Hôm nay,  

Chuyện Tình Chưa Kể

13/05/201910:37:00(Xem: 4104)

Hồi đó, những ngày có mây trôi, lang thang trên vòm trời những sáng sớm Chủ Nhật, tôi theo Hạ Vy đi xem Lễ trong một Xóm Đạo.

Hạ Vy hỏi tôi:

- Mình chưa là gì với nhau, nên anh phải đi thật xa Hạ Vy, kẻo rồi ba mẹ em biết ...

Tôi hỏi Hạ Vy:

- Ba mẹ em biết gì?

Hạ Vy thẹn thùng, ấp úng:

- Biết anh đi theo Hạ Vy!

Tôi nhìn hun hút vào mắt Hạ Vy, đáp:

- Nhưng ba mẹ Hạ Vy biết, Hà theo Hạ Vy, thì có sao đâu?

Hạ Vy nhìn tôi nụng nịu nói:

- Cái ông này! Không sợ sao?

Tôi ân cần hỏi Hạ Vy:

- Sợ gì?

- Làng xóm, họ hàng mà biết được thì khổ cho em lắm đó!

Tôi hỏi:

- Mà Hạ Vy, có cho anh theo Hạ Vy không? Hạ Vy có yêu Hà không?

Hạ Vy thẹn thùng:

- Cái anh chàng này! Biết rồi! Mà còn cứ hỏi?

Tôi hững hờ nói:

- Nào Hà có biết Hạ Vy muốn nói gì đâu?

Tôi hỏi lại:

- Hạ Vy có yêu Hà không? Nói đi Hạ Vy!

Hạ Vy âu yếm:

- Sao không?

Vừa lúc đó, có người con gái, rão bước theo chân Hạ Vy, rồi cả hai người, kẻ trước người sau, quỳ xuống dưới chân Đức Mẹ. Bất giác, tôi quỳ theo...

Hạ Vy nguyện cầu điều gì đó, rồi đứng dậy. Nàng thấy tôi vẫn còn quỳ phía sau lưng cô gái cùng xóm.

Khi Lễ xong, tôi theo Hạ Vy ra về.

Hạ Vy giận dỗi hỏi tôi:

- Sao không quỳ bên cạnh Hạ Vy, mà lại quỳ bên cạnh người con gái ấy? Bộ Hà thương cô ấy sao?

Tôi đáp:

- Có đâu!

Hạ Vy buồn buồn, không nhìn tôi, hờ hững đáp:

- Không có chi! Sao lại quỳ sát sạt người ta. Làm vậy, Hạ Vy không thích đâu!

Tôi chống chế:

- Hồi nãy Hạ Vy bảo, Hà phải đi xa xa Hạ Vy ra, kẻo người ta biết. Bây giờ Hạ Vy lại bảo, sao Hà không quỳ gần Hạ Vy? Bây giờ Hà biết phải làm gì để Hạ Vy khỏi buồn đây?

Hạ Vy giải thích:

- Đi với Hạ Vy, thì phải đi theo thật xa, để đừng ai biết, vì Hà chỉ mới 18, còn Hạ Vy 16 thôi!

Lỡ ra có ai biết thì khổ cho Hạ Vy đó!

Tôi hỏi:

- Còn quỳ thì phải quỳ ra sao? Xa hay gần đây?

- Hạ Vy giải thích:

- Phải quỳ thật gần, để Chúa còn biết, Hạ Vy đang nguyện cầu điều gì với Chúa. Hà hiểu không?

Tôi hiểu, nhưng chẳng nói thêm gì!

Chiều hôm đó, tôi đàn cho Hạ Vy hát.

Tiếng hát của Hạ Vy bềnh bồng như đám mây tím, chờn vờn trong bầu trời xanh, vài  đám mây hồng bay thật thấp trôi theo tiếng hát cao vút của Hạ Vy, như màu lưu ly. Tơi khẽ hát theo ở những nhịp thở như hai đứa đang song ca của đôi tình nhân trên nẻo đường về, có hoàng hôn tím cuối nẻo đi.

Tôi thầm lặng yêu Hạ Vytừ buổi hừng đông có tiếng chuông vọng về với nhịp đập của con tim thổn thức.

Rồi trời đất đổ sụp, tôi hôn môi Hạ Vy lần đàu trong đời và cũng là lần cuối trong chuyện tình chưa kể cho ai nghe.

Những đêm mất ngủ trong trại tù, tôi nghe tiếng hát Hạ Vy, đong đưa theo chiếc võng buốt giá với ánh mắt Hạ Vy sâu thăm thẳm vì tháng ngày đợi chờ trong vô vọng.

