Hôm nay,  

Sương Khói Mong Manh

4/25/201900:10:00(View: 8201)

SƯƠNG KHÓI MONG MANH
 

Nguyễn Ngọc Phúc
 

Nhân tháng 4 đen và ngày 30/4 trở lại trong năm 2019, tôi muốn nhớ về một kỷ niệm xót xa trong thời chiến trước năm 1975.

Thủa trung học, tôi có hai người bạn rất thân thiết. Không những chúng tôi chia sẻ ngọt bùi  cho  nhau mà ngay cả cuộc đời tình ái của mỗi đứa trong tuổi hoa niên mơ mộng và yêu đương, chúng tôi cũng chẳng dấu diếm gì với nhau.
 

Tình yêu của Dương, một trong hai người bạn thân của tôi, là một câu chuyện tình lãng mạn tôi không bao giờ có thể quên được.

  
 

Ra trường trung học, Dương đã tình nguyện vào Không Quân năm 65 và được gửi sang Mỹ học khóa huấn luyện phi công. Sau khi tốt nghiệp, Dương trở về Việt Nam phục vụ cho đất nước.

 

Trong một buổi tối đầu năm Dương Lịch 1970 vào khoảng cuối năm Kỷ Dậu, Dương đến đánh sập xám ở trên lầu nhà tôi.

 

Mãi mê đánh bài cho tới quá nửa đêm, tôi chợt nhớ và hỏi Dương :

- Mai mày có đi bay không?

Dương trả lời:

- Có

Tôi hỏi tiếp:

- Mấy giờ?

Dương đáp:

- 5 giờ sáng.

Nhìn đồng hồ thì thấy gần 2 giờ đêm rồi. Tôi bèn quyết định:

- Thôi nghe. Hết ván này nghỉ, cho mày về ngủ, mai sáng còn đi bay. Mai mốt chơi tiếp.

Mọi người OK. Sau đó, tụi tôi tan sòng.

 

Tôi lên giường ngủ ở trên lầu và thiếp đi lúc nào không hay. Chớp mắt được một lúc, tôi bật tỉnh người ngồi dậy vì nghe có tiếng dộng cửa dưới nhà rầm rầm liên tục. Mắt nhắm mắt mở và nhăn mày khó chịu, tôi lầu bầu xuống cầu thang chạy ra cửa để xem đứa nào sáng sớm dám dộng cửa nhà mình ầm ầm trong mấy ngày cuối năm này.

 

Mở cửa ra, thấp thoáng thấy một thằng bé trai tuổi chừng 12, 13 đang đứng mếu máo, tôi chưa định thần được xem nó là ai thì nghe tiếng nói trong tiếng khóc:

- chú Nguyên ơi, chú Dương chết rồi.

Nó nói mấy lần như vậy.

Tôi giật nẩy người và tỉnh hẳn trong giấc ngáy ngủ. Lúc đó, mới nhận ra, thằng bé đang khóc  chính là cháu của Dương, tên Thanh, con trai của anh cả của Dương.

Tôi la lên:

- Cái gì? ai chết? Sao chết?

Nó khóc tiếp:

- rớt máy bay.

Trời đã ửng sáng. Quay đầu lại nhìn đồng hồ trong nhà, thấy gần 8 giờ sáng.

Tôi vội nói với nó:

- chờ chú một tí, chú sẽ qua nhà cháu ngay bây giờ.

 

Cho đến nay, tôi vẫn mang nỗi ân hận này hoài. Không biết có phải vì đêm đánh bài khuya ở nhà tôi đã làm cho Dương mệt mỏi để sáng hôm sau bị tai nạn rớt máy bay chăng?

 

Sau 49 năm qua, tôi đã được biết thêm các chi tiết của tai nạn gây ra cái chết cho Dương, một cái chết “định mệnh.”

 

Tai nạn xẩy ra và máy bay rớt ở phi trường Tây Ninh.

 

Thật may mắn, không như tôi nghĩ, Dương không phải là phi công lái chiếc máy bay bà già L19 trinh sát hôm đó mà là observator, quan sát viên, ngồi ghế sau.

 

Theo lời kể của bạn bè, máy bay đáp xuống phi trường Tây Ninh quá ngắn và có đàn bò đi ngang phi đạo ở cuối sân trong khi máy bay chưa kịp thắng đứng lại. Vì vậy, sợ đụng đàn bò, phi công phải lấy lại tay lái và tống ga để cất cánh lên ở cuối phi đạo.

 

Nhưng vì không đủ cao độ an toàn, cho nên, hai bánh xe của máy bay đã vướng vào giây cột điện ở cuối phi đạo làm máy bay bị giựt lại và lật ngược ở cuối đường.

 

Máy bay rớt lật ngửa và nổ trong một đám cháy lớn. Dân chúng trong làng chạy ra cứu nhưng thật khó khăn và kinh hoàng vì lửa bùng lên quá lớn, cháy lan ra phòng lái và ở cánh phi cơ lại có gắn hỏa tiễn. Dân làng mở được cửa phòng lái bị lật ngược và cứu được người phi công lái ở đằng trước, còn Dương ở đằng sau, vẫn còn sống và bị gẫy chân, không ra được vì bị dính vào seat belt máy bay, dân làng không biết cách mở seat belt để cứu và kéo Dương ra ngoài. Trong khi đó, ngọn lửa càng ngày càng lớn cháy lan rộng tới dàn hỏa tiễn ở bên cánh.

