Hôm nay,  

Biển và con người

10/04/201909:22:00(Xem: 4018)

Biển và con người


Thái Công Tụng

1.Tổng quan .

Biển bao la trên Trái Đất nên cũng là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà thơ .

Thi bá Nguyễn Du có nói về biển ngay đầu tập thơ Kim Vân Kiều:

Trãi qua một cuộc biển dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Biển dâu, dâu biển cũng còn trong câu :

Cơ trời dâu bể đa đoan

Một nhà để chị riêng oan một mình

Dưới mắt của nhà thơ Nguyễn Khắc Hoạch, bút hiệu Trần Hồng Châu thì:

 Biển là mây gió

Biển là Tự do không bờ bến

 

 Biển là huynh đệ lòng người

Biển cũng có những bát ngát tư duy

.............

(Ngủ Ngon Đi Nhé Biển Tuyệt Vời – Trần Hồng Châu)

 

Biển cũng là nguồn cảm xúc của nhiều  nhạc sĩ :

Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về

Gọi hồn liễu rũ lê thê

Gọi bờ cát trắng đêm khuya

Ngày mai em đi biển nhớ em quay về nguồn gọi trùng dương gió ngập hồn v.v.

 cũng như nỗi nhớ ray rứt:

Có kẻ nghe mưa, trạnh mối sầu
Vắt tay chờ mộng, suốt đêm thâu
Gió từ sông lại, mưa từ biển
Không biết người yêu nay ở đâu (thơ Đinh Hùng)

Lời mẹ ru con buồn xa vắng hay lời hát quan họ Bắc Ninh cũng nhắc đến biển:

Đêm qua chớp bể mưa nguồn,

Hởi người tri kỷ có buồn hay không,

Cá buồn cá lội tung tăng,

Người buồn người biết đãi đằng cùng ai,

Ngày qua chung bóng chung hơi,

Bây giờ kẻ ngược người xuôi mặc lòng.

Biển có một vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ sinh thái trái đất. Biển điều hòa khí hậu và điều tiết các quy trình tái tạo các yếu tố thiết yếu của sự sống (các-bon, o-xy…), cung cấp nguồn tài nguyên và phục vụ cho cuộc sống của con người.
 

2.Vai trò kinh tế của biển

 Tại các nước đang phát triển, có khoảng một tỷ người đang coi cá và hải sản là nguồn dinh dưỡng chính của họ và có tới hơn một nửa tỷ người coi đánh cá là nghề kiếm sống của họ. Các hải sản dồi dào ở đại dương  tạo  nguyên liệu cho kỷ nghệ hải sản : tôm đông lạnh, nước mắm, mực khô, cá khô.. góp phần tạo được công ăn việc làm cho dân cư sống dọc bờ biển và đóng góp vào xuất cảng.

 Việt Nam, với bờ biển dài hơn 3.260 km, nhiều làng mạc phải nhờ biển mà sống:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá ( Tế Hanh)

 

Xưa kia, các thuyền đánh cá chỉ dùng buồm để di chuyển:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giưong to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió (Tế Hanh) 

Ngày nay, các thuyền đánh cá dù gần bờ hay xa bờ đều chạy bằng máy dầu diesel để đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, phần lớn tàu của ngư dân Việt  chỉ trang bị động cơ nhỏ nên chỉ đánh bắt gần bờ. 

Biển cung cấp cho loài người nhiều  hải sản như cá, mực, nghêu, ngao.. Rong biển là nguồn nhiều  dược thảo. Tảo biển là nguồn tài nguyên tái tạo có thể sử dụng sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhiều xứ ở Phi Châu ven biển (Mauritanie, Sénégal, Cote d’Ivoire ..) đang coi cá và hải sản là nguồn dinh dưỡng chính của họ. Đại dương tạo công ăn việc làm cho bao ngành nghề khác nhau và hải sản như tôm, cá là loại thực phẩm được buôn bán lớn nhất.

Cá biển rất đa dạng về chủng loại, hình thái, kích thước, điều kiện sinh thái, sinh trưởng, sinh sản và khác nhau về giá trị kinh tế: cá thu, cá chuồn, cá chim, cá hồng, cá bạc má, cá cơm, cá nục, cá mòi, cá ngừ v.v.

Cá mòi  được gợi lại trong ca dao sau đây :

Tiếng đồn con gái Phú Yên

Đồng Nai đi cưới, một thiên mắm mòi

Chẳng tin giở hộp ra coi

Rau răm ở dưới, mắm mòi ở trên

Cá chuồn có trong câu ca dao:

Ai về nhắn với bạn nguồn

 Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên.

Mít non nấu canh cá chuồn là món ăn dân dã, mộc mạc đã gắn bó bao đời nay với người dân xứ Quảng, như một mối tình gắn bó keo sơn giữa rừng với biển - mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên

Ngoài cá biển, còn gặp thêm  các loài thân giáp (Crustacea) như  cua biển, tôm hùm (homard), tôm rồng (langouste)

Rủ nhau xuống biển mò cua

Đem về hái quả mơ chua trên rừng

Dĩ nhiên, tài nguyên biển Đông phải kể thêm tôm, cua biển, còng, cáy, rạm, ghẹ, tép biển (làm ruốc)

 

 

Ngoài ra, phải kể thêm các loài thân mềm (Mollusque)  như traiốchếnngao (có nơi gọi là nghêu như ở Bến Tre) sống ở bài triều, bãi bùn, cửa sông..

Quê tui nước ngọt lắm dừa
Ruộng vườn mầu mỡ, biển thừa cá tôm
Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày.

