Hôm nay,  

Chuyện Tình Chưa Kể

13/05/201910:37:00(Xem: 4112)

Hồi đó, những ngày có mây trôi, lang thang trên vòm trời những sáng sớm Chủ Nhật, tôi theo Hạ Vy đi xem Lễ trong một Xóm Đạo.

Hạ Vy hỏi tôi:

- Mình chưa là gì với nhau, nên anh phải đi thật xa Hạ Vy, kẻo rồi ba mẹ em biết ...

Tôi hỏi Hạ Vy:

- Ba mẹ em biết gì?

Hạ Vy thẹn thùng, ấp úng:

- Biết anh đi theo Hạ Vy!

Tôi nhìn hun hút vào mắt Hạ Vy, đáp:

- Nhưng ba mẹ Hạ Vy biết, Hà theo Hạ Vy, thì có sao đâu?

Hạ Vy nhìn tôi nụng nịu nói:

- Cái ông này! Không sợ sao?

Tôi ân cần hỏi Hạ Vy:

- Sợ gì?

- Làng xóm, họ hàng mà biết được thì khổ cho em lắm đó!

Tôi hỏi:

- Mà Hạ Vy, có cho anh theo Hạ Vy không? Hạ Vy có yêu Hà không?

Hạ Vy thẹn thùng:

- Cái anh chàng này! Biết rồi! Mà còn cứ hỏi?

Tôi hững hờ nói:

- Nào Hà có biết Hạ Vy muốn nói gì đâu?

Tôi hỏi lại:

- Hạ Vy có yêu Hà không? Nói đi Hạ Vy!

Hạ Vy âu yếm:

- Sao không?

Vừa lúc đó, có người con gái, rão bước theo chân Hạ Vy, rồi cả hai người, kẻ trước người sau, quỳ xuống dưới chân Đức Mẹ. Bất giác, tôi quỳ theo...

Hạ Vy nguyện cầu điều gì đó, rồi đứng dậy. Nàng thấy tôi vẫn còn quỳ phía sau lưng cô gái cùng xóm.

Khi Lễ xong, tôi theo Hạ Vy ra về.

Hạ Vy giận dỗi hỏi tôi:

- Sao không quỳ bên cạnh Hạ Vy, mà lại quỳ bên cạnh người con gái ấy? Bộ Hà thương cô ấy sao?

Tôi đáp:

- Có đâu!

Hạ Vy buồn buồn, không nhìn tôi, hờ hững đáp:

- Không có chi! Sao lại quỳ sát sạt người ta. Làm vậy, Hạ Vy không thích đâu!

Tôi chống chế:

- Hồi nãy Hạ Vy bảo, Hà phải đi xa xa Hạ Vy ra, kẻo người ta biết. Bây giờ Hạ Vy lại bảo, sao Hà không quỳ gần Hạ Vy? Bây giờ Hà biết phải làm gì để Hạ Vy khỏi buồn đây?

Hạ Vy giải thích:

- Đi với Hạ Vy, thì phải đi theo thật xa, để đừng ai biết, vì Hà chỉ mới 18, còn Hạ Vy 16 thôi!

Lỡ ra có ai biết thì khổ cho Hạ Vy đó!

Tôi hỏi:

- Còn quỳ thì phải quỳ ra sao? Xa hay gần đây?

- Hạ Vy giải thích:

- Phải quỳ thật gần, để Chúa còn biết, Hạ Vy đang nguyện cầu điều gì với Chúa. Hà hiểu không?

Tôi hiểu, nhưng chẳng nói thêm gì!

Chiều hôm đó, tôi đàn cho Hạ Vy hát.

Tiếng hát của Hạ Vy bềnh bồng như đám mây tím, chờn vờn trong bầu trời xanh, vài  đám mây hồng bay thật thấp trôi theo tiếng hát cao vút của Hạ Vy, như màu lưu ly. Tơi khẽ hát theo ở những nhịp thở như hai đứa đang song ca của đôi tình nhân trên nẻo đường về, có hoàng hôn tím cuối nẻo đi.

Tôi thầm lặng yêu Hạ Vytừ buổi hừng đông có tiếng chuông vọng về với nhịp đập của con tim thổn thức.

Rồi trời đất đổ sụp, tôi hôn môi Hạ Vy lần đàu trong đời và cũng là lần cuối trong chuyện tình chưa kể cho ai nghe.

Những đêm mất ngủ trong trại tù, tôi nghe tiếng hát Hạ Vy, đong đưa theo chiếc võng buốt giá với ánh mắt Hạ Vy sâu thăm thẳm vì tháng ngày đợi chờ trong vô vọng.

