/4/1975 cộng sản nắm quyền kiểm soát toàn cõi Việt Nam. Sau đó hạ sĩ quan như Nhật Trường phải học tập ngắn hạn tại chỗ. Sĩ quan các cấp, như Tô Thùy Yên, với lệnh trình diện yêu cầu đem theo đồ dùng cho một tháng nhưng đã bị đưa vào các trại cải tạo học tập nhiều năm, có người gần hai chục năm.


Viết trong “Postcard from the End of America: New Haven” [www.unz.com] ngày 1/5/2017 sau buổi đọc thơ tưởng niệm 30/4 ở Đại học Yale, chung với Phan Nhiên Hạo và Tô Thùy Yên, thi sĩ Đinh Linh ghi lại cuộc gặp gỡ, nghe ông kể ít nhiều về cuộc đời đã trải qua.


Sau mười năm học tập cải tạo, được thả tưởng chừng đã xong hết nợ oán thù. Tô Thùy Yên tiếp tục sáng tác, không ghi tên, nhờ người quen đem một bài thơ ra nước ngoài cho bạn bè thân quen đọc. Không ngờ bài thơ được công khai trong những phê bình văn học tại hải ngoại. An ninh trong nước biết, bắt ông giam tù thêm ba năm nữa.


Đinh Linh ghi lại sự kiện về nhà thơ khi ông làm sĩ quan chiến tranh chính trị đã thẩm vấn những cán bộ cộng sản bị giam trong một nhà tù gần sông Sài Gòn. Sau tháng Tư năm 1975, cũng trong nhà giam đó, những cán bộ cộng sản lại là người đóng vai thẩm vấn thi sĩ. “Lịch sử chỉ là những con người thay đổi lớp áo”, Tô Thùy Yên lập lại một câu nói quen liên quan đến lịch sử.


Sáng tác và có thơ đăng báo khi chưa đến tuổi đôi mươi, trên báo Đời Mới vào thập niên 1950, Tô Thùy Yên là thi sĩ với những ngôn từ mới lạ, tuy các thể thơ của ông phần nhiều là thơ năm, bảy hay chín chữ và rất dài, đọc lên phảng phất nét thơ Đường, nhưng không phải thơ cổ.


Mấy câu thơ sau ông viết năm 1979, khi bị giam trong trại tù cải tạo ở miền Bắc:


Ở đây, địa ngục chín tầng sâu,
Cả giống nòi câm lặng gục đầu,
Cắn chết hàm răng, ứa máu mắt,
Chung xiềng nhưng chẳng dám nhìn nhau…


Bài thơ được xem như sáng tác đầu tay của ông, viết năm 1956, có những câu:


Trên cánh đồng hoang thuần một màu

Trên cánh đồng hoang dài đến đỗi

Tàu chạy mau mà qua rất lâu

Tàu chạy mau, tàu chạy rất mau

Ngựa rượt tàu, rượt tàu, rượt tàu

Cỏ cây cỏ cây lùi chóng mặt

Gò nồng cao rồi thung lũng sâu

Ngựa thở hào hển, thở hào hển

Tàu chạy mau, vẫn mau, vẫn mau…


Đó là thời gian của tạp chí văn học “Sáng Tạo”, trong đó Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo là những thi sĩ, nhà văn cột trụ có công khai sinh ra nền văn học miền Nam.


Sau khi được thả khỏi trại học tập cải tạo, Tô Thùy Yên viết “Ta về”, với 126 câu, được giới phê bình văn học nhận định là một bài thơ tiêu biểu cho giai đoạn khốn cực của đất nước, với khoảng thời gian mười năm ông bị đọa đầy, nhưng lời thơ phản ánh nét thâm trầm nhìn đời, không oán hận những oan khiên đã đổ xuống đời và trong đó thi sĩ đã gửi lại một tấm lòng hoà giải.


Bài thơ đã được giáo sư sử học Peter Zinoman từ Đại học Berkeley, California đề nghị, cùng với những ý tưởng trong sáng tác của các nhạc sĩ Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, khi giáo sư được cố vấn của Tổng thống Barack Obama tham khảo để viết diễn văn cho lãnh đạo Mỹ.


Tuy không được trích dẫn trong diễn văn của Tổng thống Obama khi ông thăm Việt Nam vào tháng 5/2016, nhưng hồn thơ của Tô Thùy Yên trong “Ta về” đã để lại dấu ấn về con người và sự nghiệp thi ca của ông.


Ta về một bóng trên đường lớn 
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai 
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ 
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay


Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp 
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu 
Mười năm mặt sạm soi khe nước 
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ…

Ta về như lá rơi về cội 
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống 
Giải oan cho cuộc biển dâu này…


“Ta về” ông viết năm 1985 ghi lại cảm nhận về chốn xưa, về đất nước sau khi ra tù. “Chiều trên phá Tam Giang” ông sáng tác vào tháng 6 năm 1972, khi cuộc chiến trong giai đoạn cao điểm chiến tranh, với sinh hoạt từ thôn quê đến thị thành. Hai sáng tác đã vẽ lên quê hương trong hai giai đoạn của đời ông, là gương chiếu soi cho các thế hệ mai sau có cơ hội nhìn lại, suy tưởng về chiến tranh và hoà bình trên đất nước Việt Nam.


“Chiều trên phá Tam Giang” nhạc của Trần Thiện Thanh, thơ Tô Thùy Yên, đã là một ca khúc vượt thời gian từ khi ra đời gần nửa thế kỷ trước. Mới đây, ca sĩ Đức Tuấn ở trong nước có thực hiện CD nhạc Trần Thiện Thanh, dịp giỗ nhạc sĩ lần thứ 14, trong đó ông cũng đã chọn ca khúc này đưa vào sản phẩm.


Tô Thùy Yên có tên thật Đinh Thành Tiên, sinh ngày 20/10/1938 tại Gò Vấp, Gia Định. Ông là cựu học sinh Pétrus Ký, theo học ban Pháp văn Đại học Văn Khoa một thời gian, sau đó gia nhập quân đội, tốt nghiệp sĩ quan từ trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1964. Ông làm công tác văn nghệ tại Cục Tâm lý Chiến, Tổng cục Chiến tranh Chính trị cho đến ngày 30/4/1975 với cấp bậc sau cùng là thiếu tá.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, Tô Thùy Yên bị bắt đi học tập cải tạo 13 năm. Ông đến Mỹ theo diện HO năm 1993 và mất ngày 21/5/2019 tại Houston, Texas.


Các tác phẩm của ông đã được xuất bản gồm “Thơ tuyển” ấn hành 1995 và “Thắp ta” vào năm 2004.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.