Ngoài Bắc, tỉnh Thái Bình ở huyện Tiền Hải, nhiều người nuôi ngao nhưng có lúc ngao chết trắng đầm vì  độ mặn nước biển thay đổi nhanh do mưa lớn, ngao bị giảm sức đề kháng, cộng với thời tiết nắng nóng.

blankNgao chết trắng đầm tại H.Tiền Hải - Ảnh: Hoàng Long (Báo Thanh Niên)

 

Vùng cửa biển còn gặp hàu (huitre): đầm Ô Loan giữa Qui Nhơn và Tuy Hoà có nhiều sò huyết và hàu đến nỗi Tản Đà có thơ rằng :

Lấy chi vui với thu tàn

Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hàu

Ngoài hàu, vùng triều còn có (palourde) như sò huyết, sò điệp (pétoncle). Nhóm ốc biển có loại bào ngư chuyên sống trong các khe đá . Thịt bào ngư ngon, vỏ làm đồ mỹ nghệ.

Sứa (méduse, jellly fish) là một lớp nhuyễn thể, thân mềm, sống ở môi trường nước. Có địa phương gọi là con nuốt. Một số loại sứa có thể được sử dụng làm các món ăn như bún sứagỏi sứa.

Hải sâm,  tên gọi dân gian là đỉa biển, còn gọi là dưa biển do thân hình loài vật này giống quả dưa. Tên tiếng Anh của loài này là Sea cucumber  . Hải sâm là loài vật chuyên ăn xác chết của động vật dưới biển. Thức ăn của chúng là loài phù du và các chất hữu cơ tìm thấy dưới biển. Hải sâm được khai thác nhiều nhất ở Phú Yên, Khánh Hoà cũng như Vủng Tàu Côn Sơn. Người ta phát hiện gần đây trong hải sâm chất holothurine có tác dụng ức chế sự phân bào, có khả năng sử dụng trị ung thư.

Nhiều nguồn động vật biển được tái chế thành  bột cá, dầu cá..Bột cá sử dụng như phân bón hoặc  dùng làm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản. Dầu cá nhiều Omega 3 cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt trong thức ăn

Ngoài hải sản còn có thực vật nằm dưới biển như các loại rong biển, cỏ biển.

Rong biển  là những loài thực vật sinh sống ở biển, thuộc nhóm tảo biển. Rong biển có thế sống ở cả hai môi trường nước mặn và nước lợ. Chúng mọc trên các rạn san hô hoặc trên các vách đá, hoặc có thể mọc dưới tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời chiếu tới để quang hợp.

Rong biển đã được sử dụng trong bữa ăn của con người từ thời tiền sử.Và sau đó trở nên phổ biến trên các quốc gia như Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Rong câu (Gracilaria) là một loài tảo. Ở Việt Nam, có nhiều loài, đặc biệt có rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) có giá trị kinh tế lớn, sống ở môi trường nước lợ, thích mặt nước lặng, không có sóng gió. Đầm Ô Loan ở Phú Yên có nhiều rong câu . Rong câu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất aga và các chế phẩm khác. Việt Nam có nhiều tiềm năng sản xuất rong câu, tuy nhiên còn thua xa Đài Loan về mặt năng xuất (8-10 tấn rong câu khô/ ha / năm ở Đài Loan, 1-1.2 tấn/ ha/ năm ở Việt Nam)

Vì biển Đông nhiều cá nên một trong những hình thức dự trữ là dưới dạng chế biến thành nước mắm (nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc ..) hoặc mắm. Mắm cá được gợi lại trong nhiều câu thơ; các thuyền ghe ở Nghệ An chuyên chở mắm trong thuyền, rất hôi nên  Cao Bá Quát đã có câu sau đây, ám chỉ chê thơ của vài thi sĩ cùng thời với ông :

            Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An

Tản Đà khen mắm Long Xuyên như sau :

           Hà tươi cửa bể Tourane

          Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà

 

Các hải đảo biển Đông như các cù lao ngoài khơi Nha Trang, Đà Nẳng thì phong phú yến sào, món đứng đầu bát trân của người Trung Hoa.

Nước biển cho vào ruộng muối, để bốc hơi , còn lại là muối

 Nước biển có thể chế biến thành nước nhạt để uống qua hệ thống thẩm thấu ngược . Nhiều thành phố lớn ven biển như London, Barcelone ..hay hải đảo (St Martin) đều có nhà máy chế nước biển thành nước uống ..
 

Thềm lục địa chứa dầu hoả và hơi đốt .

3. Vai trò sinh thái của biển

Biển chiếm đến 71% diện tích Trái Đất, như vậy dĩ nhiên 71% này có ảnh hưởng lớn đến 29% đất còn lại. Biển với gió biển, bão biển, thuỷ triều, các dòng hải lưu .. ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Trái Đất.

3.1. Biển tiến, biển thoái. Tưởng cũng cần biết là Trái Đất đã có nhiều kỷ băng hà và mỗi kỷ băng hà kéo dài cả 100 ngàn năm và giữa các kỷ băng hà có thời kỳ tan băng . Trong kỷ băng hà thì vì nước biển nằm trong tảng băng nên thể tích nước biển nhỏ lại, khiến mực nước biển rút xuống : ta có biển thoái hay còn gọi là biển lùi (regression)

Ngược lại cũng có thời kỳ tan băng vì khí hậu nóng, làm mực nước biển dâng lên tràn ngập vào đất liền: ta gọi đó là biển tiến (transgression)

Trong kỷ băng hà, nước đại dương bị đông lại thành những tảng băng rất dày . Đã có thời kỳ miền Bắc Mỹ và Canada đều nằm dưới những tảng băng dày trên 1500 mét . Lúc đó, mực  nước biển sụt xuống đến 120 mét, do đó :

-miền châu thổ Cửu Long dính liền với nhiều hải đảo Indonesia .