Tôi lau nước mắt Hạ Vy và hẹn ngày hội ngộ trong cơn mộng mị đục nát thân tù.

Xa em âm thầm nghe tiếng khóc. Để ngàn đời say giọt nhớ thâu đêm.

Sáu năm sau, tôi lủi thủi về nhà sau khi được ra trại.

Trên đường về, người quen đều xa lạ, những vết chân trâu giậm, con đường hiu hắt, bụi bờ hai bên vệ đường, còn nỗi nhớ.

Mây và đàn cò trắng vẫn còn chờn vờn như ngày tôi đi.

Tôi khấp khểnh trên đường về như người đang lên cơn suyễn nhưng con tim đang rộn ràng tìm về với nỗi nhớ người xưa.

Phải đi qua nhà Hạ Vy, mới đến nhà Mẹ tôi. Tôi ghé nhà Hạ Vy trước.

Vẫn căn nhà xưa, tường quét vôi vàng đậm. Tôi mừng xiết bao khi Hạ Vy vừa bước ra. Hạ Vy ngơ ngẩn nhìn tôi, chẳng nói gì!

Anh về đây để chờ em tìm đến. Anh trở lại như một kẻ cô đơn.

Tôi như người mất trí, khi nghe Hạ Vy, nói:

- Em hai con rồi!

Tôi lấy Giấy Ra Trại, định đưa cho Hạ Vy xem nhưng lại thôi.

Tôi đọc lại  Giấy Ra Trại:

- 6 năm: 2 con rồi!

Tôi thầm lặng nhìn Hạ Vy, trên ngực nàng, lốm đốm những vệt sữa thấm ướt.

Hồn tôi một kiếp sầu ray rứt. Rớt xuống tình em vạn nỗi đau.

Tôi ra về, tiếng hát Hạ Vy chết trong tôi từ ngày đó!

Trên đường về, tôi còn thấy lá me bay quyện gót. Tan trường về sao chẳng thấy bóng Vy. Ai đưa đón trao Vy tình muôn thuở. Ai trao Vy từng nhịp đập nhớ nhung.

Tôi chờ Vy bên này bờ biển mộng. Tôi đợi Vy hoài bên phiến đá ngày xưa. Mà hồn buồn rêu xanh vay cổ mộ. Tình anh chưa hóa đá đâu Vy. Anh âm thầm ôm ấp mộng tình si. Và nhẹ bước

Anh gõ cửa hòn em lạc.

Dáng xưa

Dáng dấp em

Lưu đày ta hàng thế kỷ

Tháng Tư về

Nên nhớ hay quên đi

Người lính trở về hối hả

Trình em Giấy Ra Trại

Em ngỡ ngàng

Nay đã có hai con

Anh vội bước

Chân đi như nghiêng ngả

Thấy lòng mình

Vội vã bước chân hoang

Và cứ thế

dòng đời trôi lặng lẽ

Ta quên người

Hay Người đã quên ta

người cổ tích

CÚI  XUỐNG

Cúi xuống cho môi em thật gần

Để tình ta thật xót xa

Cúi xuống để thấy giòng sông xưa

Và con thuyền mang tóc em

Trôi đi thật xa

Cúi xuống để nhìn đời hiu quạnh

Và em xa ta thật xa

Cúi xuống bới tìm sợi tóc em

Rơi trong hoang đường như con thuyền

Đã trôi đi thật xa

Tíc em giăng giăng như khói sương

Bên bờ sông quá khứ đêm qua

Cúi xuống để khóc tình mình

Và tóc em đã bay đi thật xa

Tóc em! Huyển hoặc

Òa vỡ trong tôi!

Người Cổ Tích

Mẹ già

Niềm vui sẽ được gặp lại Mẹ già sau gần 6 năm cách biệt. Mẹ già có còn mạnh khỏe như ngày xưa nữa không?

 Trên chuyến xe lửa trở về lại Nha Trang, niềm vui lẫn lộn nỗi buồn man mác gieo vào lòng.

Những bàng hoàng đó rồi cũng qua nhanh, để đêm đêm tôi phải cúi mặt ngỡ ngàng, chập chờn ký ức bồi hồi, làm lòng mình xao xuyến, muốn biết tin Mẹ già, giờ này ra sao? 

Đêm đêm dưới ánh trăng xuyên qua cửa sổ phòng giam, tôi tìm đôi mắt Mẹ trong tĩnh lặng, khi Mẹ òa khóc vì biết tin tôi phải đi tù.

Đôi khi tôi nhắm mắt lại để cố giữ nguyên vẹn hình hài của Mẹ khỏi bị xóa nhòa trong trí nhớ, và đêm đêm trong giấc ngủ mắt tôi nhòa lệ, thương nhớ Mẹ vô vàn.

