Hôm nay,  

GÁNH NẶNG DI DÂN HAY GÁNH NỢ TÔI MANG?

21/05/201910:21:00(Xem: 6269)
(Một vài cảm nghĩ về các đề nghị cải tổ di trú ở HK hiện nay: Thấy người, lại nhớ đến ta)!
                                          
Có thể nói rằng suốt hơn 40 năm qua, ngoại trừ một số vị đã sống ở ngoại quốc trước tháng Tư, 1975, còn thì hầu hết người Việt tỵ nạn chúng ta đều đã hơn một lần phải mang ơn một sắc dân, một đất nước, hay một chủng tộc khác. Nói riêng, chỉ nội gia đình tôi thôi, thì ông bố đã vượt biển đến Hồng Kông, được họ giúp đỡ năm bẩy tháng rồi sau đó qua định cư tại Bỉ quốc. Ít lâu sau, hai cậu em trai của tôi đang lênh đênh chờ chết ngoài đại dương thì được tầu chở dầu của Kuwait cứu vớt, họ cũng nuôi cho sống tạm vài tháng, rồi chuyển qua trại tỵ nạn ở Hy Lạp, trước khi được tôi bảo lãnh sang Hoa Kỳ. Thấy các anh vượt thoát thành công, hai cô em gái cũng bắt chước “vượt biên”, nhưng bằng đường bộ, cuối cùng bị nhóm tổ chức người “đồng hương” lừa đảo, bỏ rơi giữa đường, lạc lõng trong những khu rừng già thăm thẳm. Nhưng cũng may, nhờ vào lòng từ tâm của những người nông dân Cam Bốt tốt bụng, họ đã không những che chở cho hai cô em tôi cùng mấy người bạn tránh bị bọn Khmer Đỏ tra tấn, bóc lột, hãm hiếp, mà còn hướng dẫn cả đoàn đến được trại tỵ nạn đường bộ Nong Chan ở Thái Lan một cách an toàn. Và dĩ nhiên tại đây, các em tôi cùng những người Việt tỵ nạn, không ít thì nhiều đã dang tay nhận sự cứu giúp của dân chúng và chính quyền Thái Lan, họ đã cho thức ăn, quần áo và quan trọng hơn cả là niềm hy vọng để...sống!
Tôi mới chỉ đơn cử có 3 trường hợp của gia đình mình thôi mà xem như đã mang ơn đến hơn 7 chủng tôc, hay 7 quốc gia khác nhau. Đấy là chưa kể đến mấy người em khác đã đến Indonesia, Mã Lai v..v.. sau đó, đặc biệt là mấy đứa em tinh thần thuộc nhóm “người Việt còn lại” bị kẹt ở Phi Luật Tân gần 25 năm, và nếu không được những người dân làng Palawan nghèo khổ ở thị trấn Puerto Princesa mở rộng vòng tay cưu mang và giúp đỡ thì có lẽ bây giờ nhiều đồng bào của chúng ta đã chết trong vùng kinh tế mới khi bị đất nước này cưỡng bức hồi hương theo lệnh Liên Hiệp Quốc!
Inline image
Đồng bào tỵ nạn VN tại trại cấm Hong Kong 