-eo biển Bhering giữa Nga và Mỹ  vì biển thoái nên nhiều cư dân gốc Bắc Á đã đi bộ qua eo biển này và từ từ di chuyển xuống Hoa Kỳ, Trung Mỹ và Nam Mỹ: đó là thổ dân Canada, thường gọi là người Indian

Lúc đó nhiều xứ Âu Châu như Anh quốc, Nga, Finlande, Đức cũng bị bao trùm bởi băng giá . Còn những vùng lạnh không bị băng giá thì đất đai bị đông đặc có chỗ sâu dày đến 300 mét và khi những cơn gió lạnh thổi qua sẽ kéo theo rất nhiều bụi, tích tụ thành hoàng thổ (loess) như ở miền Bắc Trung Quốc hay Tây Âu ngày nay.

Việt Nam thì cũng bị ảnh hưởng của băng hà nên bờ biển  cũng như mực nước biển ngày nay kh ông giống như ngày xưa . Thực vậy, nhiều vùng như miền châu thổ sông Cửu Long, châu thổ sông Hồng xưa kia còn nằm dưới biển  vì có thời kỳ biển tiến, nước biển bao phủ nhiều vùng và có thời kỳ biển thoái, biển thoái với nước biển rút ra, còn để lại ngày nay các thềm biển vói các cao độ khác nhau . Nhiều ngọn núi giữa các đồng bằng duyên hải miền Trung thì trước kia là những hải đảo ngoài biển, nay nằm trong đất liền . Giãy núi Thất Sơn miền Châu Đốc trước kia cũng là ngọn núi ngoài khơi, nay vì biển thoái nên hiện nay ở trong nội địa. Trên chân vách đá nằm nhan nhãn trong đồng bằng miền Bắc, miền Trung, miền Hà Tiên .. còn thấy những vết tích bào mòn của sóng biển cũng như vỏ sò ốc. Ngoài ra, nếu khoan đất hay khi khai thác sét để sản xuất gạch ngói tại đồng bằng duyên hải còn thấy những vết tích cây tràm, cây đước bị chôn vùi, chứng tỏ trước kia, vùng này còn là biển.

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ứng với hiện tượng địa chất. Khi biển tiến, người Việt cổ phải lên núi, miền Trung Du để ở và khi biển thoái, trở lại đồng bằng

3.2. chu kỳ nước. Chỉ cần một thay đổi nhỏ về năng lượng ở bề mặt nước biển thì sự tác động của sự thay đổi nhỏ này cũng tạo nên những sự thay đổi rất lớn của khí hậu trên đất liền. Như vậy, đại dương cũng quan trọng như khí quyển trong sự vận hành khí hậu toàn cầu. Sự nối kết giữa đại dương và khí quyển đã ảnh hưởng sâu xa đến các sự thay đổi khí hậu về lâu về dài.

Chu kỳ nước cũng phải kể nước biển: năng lượng mặt trời nóng ở vùng xích đạo, nước biển bốc hơi, gió chở vào lục địa, gây ra mưa to, gió lớn, ‘nước trôi ra biển lại mưa về nguồn’ (Tản Đà), nước nóng theo các dòng hải lưu lên miền lạnh và nước lạnh miền cực trao đổi với dòng nước nóng xích đạo

3.3. chu kỳ cacbon cũng phải kể đến biển: nhờ các loài tảo quang hợp, hút CO2 và nhả ra oxy nên hợp trạng không khí không thay đổi

Trong diện tích biển thì biển Thái Bình Dương là lớn nhất:

             Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình

 đúng như lời ca một bài hát nọ. Thái Bình Dương có tác động mạnh nhất đến khí hậu toàn cầu: các bão lụt, hạn hán đã xảy ra từ Mỹ đến Honduras, từ Indonesia đến Việt Nam.. đều do các sự thay đổi ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương.

3.4 bão nhiệt đới .Những trung tâm phát sinh ra bão nhiệt đới luôn luôn ở các vùng nhiệt độ nước biển nóng, ở giữa các vĩ tuyến từ 5 độ đến 15 độ vì tại đây, nhiệt độ nước biển thường 27 độ hay cao hơn nên bốc hơi rất mạnh. Mắt bão là nơi hạ áp lớn nên không khí nóng và ẩm bị hút mạnh vào đó, tạo ra gió cuốn như trôn ốc và vì  không khí nóng bốc lên cao sẽ gặp lạnh , tạo ra nhiều mây dày đặc nên tạo ra mưa to gió lớn.. Từ ngoài khơi Phi Luật Tân, bão nhiệt đới thổi vào đất liền, từ Trung Hoa, Đài Loan đến miền Trung Việt Nam, gây nhiều lụt lội, tàn phá mùa màng. Bão nhiệt đới cơ bản là những cỗ máy nhiệt khổng lồ, được tiếp sức bằng việc chuyển tiếp sức nóng từ đại dương lên khí quyển tầng cao.  Hiện tượng El Nino cũng xuất phát từ Thái Bình Dương. Thực vậy, dòng nước ấm ở phía đông Thái Bình dương chạy dọc theo các nước Chili, Pérou đã đẩy vào không khí một lượng hơi nước rất lớn. Hậu quả là nhiều nước ở Nam Mỹ phải hứng chịu một lượng mưa lớn bất thường. Và vì mây tập trung vào một chỗ quá cao nên phần còn lại của thế giới (Úc châu, Á châu) bị khô hạn, làm mùa màng bị thiệt hại nặng nề.