Tôi lau nước mắt Hạ Vy và hẹn ngày hội ngộ trong cơn mộng mị đục nát thân tù.

Xa em âm thầm nghe tiếng khóc. Để ngàn đời say giọt nhớ thâu đêm.

Sáu năm sau, tôi lủi thủi về nhà sau khi được ra trại.

Trên đường về, người quen đều xa lạ, những vết chân trâu giậm, con đường hiu hắt, bụi bờ hai bên vệ đường, còn nỗi nhớ.

Mây và đàn cò trắng vẫn còn chờn vờn như ngày tôi đi.

Tôi khấp khểnh trên đường về như người đang lên cơn suyễn nhưng con tim đang rộn ràng tìm về với nỗi nhớ người xưa.

Phải đi qua nhà Hạ Vy, mới đến nhà Mẹ tôi. Tôi ghé nhà Hạ Vy trước.

Vẫn căn nhà xưa, tường quét vôi vàng đậm. Tôi mừng xiết bao khi Hạ Vy vừa bước ra. Hạ Vy ngơ ngẩn nhìn tôi, chẳng nói gì!

Anh về đây để chờ em tìm đến. Anh trở lại như một kẻ cô đơn.

Tôi như người mất trí, khi nghe Hạ Vy, nói:

- Em hai con rồi!

Tôi lấy Giấy Ra Trại, định đưa cho Hạ Vy xem nhưng lại thôi.

Tôi đọc lại  Giấy Ra Trại:

- 6 năm: 2 con rồi!

Tôi thầm lặng nhìn Hạ Vy, trên ngực nàng, lốm đốm những vệt sữa thấm ướt.

Hồn tôi một kiếp sầu ray rứt. Rớt xuống tình em vạn nỗi đau.

Tôi ra về, tiếng hát Hạ Vy chết trong tôi từ ngày đó!

Trên đường về, tôi còn thấy lá me bay quyện gót. Tan trường về sao chẳng thấy bóng Vy. Ai đưa đón trao Vy tình muôn thuở. Ai trao Vy từng nhịp đập nhớ nhung.

Tôi chờ Vy bên này bờ biển mộng. Tôi đợi Vy hoài bên phiến đá ngày xưa. Mà hồn buồn rêu xanh vay cổ mộ. Tình anh chưa hóa đá đâu Vy. Anh âm thầm ôm ấp mộng tình si. Và nhẹ bước

Anh gõ cửa hòn em lạc.

Dáng xưa

Dáng dấp em

Lưu đày ta hàng thế kỷ

Tháng Tư về

Nên nhớ hay quên đi

Người lính trở về hối hả

Trình em Giấy Ra Trại

Em ngỡ ngàng

Nay đã có hai con

Anh vội bước

Chân đi như nghiêng ngả

Thấy lòng mình

Vội vã bước chân hoang

Và cứ thế

dòng đời trôi lặng lẽ

Ta quên người

Hay Người đã quên ta

người cổ tích

CÚI  XUỐNG

Cúi xuống cho môi em thật gần

Để tình ta thật xót xa

Cúi xuống để thấy giòng sông xưa

Và con thuyền mang tóc em

Trôi đi thật xa

Cúi xuống để nhìn đời hiu quạnh

Và em xa ta thật xa

Cúi xuống bới tìm sợi tóc em

Rơi trong hoang đường như con thuyền

Đã trôi đi thật xa

Tíc em giăng giăng như khói sương

Bên bờ sông quá khứ đêm qua

Cúi xuống để khóc tình mình

Và tóc em đã bay đi thật xa

Tóc em! Huyển hoặc

Òa vỡ trong tôi!

Người Cổ Tích

Mẹ già

Niềm vui sẽ được gặp lại Mẹ già sau gần 6 năm cách biệt. Mẹ già có còn mạnh khỏe như ngày xưa nữa không?

 Trên chuyến xe lửa trở về lại Nha Trang, niềm vui lẫn lộn nỗi buồn man mác gieo vào lòng.

Những bàng hoàng đó rồi cũng qua nhanh, để đêm đêm tôi phải cúi mặt ngỡ ngàng, chập chờn ký ức bồi hồi, làm lòng mình xao xuyến, muốn biết tin Mẹ già, giờ này ra sao? 

Đêm đêm dưới ánh trăng xuyên qua cửa sổ phòng giam, tôi tìm đôi mắt Mẹ trong tĩnh lặng, khi Mẹ òa khóc vì biết tin tôi phải đi tù.

Đôi khi tôi nhắm mắt lại để cố giữ nguyên vẹn hình hài của Mẹ khỏi bị xóa nhòa trong trí nhớ, và đêm đêm trong giấc ngủ mắt tôi nhòa lệ, thương nhớ Mẹ vô vàn.

