Hôm nay,  

Rong Bút Mùa Xuân 2019

27/04/201913:40:00(Xem: 4724)
Rong bút mùa Xuân 2019

Thuhuongseattle

(LTS: Tòa soạn Việt Báo nhận được bài Rong Bút Mùa Xuân 2019 của Nhà Văn Thu Hương qua GS Khánh Vân, cùng lời dặn: "Nếu không có gì trở ngại, xin Nhà Báo vui lòng đăng cả thư của Nhà Văn Thu Hương viết cho thầy của mình là Giáo Sư Phạm Cao Dương." Thư như sau:

"Kính chị và Thầy,
Cám ơn chị gửi cho trò Thầy những bài viết của quí anh từng là học trò thầy như Anh Trần Thế Đức, Anh Vũ Công Hiển và nhiều anh chị khác của Thầy Phạm Cao Dương. Trong tâm hồn trò Thầy thì Thầy Dương bao giờ cũng trẻ, trong tư tưởng trong sắc thái và Thầy luôn luôn là một ngọn đuốc của vị Thầy đúng nghĩa ...làm sao Thầy Dương già được thưa chị?. Thầy là cây cổ thụ của trò, tàn lá xum xuê cho bóng mát cho thế hệ chúng em . Đầu thế kỷ XXI và đang sống ở Mỹ, nước đứng hàng số một trên toàn cầu ....liệu tâm hồn trò thầy và bạn bè còn bao nhiêu người giữ được tình thân mến ...nhất tự vi sư bán tự vi sư ...thưa Thầy ...tuy học 2 năm chữ Hán ở VĂN KHOA mà em vẫn dở ẹt ....
Kính chúc chị và Thầy Dương có sức khỏe để Thầy trò còn trò chuyện trên email hay điện thoại . Em viết Rong bút mùa Xuân cho Văn Hữu lại đau lòng nghĩ đến những hy sinh của dân mình trong chiến tranh. Em gửi đến chị để biết tâm hồn một trò thầy tuy rằng trong bài viết không có tên Thầy Dương . Thầy Dương luôn là niềm hãnh diện rằng lòng yêu mến của Thầy cho trò và nhất là cho Quê hưong Việt với những bài viết sắc bén, một kho tàng tri thức mà ít người dùng thời giờ tâm huyết một đời như Thầy . Em rất hãnh diện được biết Thầy nhiều hơn . Cám ơn chị K. Vân đã liên lạc với chúng em.
thuhuongseattle".)

blank

 
Kính trọng và ưu ái thắp ngọn bạch lạp buổi tối cho ngày 30 tháng tư năm 1975 để tưởng nhớ, để cảm ơn những anh hùng tử sĩ hy sinh cho cuộc chiến Quốc Cộng sau vĩ tuyến 17 và cho nửa triệu thuyền nhân Việt chết trên biển tìm tự do. Khối người tị nạn và những cái chết vô tội trên biển Đông đã đánh thức lương tâm nhân loại. Cộng Sản Việt không thể chối cãi. Ánh sáng của một ngọn nến, của một người tị nạn, của tôi, chị em tôi, con cháu tôi và của mọi người có dĩ vãng di tản, là những đốm lửa , là những vì sao lung linh trên vòm trời đêm. Tôi không còn tâm hồn ngây thơ để cùng ai đếm sao trời nữa mà chỉ thấy gương mặt người thân, bạn bè nhập nhoè trong đêm mỗi lân nhìn trời đêm. Tôi đôi khi thì thầm ngày đó : em hay khóc thầm vì các anh ra đi quá sớm, ở tuổi chưa biết yêu nhưng bây giờ sau 45 năm trôi qua em cảm thấy mình đang già và các anh thì vẫn thế, vẫn vô tư như ngày nào…có chút gì nuôi tiếc trong hồn người viêt , có chút gì xao xuyến , cũng như bồi hồi khoảnh khắc đưa tôi vào vô thức….

Mùa Xuân, mùa Phục Hưng, mùa của sự sống, đất trời chan hoà hạnh phúc. Mùa Xuân đến tôi hay nghĩ vẩn vơ, không vẽ được một bức tranh ra hồn, không viết dược một đoản văn như ý và khó ngủ. Tôi đi ra vào, vườn trước vườn sau như đang chờ đợi một cái gì đó không định nghĩa được. 45 mùà Xuân qua trong đời, sao mắt tôi vẫn nhòa lệ, hồn tôi vẫn thổn thức, tim tôi vẫn nhói đau khi tôi hồi tưởng những bất hạnh vây bủa quanh gia đình tôi(và bao nhiêu gia đình khác) những năm tháng chiến tranh.

Khu vườn khiêm nhường của riêng tôi là một chốn ẩn náu của tâm hồn người viết trong những khoảnh khắc riêng.