3.5 động đất cũng xuất phát từ sự va chạm các mảng kiến tạo. Dưới đại dương  có những giãy núi ngầm phun ra lửa với nhiều đá basalt; các giãy núi ngầm chia bề mặt rắn chắc quả đất thành nhiều mảng (tectonic plate) như mảng Âu Á, mảng Phi Châu, mảng Bắc Mỹ . Sự va chạm các mảng ngầm dưới biển tạo nên động đất . Động đất ngoài biển tạo nên sóng thần (tsunami), giết hại hàng trăm ngàn sinh linh, từ Indonesia đến miền nam Thái Lan, hàng chục ngàn người Nhật (Fukushima) .

3.6 dòng hải lưu. Biển điều hoà khí hậu nhờ các dòng hải lưu. Chính vì có sự chênh lệch về nhiệt độ mới có các dòng hải lưu . Ở xích đạo nhận được nhiều nhiệt từ mặt trời hơn, đại dương bị đốt nóng hơn nên tỷ trọng của nước biển ở đây nhẹ hơn và ngược lại đối với các vùng cực và gần cực. Sự chênh lệch tỷ trọng này dẫn đến sự hình thành các dòng hải lưu mà hướng chảy của chúng phụ thuộc rất nhiều yếu tố như sự phân bố các lục địa, địa hình. Nhưng nói chung là dòng hải lưu ấm nóng chảy từ xích đạo về hai cực và dòng hải lưu lạnh chảy từ hai cực về xích đạo.

Ví dụ dòng Gulf Stream chuyển vận nước nóng miền nhiệt đới đến miền biển Đông Canada và lên tận các xứ Bắc Au làm nhiệt độ các vùng ven biển Bắc Âu ấm áp hơn .

  

 3.7 Biến đổi khí hậu do  quả đất đang nóng lên vì khí nhà kính, sẽ kéo theo nhiều hậu qủa như  sau :

-các băng hà sẽ  tan nhiều, chẩy xuống đại dương, nên dòng hải lưu nóng từ xích đạo đi lên Bắc bán cầu sẽ bị chậm hoặc ngưng lại, do không có hải lưu nóng sưởi ấm nữa nên thời tiết về mùa Đông ở Bắc Âu, và một số nước Tây Âu như Anh, Pháp, sẽ rất lạnh. Đặc biệt, nước ngọt tạo ra do sự tan chảy của các núi băng ở Bắc Băng Dương có thể làm loãng nước của hải lưu Gulf Stream và làm cho nó nhẹ đi nên không chìm xuống. Kết quả là một sự thay đổi lớn trong khí hậu của châu Âu, với những hậu quả chưa thể tính trước.

- bão ngày càng nhiều và mạnh: nào là bão tàn phá vùng Nam nước Mỹ (Louisiana), miền Đông nưóc Mỹ như New York. Gần đây ta thấy bão Hải Yến tàn phá luôn cả một thành phố ở Philippines. Bão mạnh xâm thực bờ biển khiến đất thổ cư, đất trồng trọt cư dân ven biển bị mất đi
- mực nước biển dâng ngày một cao nên nhiều chỗ  thấp vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long  sẽ bị nước mặn xâm nhập.

 

4. Vai trò xã hội của biển. Ở Việt Nam, nhiều làng đánh cá ven biển thường tổ chức đầu năm âm lịch lễ Cầu Ngư, mục đích cầu cho mưa thuận gió hoà trước khi thuyền đánh cá ra khơi . Sau phần nghi lễ là phần hội với nhiều màn biểu diễn diễn tả gồm nhiều hoạt động tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển cùng hội đua ghe truyền thống . Còn có  lễ hội Nghinh Ông trong đó, hoạt động chính là lễ rước Ông từ biển vào Lăng thờ  với ý nghĩa cầu ngư, cầu cho mưa thuận gió hòa để ngư dân an tâm ra khơi. Ngoài việc cầu mong ra khơi thuận buồm xuôi gió, lễ hội Nghinh Ông còn là dịp để người dân miền biển vui chơi, giao lưu văn hóa trước khi khởi hành chuyến biển đầu năm mới.

Biển cũng giúp sự truyền bá các tôn giáo: Phật giáo lan truyền qua nhiều xứ ở Đông Nam Á như Thai Lan, Mien Điện qua đường biển với các sa môn từ Ấn Độ.

Biển tác động đến sự phân phối cư dân : Bắc Mỹ do dân Irlande qua đầu tiên; miền Quebec do  dân Pháp ; Nam Mỹ thì dân Tây Ban Nha và dân Portugal. Dân Phi Châu bị bắt đi qua Mỹ Châu cũng đi trên thuyền xuyên qua Đại Tây Dương, đến  Haiti đầu tiên để trồng mía đường, từ  đó  nhiều điền chủ  Mỹ qua mua nô  lệ  về  Mỹ  trồng bông vải..Vai trò của biển trong các hoạt động thương mại, du lịch rất rõ rệt . Như tại Việt Nam, thành phố Hội An đã có chùa Nhật từ hàng trăm năm trước, khi họ tới giao thương buôn bán, còn để lại nhiều di tích văn hoá.Thành phố Alexandria ở Ai Cập ngày nay trên bờ Địa Trung Hải là do Alexandre Đại Đế của Hi Lạp dựng nên 300 năm trưóc Công Nguyên và là một trung tâm quan trọng của văn hoá Hi Lạp và La Mã gần 1000 năm .