Có nhiều lúc, trong giờ giải lao, ngồi một mình trên đồi vắng, không chịu được những nỗi nhớ quay quắt, tôi gục đầu bên một than cây cổ thụ chết đứng trên lưng đồi, rồi bật lên tiếng khóc tức tưởi, để thấy nỗi đau của mình quá lớn và thấy từng giọt nước mắt của Mẹ, âm thầm rơi trên gò má nhăn nheo của Mẹ với bao sử lụy ưu phiền mà dáng Mẹ tóc bạc phơ, đang tựa cửa trông con về!

Hồi đó, tù nhân chính trị khi thả, bị buộc không được về các thành phố, vì địch bảo ngụy quân ngụy quyền là rác rưởi của xã hội. Họ buộc chúng tôi phải chọn đi một vùng kinh tế mới hoặc một hợp tác xã, ở thôn quê; do đó tôi đành phải chọn một hợp tác xã Mây Tre Lá tại thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa, thay vì tôi phải được về Nha Trang, nơi tôi đã tạo dựng một căn nhà trong khuôn viên đất

‘trường canh’ mà cha mẹ tôi đã cho tôi đất để cất nhà.

Trên chuyến xe lửa hôm đó, tôi thấy nhớ Mẹ vô cùng. Nhiều lúc không tự chủ được, tôi muốn nhảy vội xuống sân ga, chạy nhanh về thăm Mẹ, khi con tàu dừng lại đón khách và súc vật sau đó con tàu chạy cà rịch cà tang như xe bò lăn bánh, như thế biết bao giờ mới đến Nha Trang được.

Việc gì sẽ đến cũng phải đến…

Sau một đêm và một ngày dài, ngồi uể oải trên chuyến xe lửa Thống Nhất. Tôi nghe bánh xe nghiến kèn kẹt trên đường sắt để tiến vào Sân ga Nha Trang.

Xe thắng gắp, chiếc ghế dài bị đẩy mạnh về phía trước, làm chiếc ba-lô của tôi rơi xuống sàn gỗ.

Khom lưng xuống nhặt chiếc ba-lô, tôi khập khiễng  bước ra khỏi sân ga và từ từ đi dọc theo các khu phố để về nhà Mẹ tôi.

Bình minh tỏa sáng. Tiếng chim hót líu lo.

Tôi không còn nhận ra các con đường ngày xưa. Phố xá đìu hiu. Đường về nhà Mẹ tôi xa vời vợi.

Tôi băng qua một con dốc đất đá lổn ngổn, hai bên vệ đường đầy rác rưởi. Vài biệt thự, ngoài hành lang, treo lủng lẳng nịt ngực, quần lót phụ nữ, lốm đốm màu vàng khè. Tã lót trẻ em treo nghêng ngang ngo ài v ỉa hè. Tôi bước nhanh qua khu phố đó, với những bức tường đầy rong rêu.

Chân tôi r ảo bước như muốn bay qua khỏi những con đường lầy lội đó.

Nhà mẹ tôi đây rồi.

Cửa trước đóng kín. Tôi gõ cửa.

Tiếng động trên cánh cửa gỗ vang dội to hơn.

Đứng lặng thinh trước cửa, sau đó tôi gọi to.

-M ẹ ơi! Có Mẹ ở nhà không?

Trong lúc này, con chó long xù chạy ra, sủa vang. Tôi gọi tên nó.

-Mực!

Mực nghe tên nó, liền quỳ xuống, đưa hai chân trước, trườn về phía tôi.

Tôi âu yếm bảo con xù:

-Mực đến đây!

Ngay lập tức, con xù trườn nhanh về phía chân tôi, dùng mũi ngửi. Sau đó, xù nhận ra tôi và đứng dậy bằng hai chân đưa lưỡi liếm tay tôi. Tôi vuốt ve, âu yếm, xoa đầu con xù.

Mẹ tôi tay vịn tường ra mở cửa.

Tôi ôm Mẹ, nước mắt dâng trào. Mẹ nheo mắt nhìn tôi rồi òa khóc. Hai tay Mẹ ôm lấy mặt tôi. M ẹ ẹmân mê khuôn mặt xương xảu của tôi, để biết chắc có phải tôi là con của Mẹ không?

Mẹ hỏi tôi: -Con đó hả? Phải Hải không con?

Tôi ôm Mẹ nghẹn ngào.

-Con đó Mẹ. Hải đây Mẹ!

Cảnh đoàn tụ trong tiếng khóc oà vỡ của Mẹ.

Đáng lý mẹ con tôi phải mừng rỡ, vui cười nhưng sao mẹ tôi cứ ôm tôi khóc nức nở.