Có nhiều lúc, trong giờ giải lao, ngồi một mình trên đồi vắng, không chịu được những nỗi nhớ quay quắt, tôi gục đầu bên một than cây cổ thụ chết đứng trên lưng đồi, rồi bật lên tiếng khóc tức tưởi, để thấy nỗi đau của mình quá lớn và thấy từng giọt nước mắt của Mẹ, âm thầm rơi trên gò má nhăn nheo của Mẹ với bao sử lụy ưu phiền mà dáng Mẹ tóc bạc phơ, đang tựa cửa trông con về!

Hồi đó, tù nhân chính trị khi thả, bị buộc không được về các thành phố, vì địch bảo ngụy quân ngụy quyền là rác rưởi của xã hội. Họ buộc chúng tôi phải chọn đi một vùng kinh tế mới hoặc một hợp tác xã, ở thôn quê; do đó tôi đành phải chọn một hợp tác xã Mây Tre Lá tại thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa, thay vì tôi phải được về Nha Trang, nơi tôi đã tạo dựng một căn nhà trong khuôn viên đất

‘trường canh’ mà cha mẹ tôi đã cho tôi đất để cất nhà.

Trên chuyến xe lửa hôm đó, tôi thấy nhớ Mẹ vô cùng. Nhiều lúc không tự chủ được, tôi muốn nhảy vội xuống sân ga, chạy nhanh về thăm Mẹ, khi con tàu dừng lại đón khách và súc vật sau đó con tàu chạy cà rịch cà tang như xe bò lăn bánh, như thế biết bao giờ mới đến Nha Trang được.

Việc gì sẽ đến cũng phải đến…

Sau một đêm và một ngày dài, ngồi uể oải trên chuyến xe lửa Thống Nhất. Tôi nghe bánh xe nghiến kèn kẹt trên đường sắt để tiến vào Sân ga Nha Trang.

Xe thắng gắp, chiếc ghế dài bị đẩy mạnh về phía trước, làm chiếc ba-lô của tôi rơi xuống sàn gỗ.

Khom lưng xuống nhặt chiếc ba-lô, tôi khập khiễng  bước ra khỏi sân ga và từ từ đi dọc theo các khu phố để về nhà Mẹ tôi.

Bình minh tỏa sáng. Tiếng chim hót líu lo.

Tôi không còn nhận ra các con đường ngày xưa. Phố xá đìu hiu. Đường về nhà Mẹ tôi xa vời vợi.

Tôi băng qua một con dốc đất đá lổn ngổn, hai bên vệ đường đầy rác rưởi. Vài biệt thự, ngoài hành lang, treo lủng lẳng nịt ngực, quần lót phụ nữ, lốm đốm màu vàng khè. Tã lót trẻ em treo nghêng ngang ngo ài v ỉa hè. Tôi bước nhanh qua khu phố đó, với những bức tường đầy rong rêu.

Chân tôi r ảo bước như muốn bay qua khỏi những con đường lầy lội đó.

Nhà mẹ tôi đây rồi.

Cửa trước đóng kín. Tôi gõ cửa.

Tiếng động trên cánh cửa gỗ vang dội to hơn.

Đứng lặng thinh trước cửa, sau đó tôi gọi to.

-M ẹ ơi! Có Mẹ ở nhà không?

Trong lúc này, con chó long xù chạy ra, sủa vang. Tôi gọi tên nó.

-Mực!

Mực nghe tên nó, liền quỳ xuống, đưa hai chân trước, trườn về phía tôi.

Tôi âu yếm bảo con xù:

-Mực đến đây!

Ngay lập tức, con xù trườn nhanh về phía chân tôi, dùng mũi ngửi. Sau đó, xù nhận ra tôi và đứng dậy bằng hai chân đưa lưỡi liếm tay tôi. Tôi vuốt ve, âu yếm, xoa đầu con xù.

Mẹ tôi tay vịn tường ra mở cửa.

Tôi ôm Mẹ, nước mắt dâng trào. Mẹ nheo mắt nhìn tôi rồi òa khóc. Hai tay Mẹ ôm lấy mặt tôi. M ẹ ẹmân mê khuôn mặt xương xảu của tôi, để biết chắc có phải tôi là con của Mẹ không?

Mẹ hỏi tôi: -Con đó hả? Phải Hải không con?

Tôi ôm Mẹ nghẹn ngào.

-Con đó Mẹ. Hải đây Mẹ!

Cảnh đoàn tụ trong tiếng khóc oà vỡ của Mẹ.

Đáng lý mẹ con tôi phải mừng rỡ, vui cười nhưng sao mẹ tôi cứ ôm tôi khóc nức nở.