5. Vai trò du lịch của biển .  Du lịch đóng vai trò quan trọng với các quốc gia sống gần biển . Các hải đảo vùng Caraibes (Cuba, Porto Rico, Jamaica, Dominican Republic, Saint Martin, Aruba, Dominica v.v.) chỉ sống nhờ du lịch, phần lớn du lịch từ Mỹ và Canada.Vì vùng này có nhiều cơn bão vào mùa hè nên các du thuyền chỉ tổ chức các chuyến đi vào mùa đông, khởi đầu từ tháng 10 cho đến tháng 5 năm sau.

Ngoài vùng Caribê, du thuyền cũng tổ chức chở hàng ngàn khách du lịch đi từ cảng này sang cảng nọ, khắp nơi dọc bờ biển Địa Trung Hải, bờ biển Bắc Âu. Biển cũng đóng vai trò  du lịch với giải trí  như  bơi lội, trượt sóng, lặn, câu cá 

6. Vai trò tâm linh của biển. 

 Về biển, con người gần với thiên nhiên bao la, thấy mình chỉ là một sinh vật nhỏ bé trong vũ trụ bao la; biển với trời cao mây rộng giúp ta khiêm tốn.

 Sự thinh lặng vô biên là một điều kiện  giúp cho con người dễ đi sâu vào nội tâm, vào mầu nhiệm của Chân Như:

Nỗi buồn của nàng Kiều khi nhìn biển:

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gọt rửa bao giờ cho phai ?

hoặc :

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

 

Nhờ thinh lặng vô biên của biển, con người bớt căng thẳng trong cuộc sống xô bồ ngày nay . Căng thẳng (stress) chính là yếu tố gây nhiều bệnh. Thực vậy, ngày nay, con người sống xa rời thiên nhiên, thích đua đòi, lái xe quá nhanh, đọc sách rất ít, xem truyền hình và internet quá nhiều, hết facebook rồi tweeter, hiếm khi ngồi trong thinh lặng. Con người ngày nay như vậy là người lang thang số hoá (nomade numérique) .Nhiều căn bệnh tâm thần phát sinh vì thiếu giao tiếp. Ta chinh phục được thế giới bên ngoài nhưng không biết gì về thế giới bên trong.

 Khi đi dạo ven biển, người nhàn tản đơn độc còn hít thở cả hương thơm đất trời hài hòa cùng nhau, không thở bụi bặm và ô nhiễm của các ‘phố phường chật hẹp, người đông đúc’, tìm lại sự yên tỉnh của tâm hồn, vứt bỏ những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, ..tức là các ô nhiễm của tâm hồn.  Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Không động tâm cho nên an lành, ít gây đổ vỡ.

Sự thinh lặng nội tâm  như mặt biển yên lặng, phẳng lờ, rộng rãi, bao la bát ngát  như đoạn thơ sau của nhà  thơ  Tô Thùy Yên:

Lòng ta vô sự, ta vui vẻ,

Bướm với hoa cùng bay nhởn nhơ

Mùa hạ tàn trôi trôi đóm lửa

Dòng ngày tháng trắng chảy lơ mơ,

Quên quên, nhớ nhớ tiền sinh kiếp

Thiên cổ mang mang, thế sự nhoà

Trận lốc cười tròn trên quá vãng

Ta làm lại cả tâm hồn ta

Làm lại cả tâm hồn ta, có nghĩa là mỗi ngày gắng nhặt một niềm vui trong ánh mắt quen chào nhau, tách trà ấm, nụ cười bè bạn, nhiều niềm vui nho nhỏ sẽ tạo niềm an lạc lón như những dòng sông con quy tụ ở biển khơi .Lúc đó, ta  được giải thoát khỏi những hệ lụy ưu phiền và phiền não và khổ đau sẽ không đến. Thực vậy, cuộc đời vốn thế, xin cứ thanh thản như mây, xin đừng quá vui cũng chẳng quá buồn, rắc rối làm chi, những điều đơn giản.

 Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại.
Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi .Nói về biển, người Việt không thể quên  hàng vạn thuyền nhân đi tìm tự do đã bị chôn vùi dưới lòng biển sâu khi vượt biên bằng thuyền với

 sóng vật vờ

sóng thành đỉnh Hy Mã

sóng thành vực A Tỳ

..

nhưng dưới sâu

sâu nữa

vạn hồn thuyền nhân

sớm đi tối về

vẫn oan khiên

ngập tràn biển Đông!

……………………….

dưới sâu vẫn vô vàn cánh tay

dằn dặc

dây xích oan khiên

về lòng đất

ai đây tiếp dẫn

chúng sinh hồn trầm lạc?

……………………..

(Biển Oan Khiên - Trần Hồng Châu)

 

7. Biển tiến, biển thoái.

Tưởng cũng cần biết là Trái Đất đã có nhiều kỷ băng hà và mỗi kỷ băng hà kéo dài cả 100 ngàn năm và giữa các kỷ băng hà có thời kỳ tan băng . Trong kỷ băng hà thì vì nước biển nằm trong tảng băng nên thể tích nước biển nhỏ lại, khiến mực nước biển rút xuống : ta có biển thoái hay còn gọi là biển lùi (regression)

Ngược lại cũng có thời kỳ tan băng vì khí hậu nóng, làm mực nước biển dâng lên tràn ngập vào đất liền: ta gọi đó là biển tiến (transgression)

Trong kỷ băng hà, nước đại dương bị đông lại thành những tảng băng rất dày . Đã có thời kỳ miền Bắc Mỹ và Canada đều nằm dưới những tảng băng dày trên 1500 mét . Lúc đó, mực  nước biển sụt xuống đến 120 mét, do đó :

-miền châu thổ Cửu Long dính liền với nhiều hải đảo Indonesia .