Khu vườn riêng cho tôi nhiều ưu ái như nhìn bướm vờn lượn trên các khóm hoa hút nhụy, hummingbirds(chim ruồi, tôi không thích cái tên này vì ruồi không có cái âm thanh tuyệt vời khi cánh chim bay, chuyển động như xé không gian) bay vù vù chung quanh các loại hoa loa kèn màu hồng đậm, đỏ rực rỡ, ngắm nhìn các chàng chim ca hát nhạc tình trên cành cây hay trên bờ tường adobe quanh nhà: mourning dove(chim cuốc), chim sẻ(house finches), chim cu gáy(quails) hay road runner(chim có chân rất dài cao, chạy trên đường và khi cần cũng bay được, tôi gọi nó là chim chạy điền kinh) mời gọi tình nhân trong không gian nồng ấm, tinh khôi những buổi mai. Các nàng bao giờ cũng điệu điệu, mắt long lanh, ngơ ngác còn các chàng tha hồ thi tài ca hát nhảy múa, chim cũng thích vai tựa vai, môi hôn môi, rỉa bộ cánh cho nàng, mắt long lanh, xích lại gần nàng hơn. Tôi ngừng tay tưới nước, bắt sâu, đào đất yên lặng ngắm nhìn như sợ gây tiếng động không lich sự với khách thăm vườn. Tôi chợt nghe tiếng hát ngọt ngào vẳng từ phòng vẽ một bài hát tôi rất thích, vô tình tôi hát nho nhỏ cho chim hay cho chính tôi những ngày xưa ấy(tình tự mùa xuân của Từ Công Phụng). 

Năm thứ hai tôi học Văn Khoa và nhạc sĩ đang học Quốc Gia Hành Chánh.. Một dòng nhạc trữ tình, vô tư và hiền quá. Ngày đó mấy chị em tôi được nghe hát và nhìn bản nhạc viết bằng bút chi cửa Từ Công Phụng, của Trịnh Công Sơn. Theo thời gian nhạc đi vào tiềm thức và song hành trong đường đời chị em tôi với rất nhiều nhạc sĩ nổi danh khác. Năm theo học Đại học Sư Phạm có một giờ hát mỗi tuần của thầy Quảng, 40 mạng trong lớp ngoạc miệng hát nhiều bản du ca đầy tình tự quê hương dân tộc. Bố mẹ tôi rất khó, và chị em tôi chưa bao giờ được ra khỏi nhà sau bữa cơm chiều với bạn gái.

Nhưng nghe nhạc thì được, đôi khi cha tôi thường nói một mình …cứ yêu đương thế này ….Cộng Sản vào Saigon có ngày ….nhưng biết là một chuyện làm sao cấm được mộng mơ của tuổi trẻ và niềm cao ngạo của con nhỏ bắc kỳ di cư 1954 thầm nói: “ bố ơi, làm sao không nghe nhạc, làm sao tin bánh vẽ của CS và nhất là anh con, dòng họ bạn bè đang phục vụ quê hương. Con có một vòng đai chinh nhân thì sợ gi hả bố.”

Chị Nga hay giả vờ ngủ trưa, lên lầu nằm dài cho dù cái nóng tàn nhẫn của Saigon để i ỉ hát một mình, còn tôi chỉ dám nghe nhạc trong giờ làm toán vì không phải thuộc lòng như môn vạn vậ,t còn các bài bình luận về Kiều và vài tác giả khác tôi làm lấy lệ vì đầu óc còn trên mây. Tôi ghét nhất là môn văn từ ngày còn nhỏ, nhưng lại mê đọc và tôi đọc tất cả các tác phẩm của Tự Lự Văn Đoàn ngày còn rất nhỏ vì cha mẹ tôi kính trọng và yêu mến nhóm TLVĐ. Sau này lớn khôn tôi tha hồ đọc nhưng không dám nói với cha tôi về tác phẩm và nội dung tác phẩm tôi đọc có trình độ hay không?)
Đúng là không phải nhà văn, tế bào não bộ bị chạm điện, tôi lại viết về ngày tháng xưa cũ tự ngàn xưa ….

Em lại đây với anh
Ngồi đây với anh
 
Chừng như không gian đang sưởi ấm những giọt tình nồng
Còn vài ngày nữa là 30 tháng tư …Tháng Tư Đen của chúng ta, nhũng người có quá khứ tị nạn Cộng Sản Việt Nam. Đợt sóng tị nạn và thuyền nhận đã đi vào lich sử Mỹ và các quốc gia trên năm châu.

Bạn làm gì, nghĩ gì ngày 30 tháng tư xin cùng tôi thắp ngọn nến tưởng nhớ cho vòm trời lung linh sang vì tình yêu quê hương.

Thuhuongseattle

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.