  Trưa hôm đó, tôi từ giã Mẹ, để đi về Diên Khánh, trình diện với Hợp Tác Xã Mây Tre Lá, trong nỗi bùi ngùi của Mẹ.

Đến nơi, tôi mới vỡ lẽ ra, muốn trở thành một xã viên của hợp tác xã, tôi phải có hai điều kiện như sau:

1/ Phải đóng cho Hợp Tác Xã 2 lượng vàng mới được thu nhận làm xã viên.

2/ Phải biết đan thúng mủng, rổ rá. Vì nơi đây hưởng công theo sản phẩm.

Tôi trình bày với ông chủ tịch, cả hai điều kiện trên tôi không có, nên được ông chủ tịch giới thiệu qua xã Diên Toàn.

Nơi đây, có nhiều hợp tác xã nông nghiệp. Muốn trở thành xã viên, tôi phải có ruộng tại xã, rồi giao ruộng cho Xã, mới trở thành xã viên.

Lẽ dĩ nhiên, tôi làm gì có ruộng ở đây, nên Xã Diên Toàn không nhận tôi, và ký sau Giấy Ra Trại, trả tôi về lại Nha Trang, nơi mẹ tôi đang cư ngụ.

Trở về Nha Trang, lấy cớ mẹ tôi đã già, không ai săn sóc. Công an địa phương cũng thuận tình cho tôi tạm trú.

Tôi định kiếm một công việc phù hợp vơi khả năng của tôi để sinh sống qua ngày. Nhưng tôi đã lầm.

Những ngả đường bước vào công sở, những Hợp Tác Xã, những quầy hàng, những công việc mà tôi có thể gánh vác được, không bao giờ thu nhận tôi, chỉ vì lý lịch của tôi là công dân không được xếp hạng.

Tháng ngày bình yên không còn nữa. Những hàng biểu ngữ với ý nghĩa ‘tự do’ báo hiệu cho sự hiện hữu của cái cũ thay

bằng cái mới. Người ta đã đặt tên những cái đồng hồ ‘tự động’ bằng danh từ mới, kêu hơn, cách mạng hơn, nhưng ngu ngơ và buồn cười hơn: ‘Đồng hồ không người lái’. Hay ‘Đồng hồ hai, ba cửa sổ’.

Cà phê phin thì được gọi là ‘Cà phê hai từng lầu’.

Đôi giầy bóng loáng đã bị vất nằm vào một xó xỉnh nào đó, mà đường phố được trang trí bằng những đôi dép râu, được sáng tạo bởi những kỹ thuật gia biến  chế từ nguyên liệu của những bánh xe hơi phế thải của Mỹ Ngụy, một thời phồn vinh giả tạo làm trì trệ nền kinh tế xã hội, xã hội chủ nghĩa đang trên đà thăng tiến.?!!!

Dĩ vãng đã xa xưa lắm rồi. Kỷ niệm cũng không phải dành riêng cho mình. Những con đường ngày xưa nay đã đổi tên. Khu phố buồn heo hắt, hàng cây cằn cỗi đứng bơ phờ, xóm làng cũ cũng thay tên, đổi họ. Những ngôi nhà kín cổng cao tường, đã đổi chủ, thay người.

Bóng dáng ai ngồi bên cửa sổ, chong đèn học bài, nay không còn nữa, mà hiên  nhà là những chiếc quần đen của quý bà nữ cán binh, dơ dáy, bẩn thỉu, tanh tưởi, phơi vắt ngổn ngang, bừa bãi, lẫn lộn với nịt ngực, quần lót, lốm đốm  màu vàng khè … để cho các anh hùng  chống Mỹ, chiêm  ngưỡng, lối sống bừa bộn của một khu nhà tập thể, với tiếng cười, tiếng chửi nhau hô hố của các chị nữ hộ lí…hỗn tạp của những con người thiếu văn minh đang chiếm ngụ nhà cửa của dân, mà trước đây ở miền Băc họ phải chui rúc trong những xó xỉnh của những khu nhà lợp lá kè, thấp lè tè, thiếu vệ sinh.

Các chị du kích, tay vừa bế con, cho trẻ bú, tay kia vác  súng trừơng, mắt ngắm bắn pháo đài bay B. 52 của đê quốc Mỹ rơi ngay cửa mình. Nay được dảng ta vinh danh là anh hùng chống Mỹ, được nhà nước ta cấp phát những căn hộ của các gia đình tù nhân chính trị.
Duy Xuyên, Tacoma

Ý kiến bạn đọc
30/12/201903:29:40
Khách
Toi Duy Xuyen
Tac gia Kiep tu, Bao Bien
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.