-eo biển Bhering giữa Nga và Mỹ  vì biển thoái nên nhiều cư dân gốc Bắc Á đã đi bộ qua eo biển này và từ từ di chuyển xuống Hoa Kỳ, Trung Mỹ và Nam Mỹ: đó là thổ dân Canada, thường gọi là người Indian

Lúc đó nhiều xứ Âu Châu như Anh quốc, Nga, Finlande, Đức cũng bị bao trùm bởi băng giá . Còn những vùng lạnh không bị băng giá thì đất đai bị đông đặc có chỗ sâu dày đến 300 mét và khi những cơn gió l ạnh thổi qua sẽ kéo theo rất nhiều bụi, tích tụ thành hoàng thổ như ở miền Bắc Trung Quốc hay Tây Âu g ày nay.

Việt Nam thì cũng bị ảnh hưởng của băng hà nên bờ biển  cũng như mực nước biển ngày nay không giống như ngày xưa . Thực vậy, nhiều vùng như miền châu thổ sông Cửu Long, châu thổ sông Hồng xưa kia còn nằm dưới biển  vì có thời kỳ biển tiến, nước biển bao phủ nhiều vùng và có thời kỳ biển thoái, biển thoái với nước biển rút ra, còn để lại ngày nay các thềm biển vói các cao độ khác nhau . Nhiều ngọn núi giữa các đồng bằng duyên hải miền Trung thì trước kia là những hải đảo ngoài biển, nay nằm trong đất liền . Giãy núi Thất Sơn miền Châu Đốc trước kia cũng là ngọn núi ngoài khơi, nay vì biển thoái nên hiện nay ở trong nội địa. Trên chân vách đá nằm nhan nhãn trong đồng bằng miền Bắc, miền Trung, miền Hà Tiên .. còn thấy những vết tích bào mòn của sóng biển cũng như vỏ sò ốc. Ngoài ra, nếu khoan đất hay khi khai thác sét để sản xuất gạch ngói tại đồng bằng duyên hải còn thấy những vết tích cây tràm, cây đước bị chôn vùi, chứng tỏ trước kia, vùng này còn là biển.

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ứng với hiện tượng địa chất. Khi biển tiến, người Việt cổ phải lên núi, miền Trung Du để ở và khi biển thoái, trở lại đồng bằng.

8. Các vấn nạn của môi trường biển.

Trong khi  nguồn cá là một trong những tài sản thiên nhiên quan trọng nhất của con người thì đáng tiếc là con người đang hủy hoại chính nguốn sống của mình vì các lý do sau:

8.1. Ô nhiễm. Vùng ven biển thường là nơi tập trung các chất thải sinh hoạt dân cư theo sông đổ ra,  như  chai lọ, vỏ lon bia, rác thải của  kỷ nghệ, y tế, giao thông v.v. nên gây ảnh hưởng đến phẩm (chất lượng) nước biển, làm nước biển thiếu ô-xy, sinh sôi nhiều loài tảo độc và sinh vật có hại. Biển là nơi tụ tập cuối cùng của các phế thải môi trường; nếu môi trường các dòng sông bị ô nhiễm bởi các phế thải kỹ nghệ với các kim loại nặng (đồng, chì, thủy ngân...) thì biển sẽ 'lãnh đủ'. Chất  lượng môi trường biển Việt Nam hiện nay tiếp tục suy giảm theo chiều hướng xấu với các  rác đô thị, các chất thải sinh hoạt từ các khách sạn, từ các khu gia cư đổ thẳng ra biển, các vết dầu loang từ các tàu chở dầu hoặc từ hoạt động thăm dò dầu khí gây ra v.v. khiến nhiều sinh vật sống trong nước biển chết hàng loạt. Chỉ tính riêng tại Vịnh Hạ Long hiện có tới hàng chục làng chài lớn nhỏ đang “tọa lạc” trên biển. Các làng chài thải toàn bộ rác sinh hoạt xuống mặt biển chưa qua xử lý, rất khó thu gom, dẫn tới một số xuồng lạch đã xảy ra hiện tượng tắc dòng chảy vì rác..Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ, -nơi cư trú nhiều loài hải sản-, cũng giảm dần do đó đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển cũng suy giảm .

8.2. Đánh bắt cá quá mức.  Việc đánh bắt cá bằng lưới quét mắt nhỏ, bằng chất nổ, thuốc độc... đã tiêu diệt các loại cá nhỏ, khiến số lượng đàn cá không kịp phục hồi Do đó, phải  quy định về cỡ lưới sao cho những con cá con có thể thoát ra được để phục hồi đàn cá; giới hạn tổng sản lượng đánh bắt; đóng cửa một số ngư trường; cấp giấy phép đánh bắt cá; chia đều sản lượng đánh bắt cho các ngư dân trong một khu vực đã được xác định. Nhiều tàu giã cào công suất lớn , vào mùa cá hàng năm, khi mà các loại thủy hải sản vào gần ven bờ  để sinh sản thì bất chấp quy định, ép sát bờ để tận thu các nguồn lợi.

  

8.3. Rừng ngập mặn giảm sút

Rừng ngập mặn với các cây mắm, sú, vẹt, bần, đước,v.v.  sống đan xen nhau, chồng chéo lên nhau  và nhờ giải rừng dày đặc này mà đất không bị sói mòn, sạt lở bởi sóng, triều cường v.v.