 

Dương vẫn còn sống ở trong phòng lái nhưng rồi tuyệt vọng và tuyệt vọng cho cả Dương lẫn người cứu. Cuối cùng, dân làng chịu thua bỏ chạy và đã để Dương ở lại một mình trong cõi chết.

 

Ông bố của Nghĩa, người bạn thân thứ hai của tôi, đã nói một câu về Dương khi mất đi như một lời khắc trên mộ bia cho Dương. Cho đến bây giờ, tôi vẫn ghi trong lòng :

 

" Một cái chết định mệnh "

 

Bởi Dương đã yêu một cô gái nhưng đời trai lính chiến sống chết nay mai là một nỗi lo sợ của gia đình cô gái vì không muốn con gái mình trở thành góa phụ quá sớm. Cho nên, tình yêu đó chỉ đếm được từng ngày trong nỗi buồn của đôi tình nhân.

 

Thôi thì cứ để định mệnh trôi theo dòng đời ở mỗi ngày và từng ngày đi qua nhưng không ngờ tạo hóa đã kết thúc định mệnh đó thật bi thảm và bất ngờ.

 

Tình yêu của Dương là cửa ngõ đi vào thiên đường nhưng Dương không thể nào bước chân qua được ngưỡng cửa địa đàng. Dương đã đứng ở đó chờ rất lâu và không biết bao giờ cánh cửa thiên đường sẽ mở. Không ai kể cả Dương và người yêu của mình có được cái chìa khóa để mở.

 

Cuối cùng, định mệnh đã lấy đi cái chìa khóa đó và cánh cửa thiên đường đã bị khép lại vĩnh viễn.

 

Lúc còn sống, Dương là một người bạn hiền lành, hay cười xuề xòa vui vẻ, dễ dãi, không có những ước mơ nào to lớn và cũng không bao giờ có lời ta thán về cuộc đời và tình yêu.

 

Một khuôn mặt, một con người và một người bạn tôi không bao giờ quên.

 

Sau khi được biết chuyện về tai nạn của Dương, tôi đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận sau 49 năm dài mang trong người nhưng nỗi nhớ và buồn về người bạn thân này vẫn còn đây.

 

Nỗi day dứt của tôi cho một cái chết định mệnh đã khiến tôi viết ra được một ca khúc để tưởng nhớ đến người bạn thân và câu chuyện tình sử của bạn mình.

 

Nó có thể nguội, nó có thể mờ, nó có thể nhạt nhòa trắng đen không mầu sắc, nó có thể vô nghĩa xa lạ với mọi người, nó có thể không hay và tầm thường nhưng với tôi, nó là một lời tôi muốn nói với Dương từ khi Dương mất đi.

 

Tôi muốn để kỷ vật này thay lời khắc " Một cái chết định mệnh" trên mộ bia cho Dương dù rằng tất cả đã mờ nhạt theo thời gian.

 

Bài hát có tên Bâng Khuâng, là một nửa đầu về cuộc tình của bạn tôi.

 
Xin mời thưởng thức bài hát qua YouTube

   

 

BÂNG KHUÂNG

   Nhạc & lời: Nguyễn Ngọc Phúc
 

 Chiều xuống bâng khuâng

Theo em về cuối trời

Chiều tím bâng khuâng

Chân anh mang nỗi ngàn Thu

Yêu tà áo trắng

Tim khờ khạo im bước

Khép nỗi cô đơn

Anh ngập ngừng lặng lẽ theo

 

Ngày tháng bâng khuâng

Em mang cả thiên đường

Có áo em bay

Bên hoa thơm nắng lượn quanh

Sợi tóc tung tăng

Tay vội vàng cuống quít

Cuộn đời mưa bay

Nghiêng vai rơi một chút tình

 

Một mình bước

Theo em từng cơn mưa buồn

Chiều nhẹ rơi

 Yêu em từ muôn kiếp nào

Chờ đợi tình

Thương tà áo trắng

Chờ đợi người

 Mơ chiều hoang vắng

Rồi thì thầm

Khắc khoải

 Yêu em

 

Giờ hết bâng khuâng

Anh đi mang cả thiên đường

Không áo em bay

Không hoa không nắng lượn quanh

Ôi! nắng phôi pha

Ôi! Ngàn trùng xa vắng

Cuộn mình chơi vơi

Buông tay khép lại thiên đường

 

Vỗ giấc ngủ vùi

Quên dấu địa đàng

Quên những chiều vàng

Giấc mơ tan rồi.

 

Khi viết xong Bâng Khuâng tháng 4 năm 2018, tôi thật xúc động và trong trái tim mình, bỗng nhiên,  thật nhiều kỷ niệm và hình ảnh xa xưa đã dồn dập ào ạt trở về.