  Trưa hôm đó, tôi từ giã Mẹ, để đi về Diên Khánh, trình diện với Hợp Tác Xã Mây Tre Lá, trong nỗi bùi ngùi của Mẹ.

Đến nơi, tôi mới vỡ lẽ ra, muốn trở thành một xã viên của hợp tác xã, tôi phải có hai điều kiện như sau:

1/ Phải đóng cho Hợp Tác Xã 2 lượng vàng mới được thu nhận làm xã viên.

2/ Phải biết đan thúng mủng, rổ rá. Vì nơi đây hưởng công theo sản phẩm.

Tôi trình bày với ông chủ tịch, cả hai điều kiện trên tôi không có, nên được ông chủ tịch giới thiệu qua xã Diên Toàn.

Nơi đây, có nhiều hợp tác xã nông nghiệp. Muốn trở thành xã viên, tôi phải có ruộng tại xã, rồi giao ruộng cho Xã, mới trở thành xã viên.

Lẽ dĩ nhiên, tôi làm gì có ruộng ở đây, nên Xã Diên Toàn không nhận tôi, và ký sau Giấy Ra Trại, trả tôi về lại Nha Trang, nơi mẹ tôi đang cư ngụ.

Trở về Nha Trang, lấy cớ mẹ tôi đã già, không ai săn sóc. Công an địa phương cũng thuận tình cho tôi tạm trú.

Tôi định kiếm một công việc phù hợp vơi khả năng của tôi để sinh sống qua ngày. Nhưng tôi đã lầm.

Những ngả đường bước vào công sở, những Hợp Tác Xã, những quầy hàng, những công việc mà tôi có thể gánh vác được, không bao giờ thu nhận tôi, chỉ vì lý lịch của tôi là công dân không được xếp hạng.

Tháng ngày bình yên không còn nữa. Những hàng biểu ngữ với ý nghĩa ‘tự do’ báo hiệu cho sự hiện hữu của cái cũ thay

bằng cái mới. Người ta đã đặt tên những cái đồng hồ ‘tự động’ bằng danh từ mới, kêu hơn, cách mạng hơn, nhưng ngu ngơ và buồn cười hơn: ‘Đồng hồ không người lái’. Hay ‘Đồng hồ hai, ba cửa sổ’.

Cà phê phin thì được gọi là ‘Cà phê hai từng lầu’.

Đôi giầy bóng loáng đã bị vất nằm vào một xó xỉnh nào đó, mà đường phố được trang trí bằng những đôi dép râu, được sáng tạo bởi những kỹ thuật gia biến  chế từ nguyên liệu của những bánh xe hơi phế thải của Mỹ Ngụy, một thời phồn vinh giả tạo làm trì trệ nền kinh tế xã hội, xã hội chủ nghĩa đang trên đà thăng tiến.?!!!

Dĩ vãng đã xa xưa lắm rồi. Kỷ niệm cũng không phải dành riêng cho mình. Những con đường ngày xưa nay đã đổi tên. Khu phố buồn heo hắt, hàng cây cằn cỗi đứng bơ phờ, xóm làng cũ cũng thay tên, đổi họ. Những ngôi nhà kín cổng cao tường, đã đổi chủ, thay người.

Bóng dáng ai ngồi bên cửa sổ, chong đèn học bài, nay không còn nữa, mà hiên  nhà là những chiếc quần đen của quý bà nữ cán binh, dơ dáy, bẩn thỉu, tanh tưởi, phơi vắt ngổn ngang, bừa bãi, lẫn lộn với nịt ngực, quần lót, lốm đốm  màu vàng khè … để cho các anh hùng  chống Mỹ, chiêm  ngưỡng, lối sống bừa bộn của một khu nhà tập thể, với tiếng cười, tiếng chửi nhau hô hố của các chị nữ hộ lí…hỗn tạp của những con người thiếu văn minh đang chiếm ngụ nhà cửa của dân, mà trước đây ở miền Băc họ phải chui rúc trong những xó xỉnh của những khu nhà lợp lá kè, thấp lè tè, thiếu vệ sinh.

Các chị du kích, tay vừa bế con, cho trẻ bú, tay kia vác  súng trừơng, mắt ngắm bắn pháo đài bay B. 52 của đê quốc Mỹ rơi ngay cửa mình. Nay được dảng ta vinh danh là anh hùng chống Mỹ, được nhà nước ta cấp phát những căn hộ của các gia đình tù nhân chính trị.
Duy Xuyên, Tacoma

Ý kiến bạn đọc
30/12/201903:29:40
Khách
Toi Duy Xuyen
Tac gia Kiep tu, Bao Bien
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.