Loại rừng này có vai trò bảo vệ vùng cửa sông, cửa biển để chống xói lở, hạn chế tác hại của gió bão; mở rộng đất liền. Rừng ngập mặn còn giúp cho bầu không khí bớt ô nhiễm vì rừng này với những cây bần, đước, sú, vẹt v.v. hấp thụ khí CO2 do hoạt động kỷ nghệ và sinh hoạt thải ra và  sinh ra một lượng ô-xy rất lớn. Rừng này còn cung cấp gỗ, than, chim và nhiều hải sản như tôm, cua. Thế nhưng, hiện nay nhiều loại rừng này bị phá huỷ để làm hồ nuôi tôm, cua, cá; làm đất nông nghiệp, đường sá, nhà cửa và từ đó, đẩy mạnh sự xâm nhập nước mặn vào đất nội địa.

8.4. Phá hủy các rạn san hô.  Cũng như rừng ngập mặn, “rừng” san hô còn có tác dụng che chắn, giảm nhẹ sóng mạnh đánh vào bờ nên bờ biển bớt xói lở.. Rạn san hô là 'rừng dưới biển' với nhiều loài, đủ các dạng như dạng bàn, dạng phiến, dạng khối, dạng dĩa với nhiều hình thù khác nhau như cái hình cây nấm, cái hình những ngón tay, với nhiều sắc mầu kỳ ảo. Rạn san hô cũng là nơi trú ẩn nhiều loài cá như cá thia, cá bàn chải, cá hồng .. cũng như các loài động vật thân mềm (trai, ốc, mực ..), các loài thuộc lớp chân bụng (ốc), thuộc lớp hai mảnh vỏ (hàu, sò, điệp..), hoặc loài giáp xác (tôm, cua ..) Các rạn san hô đóng vai trò quan trọng đối với môi trường biển nhưng hệ sinh thái này đang bị khai thác qúa mức bằng lưu đạn, mìn, thuốc nổ, hoá chất độc để đánh bắt hải sản sống trong rạn san hô, để khai thác san hô cứng (cung cấp cho một số nhà máy sản xuất xi măng) hay san hô mềm, còn gọi là bông đá . Thuốc nổ chẳng những hủy diệt tất cả những gì có trong rạn, trong lòng đại dương, gây ô nhiễm môi trường, mà còn để lại hậu quả lâu dài đối với sự phục hồi và phát triển (vốn rất chậm) của san hô. 

San hô bị tàn phá thì:

-không còn chỗ cho các loài thuỷ sản sinh sống

-mất ghềnh đá san hô chắn sóng nên bờ biển dễ bị xói mòn

 

.

Ngoài ra, trong các rạn san hô  có hàng trăm loài sinh vật biển như: tảo, rong, cua, cá, tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, động vật thân mềm, chưa kể nhiều  cá cảnh. Rạn san hô có tiềm năng du lịch to lớn.

8.5. đại dương đang nóng lên .Sự biến đổi khí hậu với khí thải CO2 tăng lên do hoạt động của con người đã làm đại dương nóng lên, gây ra những trận bão nhiệt đới tàn phá gây thiệt hại tài sản và nhân mạng như trận bão Hải Yến phá hủy luôn cả một thành phố ở Phi Luật Tân, trận bão Sandy đến tận New York năm 2013 . Khí hậu nóng lên làm các khối tảng băng Bắc Cực tan ra nhanh, làm nước biển dâng lên và những thành phố ven biển dễ bị nguy cơ nhất . Tạp chí National Geographic chỉ rõ có 5 thành phố sau đây nhiều nguy cơ ngập nhất vì gần biển: Calculta và Bombay (Ấn Độ), Dhaka (Bangladesh), Thượng Hải (Trung Quốc) và Saigon (Viet Nam).

8.6. xói lở bờ biển. Sự khai thác bừa bãi càng ngày càng nhiều các tài nguyên như cát, sỏi, vật liệu xây dựng trên các dòng sông để xây cất trong quá trình đô thị hoá cũng như xây kè lấn ra bờ sông  làm thay đổi dòng chảy hiện có, thay đổi cấu trúc/kết cấu/ địa mạo dòng sông, gây nhiều vực sâu, đưa đến tình trạng sạt lở bờ sông, như tình trạng các dòng sông như Thu Bồn, Trà Khúc v.v.  khiến nhiều gia đình sống mấp mé bên các triền sông phải di dời hàng năm. Ở Việt Nam, nhiều tỉnh có bờ biển bị xâm thực, ít đi từng ngày. Bãi cát trên bờ trước kia rộng  300-400m, nhưng ngày nay, sau một thời gian bị xâm thực, bờ biển gần như bị xoá sổ trên bản đồ; nhiều nhà trước đây xa mép nước biển hàng trăm mét thì nay nước biển đã mấp mé chân tường. Nhiều cư dân sống gần biển luôn lo âu bờ biển cứ xói lở không dám ngủ trong nhà nên phải di tản vào sâu để tránh sóng.