Thậm chí ngay cả khi chương trình ODP được thành lập để giúp người tỵ nạn VN ra đi một cách “có trật tự” trong đó có mẹ tôi và cậu em trai lớn, thay vì phải liều chết vượt biển. ODP hay Orderly Departure Program còn bao gồm các chương trình phụ (sub-programs) như Re-Education Detainee, mà chúng ta thường gọi là ”HO”, McCain Children (con trên 21 tuổi của quý vị tù nhân cải tạo), HR (Humanitarian Resettlement) hoặc Amerasian (diện định cư những người Con Lai Việt Mỹ) v..v... Tất cả đều phải đi qua các trại chuyển tiếp và ở đó một thời gian để làm thủ tục định cư hoặc hướng dẫn về đời sống mới như Phanat Nikhom (Thái Lan), hoặc Bataan (Phi Luật Tân) v..v...
Trong lúc đó người Việt tỵ nạn được những quốc gia tự do như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ v..v.. nhận cho định cư, hầu hết các tổ chức cộng đồng chỉ vừa mới thành lập nên hoạt động còn rất yếu ớt, thế nhưng lòng yêu nước, thương đồng bào thì vô cùng mạnh mẽ. Nhiều cuộc vận động để yểm trợ phong trào kháng chiến, để tranh đấu cho quyền tỵ nạn của các thuyền nhân, cũng như để chống cưỡng bức hồi hương đã nổi lên ở khắp mọi nơi.
Riêng tại Hoa Kỳ, tôi còn nhớ lúc đó cộng đồng chúng ta mới có một vị “dân cử” duy nhất là ông Tony Lâm, nhưng chỉ là nghị viên của một địa phương nhỏ, vì thế mỗi khi đi vận động hành lang tại quốc hội liên bang chúng ta đều phải nhờ vào lòng từ tâm của quý vị dân biểu hoặc nghị sĩ chính nguồn. Ngoài các ông Chris Smith, Howard Berman, bà Zoe Lofgren cùng hai vị dân biểu ở quận Cam mà cộng đồng chúng ta hay gõ cửa là ông Ed Royce và Dana Rohrabacher hoặc bà Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein, thì còn 4 vị dân biểu gốc Mễ Tây Cơ, nhưng rất sốt sắng đó là bà Grace Napolitano đơn vị 32, ông Xavier Becerra đơn vị 34, bà Linda Sanchez đơn vị 38, và bà Loretta Sanchez thuộc đơn vị 46.
Về phía hội đoàn, mặc dù lúc đó người Việt chúng ta có mặt trong tổ chức Southeast Asia Resource Action Center (SEARAC) mà giáo sư Lê Xuân Khoa làm chủ tịch, nhưng vẫn không có các thành viên nào là dân cử liên bang, vì thế các cơ quan thiện nguyện phải nhờ vào sự tiếp tay của các tổ chức di dân khác. Và có lẽ ngoài các hội cộng đồng VN, thì sự hỗ trợ mạnh mẽ và thành công nhất mà chúng ta nhận được trong các cuộc vận động cho việc định cư thuyền nhân, chương trình “HO”, McCain, HR , hoặc chống cưỡng bức hồi hương v..v.., là nhờ vào sự giúp đỡ của ba tổ chức: APALC tức Asian Pacific American Legal Center, CHIRLA (The Coalition for Humane Immigrant Rights of Los Angeles), cùng NALEO viết tắt của chữ National Association of Latino Elected Officials. Hai cơ quan sau này thuộc cộng đồng người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ, nhưng hoạt động rất hăng hái và ảnh hưởng mạnh mẽ tại lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, đặc biệt vì họ có nhiều thành viên là dân biểu và nghị sĩ liên bang, nên đã thay chúng ta đối đầu cũng như tranh luận trong các cuộc bỏ phiếu hàng năm cho ngân quỹ cùng tỷ lệ người tỵ nạn VN được nhận vào định cư ở nước Mỹ.
Kể ra như vậy thì ít nhiều gì đồng bào tỵ nạn mình cũng mang ơn cộng đồng Latino một phần nào, và chắc chắn những người đã sẵn lòng giúp đỡ thì sẽ chẳng bao giờ họ chờ mong để nhận lại một điều gì ngoài những lời chúc ơn lành của Thượng Đế! Ấy thế mà tôi cũng được chứng kiến tấm lòng nhớ ơn và trọng nghĩa của bao nhiêu người Việt tỵ nạn. Rất nhiều gia đình được người Mỹ bảo lãnh, nay đời sống đã ổn định, con cái thành công, họ trở lại tìm những người bảo trợ năm xưa để đền ơn, đáp nghĩa. Nhóm “người Việt còn lại” bị thế giới lãng quên ở Phi Luật Tân ngày nào, sau khi được Hoa Kỳ, Canada và Na Uy định cư chừng vài năm họ đã quyên góp để xây trường học cho những dân làng đã từng cưu mang họ. Kỷ niệm 40 năm viễn xứ, cá nhân tôi được hân hạnh tham dự buổi gây quỹ “Thank You Australia” do cộng đồng người Việt tại Mebourne, Úc Châu tổ chức và họ đã trao một chi phiếu hơn nửa triệu Úc Kim cho bệnh viện nhi đồng Royal Children Hospital tại địa phương này. Và dĩ nhiên còn nhiều sinh họat tương tự và ý nghĩa như vậy diễn ra ở khắp mọi nơi.
Tôi còn nhờ mình đã gần khóc khi đọc câu kết luận qua bài báo mà ký giả George Will viết về chị Dương Nguyệt Ánh trên tuần báo Newsweek năm 2007. Ông nói “Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một xu, lại còn thêm cả tiền lời....”! Đọc xong bài báo đó tôi chợt nghĩ đến mình, đến bố tôi, và các em tôi. Chị Dương Nguyệt Ánh cùng gia đình được nước Mỹ nhận định cư ngay sau tháng Tư 1975, cũng như Thiểu Tướng Lương Xuân Việt, hoặc ông cựu phụ tá Bộ Trưởng Tư Pháp Đinh Việt, tác giả bộ luật Patriot Act. Họ đã may mắn có cơ hội đóng góp, phục vụ và gián tiếp “trả ơn” cho xứ sở này. Thế còn tôi, làm sao để có thể “đền ơn” cho tất cả những đất nước, những chủng tộc, những sắc dân đã rộng tay giúp đỡ bố tôi, các em tôi, đồng bào tôi, hay chính bản thân tôi! Dù còn sống thì bố tôi làm được gì để trả nợ Hồng Kông hay nước Bỉ? Làm sao để hai cậu em tôi trả ơn cho những người thủy thủ Kuwait đã cứu mình thoát chết? Làm sao mà mấy cô em tôi gặp lại được những người dân Cam Bốt tử tế năm xưa? Có lẽ sẽ chẳng bao giờ gia đình tôi có thể trả nổi một phần nhỏ nào của những món nợ đó chứ đừng nói đến “tiền lời”!  
Inline image
LS Đinh Việt, phụ tá Tổng Trưởng Tư Pháp HK

Có lần ngồi tâm sự với mẹ tôi khi bà còn sinh tiền, cụ bảo: “đừng nghĩ xa xôi, hãy cứu giúp những người cùng hoàn cảnh, nhưng bất hạnh hơn mình, tức là con đã gián tiếp ‘trả ơn’ cho những người đã giúp con ngày trước”!
Tôi chợt nghĩ, ừ nhỉ, mình còn có đến hơn một ngàn đồng bào ty nạn đang vất vưởng ở Thái Lan! Rồi tôi thầm nhủ, sẽ cố gắng để trả nợ và không quên lời mẹ dặn.
Xin cám ơn quý vị đã đọc và giúp phổ biến bài viết này,  cám ơn những chia sẻ cùng tấm lòng nhân ái của quý vị, quý anh chị và các bạn.
Nam Lộc  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.