 

Tôi không thể ngăn chận được nỗi cảm xúc lớn lao đó. Vì vậy, một thời gian ngắn về sau, tôi quyết định viết thêm một nửa sau về cuộc tình của Dương.

 

Cái chết của Dương năm 1970 đã trôi qua cả chục năm sau đó, tôi không biết cuộc đời của bạn bè nhất là người yêu của Dương đã sang trang như thế nào nhưng tôi biết chắc một nửa sau của cuộc tình này sẽ là một nỗi cô đơn chơ vơ rất lớn:

 

Một tiếng yêu anh

Ở cuối thiên đường

Tưởng đã phai nhòa

Òa....nỗi nhớ

 

và người ở lại:

Từ mỗi cơn mê

Từ lúc đêm về

Mở cánh thư xưa

Em...úa tàn.

 

Từ đó, bài thơ Thiên Đường Đã Khóc đã được viết ra trước tiên và sau đó, được phổ nhạc.

 

Ca khúc Thiên Đường Đã Khóc ra đời vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.

 

Chắp nối hai nửa này với nhau, tôi nghĩ tôi đã hoàn tất trọn vẹn một câu chuyện tình đẹp trong cuộc chiến với một kết thúc buồn thảm mà nhà thơ Linh Phương và Phạm Duy đã từng gọi đó là Kỷ Vật Cho Em.

 

Cái tên nghe xót xa quá. Tôi không muốn vậy. Đối với tôi, cuộc tình thơ mộng và lãng mạn này phải được thăng hoa lên trên đỉnh yêu thương thật cao, trên cả những xót xa và bi lụy của cuộc đời.

 

Những lời thơ được phổ nhạc chính là dáng dấp của tình yêu đã ở lại với người tình mà tôi muốn dành tặng cho những người con gái Việt Nam nào đã từng có người yêu là lính và hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.

 

Tôi sẽ góp lại hai nửa câu chuyện của tôi ở trong tùy bút Sương Khói Mong Manh và để Dương, nếu được thở chữ yêu thương bên tai người yêu, lời thì thầm của Dương sẽ như gió thoảng:

 

“ Sương là Em, Khói là Anh và Mong Manh vì tình yêu của chúng mình thật mong manh như Sương và Khói, không biết tan vỡ vào lúc nào.”

 

Xin mời thưởng thức: 

MP3 Thiên Đường Đã Khóc

  

THIÊN ĐƯỜNG ĐÃ KHÓC

Nhạc và thơ:  Nguyễn Ngọc Phúc

 

Trăm năm buồn

Giờ là sương khói

Một chút hương thơm

Cho cõi đời

Trăm năm dài

Trải vào hư vô

Dù đã phôi pha

Ngày tháng tàn

 

Trăm năm đợi

Từ ngàn đêm tối

Rơi xuống thinh không

Hạt mưa sầu

Trăm năm chờ

Từng giọt sương khuya

Từ lúc trăng lên

Ôm lịm hồn em

 

Mê trầm mình em

Cuộn nỗi cô đơn

Đêm mưa hiu hắt

Bước chân ai về

Như tiếng anh thì thầm

Bên tai lời

Nồng nàn êm ái

Thở chữ yêu thương

Thiên đường đã khóc

 

Hạnh phúc mong manh

Từng nỗi xót xa

Đêm nghe hoang vắng

Vói ánh trăng khuya

 Che nỗi chơ vơ buồn

Một tiếng yêu anh

Ở cuối thiên đường

Tưởng đã phai nhòa

Òa....nỗi nhớ

 

Lệ ướt tim em

Rơi xuống hương yêu

Trên căn gác cũ

Bóng anh xa xôi

Em ngóng trông mong chờ

Từ mỗi cơn mê

Từ lúc đêm về

Mở cánh thư xưa

Em...úa tàn.

 

Nguyễn Ngọc Phúc

Ngày 1 tháng 1 năm  2019.

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
Chúng ta thử nhắm mắt hình dung một ngày nọ, tất cả những cơ quan đầu não chiếm vị trí hàng đầu trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của các nhân vật có số năm kinh nghiệm là số 0. Chưa hết, Hoa Kỳ nay đứng về phía Nga và các quốc gia phi dân chủ, bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine.
Nhà văn Võ Hồng ví von: “Bụng to như bụng xe đò.” Nhận xét của ông, rõ ràng (và hoàn toàn) không… trật! Xe đò thường đầy khách mới chịu rời bến nhưng trên đường đi tài xế vẫn luôn dừng bánh “hốt” thêm mấy con nhạn là đà để kiếm thêm chút đỉnh. Khách lên sau thì ngồi ghế súp.
Gần ba năm sau khi Nga tấn công xâm lược Ukraine, Mỹ và Nga đang bắt đầu xúc tiến công cuộc đàm phán, nhưng Mỹ tuyên bố là châu Âu không được tham gia diễn biến này. Do đó, nhiều tranh chấp cố hữu giữa châu Âu và Mỹ về Ukraine mang lại một sắc thái nghiêm trọng hơn, trong khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Hiện nay, châu Âu có những phản ứng quyết liệt vì muốn trực tiếp tham gia vào tiến trình đàm phán.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.