  

8.7.  Nhiều cửa sông bị bồi lấp sau mùa lũ . Phá rừng làm phù sa bùn cát  lắng đọng và các hồ chứa nước bị bồi đầy nhanh chóng, nên cửa biển rất cạn, tàu thuyền khó qua lại. ‘Mỗi lần ra biển hay trở về, ngư dân phải chờ thủy triều lên mới dám cho tàu qua lại. Khó khăn nhất là mỗi khi có sương mù dày đặc, mưa rào nặng hạt hoặc đêm tối thì tai nạn mắc cạn rất dễ xảy ra. Theo thống kê của ngư dân địa phương, mỗi năm có hơn 30 vụ tàu thuyền mắc cạn tại khu vực này. Nhẹ thì trục vớt, cứu được phương tiện, còn nặng thì tàu bị sóng đánh vỡ, vùi trong cát. Mỗi lần tàu bị mắc cạn, gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của ngư dân, còn trực tiếp ảnh hưởng tới kế hoạch chuyến biển, doanh thu của tàu’ (trích báo trong nước)

9. Quản trị các vùng ven biển

Từ các vấn nạn của môi trường biển vừa đề cập, loài người cần phải quản trị môi trường biển một cách bền vững, phối  hợp về mọi mặt như du lịch, chuyển vận, đánh cá, năng lượng v.v nhằm mục tiêu sử dụng hợp lý các tài  nguyên. Quản trị các vùng ven biển nhằm vào bảo vệ tài nguyên ven bờ cho các thế hệ mai sau trong khi vẫn phải điều hoà quyền lợi kinh tế, văn hoá và môi trường. Tóm tắt trong 4 P:

1.Prevent. Cần ngăn ngừa sự thoái hoá và xói mòn các cửa sông, các bờ sông vùng ven biển. Ngăn ngừa không làm ô nhiễm môi trường như đổ rác, phóng uế và cũng không khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên của biển như  không dùng mắt lưới  qúa nhỏ, bớt đánh cá gần bờ để giảm áp lực trên đàn cá sinh sản . Ngăn ngừa sự phá rừng trên các đồi cát ven biển cũng như rừng ngập mặn

2. Preserve. Cần bảo tồn phẩm (chất lượng) và đa dạng sinh học của môi trường ven bờ như  giới hạn các hoạt động của con người. Chọn vùng khai thác để bảo tồn các sinh vật biển có giá trị đang là đối tượng khai thác như rùa biển cũng như phối hợp đáp ứng các yêu cầu thuỷ lợi cho nông nghiệp, thủy lợi cho thuỷ sản

3. Protect.  Cần bảo vệ thực vật và đời sống hoang dã các vùng ven biển. Không phá huỷ các rừng ngập mặn ven bờ mà phải củng cố, trồng lại các chỗ bị tàn phá, nói cách khác là phải bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của tôm con, bảo vệ đàn tôm bố mẹ trong mùa đẻ, bảo vệ đàn tôm con ở khu vực gần bờ.  .

4. Promote . Thúc đẩy việc thiết lập  các  khu bảo tồn sinh học biển nhằm tăng sự đa dạng sinh học, các giải pháp quy hoạch bảo vệ những vùng ngập lũ, phát triển rừng, rừng ngập mặn cản sóng, thúc đẩy tăng trưởng xanh như điện gió, du lịch tâm linh (Phật bà Nam Hải), trồng các dải cây xanh dọc theo bờ biển để cản gió bão, dành đất dự trữ để phát triển đê, điều, xây dựng hệ thống thoát nước, trạm bơm chống úng ngập..

 

 

Cả bốn chữ P nói trên nhằm tăng cường sức chống chịu vùng ven biển  nhằm góp phần giảm bớt áp lực đối với môi trường do tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, đồng thời vẫn đáp ứng được bảo đảm cuộc sống của người dân ven biển .

10. Kết luận. Đại dương, biển cả ngày nay là biên giới cuối cùng của loài người trên hành tinh này .Trong khi dân số trên thế giới vẫn tăng đều và diện tích đất đai trồng trọt được càng ngày càng ít đi thì  chính đại dương là  nguồn sống của nhân loại . Thực vậy, đại dưong là  khí  hậu, đại dương là   kho tài nguyên gần bờ, xa bờ, là kho tàng đáy biển, là nơi chứa tiềm năng du lịch sinh thái và  du lịch nghĩ ngơi, và đại dương cũng  là  nghĩa trang vì cuối cùng, mọi chu kỳ cuộc sống đều tận cùng ở chỗ thấp nhất, bao la nhất là biển . Chính vì vậy mà Liên Hiệp Quốc đã chọn năm 2013 là ‘Năm Đại Dương’ với chủ đề  : ‘Chúng ta chỉ có chung một đại dương, một bầu khí quyển, một tương lai’ chính là dịp để mọi người khẳng định quyết tâm hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ biển đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, vì sự phát triển bền vững của hành tinh chúng ta. Môi trường bị đe doạ từ nhiều nguyên nhân, và nguyên nhân của mọi nguyên nhân là từ con người. Thực vậy, tài nguyên trái đất này là hửu hạn và con người phải thích nghi với môi trường sống càng ngày càng suy thoái .

Chợt nhớ vài vần thơ trong bài Biển Cả của Phùng Cung :

Hởi biển cả

Diện tuy rộng

Nhưng thiếu những giác quan cần thiết

Lòng tuy xanh - sâu

Xanh sâu đầy mặn chát....

Nộ cuồng sóng vỗ

Trống trải bơ vơ

Chiều quả phụ

Bình minh vô vọng phương mờ...

Ôi! Bao yên lặng thanh cao

Đều chìm

Trong thét gào man rợ...

Vậy dẫu có vô cùng lớn lao gì đó

 Ta chỉ yêu cầu phải hài hoà với vô cùng bé nhỏ mà thôi.

 

Hài hoà trong vũ trụ có nghĩa kết hợp  giữa bảo tồn biển và phát triển kinh tế biển, thông qua   tổng thể các giải pháp hợp lý nhằm phát triển bền vững, vừa đạt được mục tiêu bảo tồn cho các thế hệ kế tiếp, vừa đạt được mục tiêu nhu cầu cho các thế hệ hôm nay.

Thái Công Tụng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.