Hôm nay,  

Những con chữ ‘thân ái’ trong ‘Khoảnh khắc chiêm bao’ của Nguyên Giác

11/02/201912:36:00(Xem: 5033)

Những con chữ ‘thân ái’ trong
‘Khoảnh khắc chiêm bao’ của Nguyên Giác
 
blank

dutule.com (ngày 9 tháng 2-2019): Cư sĩ Nguyên Giác (nhà thơ Phan Tấn Hải) người có nhiều cống hiến giá trị cho nền Văn học Phật giáo VN ở quê người, lại mới gửi tới độc giả của ông tác phẩm tựa đề “Khoảnh Khắc Chiêm Bao” (KKCB).
 

Trong phần “Lời Thưa”, tác giả viết:

“Tuyển tập này thuần là cảm xúc riêng, mang tính chủ quan của tác giả đối với một số người hoạt động văn học nghệ thuật liên hệ tới nhà Phật. Tất cả những dòng chữ được viết lên vì thiện ý. Một số bài điểm sách cũng được viết từ cương vị thân tình riêng, hoàn toàn không phải là phê bình văn học.

“Tác giả viết trong tấm lòng trân trọng tất cả những người đã đem chữ nghĩa, âm nhạc, hội họa để làm đẹp hơn cho cuộc đời, cùng lúc là để làm sáng tỏ ý nghĩa Phật pháp. (...)

“Nhan đề sách ‘Khoảnh Khắc Chiêm Bao’ là mượn bốn chữ cuối bài thơ bốn câu của Thầy Tuệ Sỹ. Xin chép bài thơ của Thầy Tuệ Sĩ như sau:

“Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận

Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.”

“Quá khứ không hề có, vì chỉ là ký ức trong tâm. Tương lai không hề có, vì chỉ là phóng chiếu của tâm. Hiện tại không hề có, vì chỉ là khoảnh khắc giữa hai thời không hề có, và cũng vì không ai nắm giữ được. Nhưng đau đớn đã hiển lộ trong kiếp này, bất kể thực tướng là vô ngã. Những dòng chữ này được viết từ khoảnh khắc chiêm bao đó.”
 

Trong phần “Lời Tựa” của giáo sư Nguyễn Văn Sâm, có đoạn:

“…Tôi từng nghe giáo sư Nguyễn Văn Trường nói chuyện tu hành bản thân và nhà văn Nguyễn Mộng Giác nói về văn hóa Phật giáo tại chùa Việt Nam bên Houston độ nào. Họ cũng được thính chúng lúc đó ngưỡng mộ và thu nhận những bài nói chuyện này như một kiến thức chớ không phải là những tín điều để theo đó mà tu tập.

“Sách ‘Khoảnh Khắc Chiêm Bao’ của cư sĩ Nguyên Giác cũng vậy, đem kiến thức đến người đọc hôm nay và mãi xa trong tương lai, nhưng chắc chắn không phải là những tín điều (…)

 “Duyên may biết bao cho những ai được đọc ‘Khoảnh Khắc Chiêm Bao’.”

.

Với 27 tiểu mục mà, mở đầu là “Nén hương dâng cụ Nghiêm Xuân Hồng”, Nguyên Giác viết:

“Một tháng trước khi từ trần, cụ đã nói với người con trai là một hai tháng nữa ‘thì tao đi.’ Và đúng bốn tuần sau đó, cụ ra đi.

“Buổi chiều ngồi trên xe về nhà, cụ nhìn trời và nói với người con trai đang lái chở cụ về nhà, ‘Bầu trời đổi sắc rồi.’ Và đêm hôm đó, cụ ra đi.

“Hình ảnh cụ Nghiêm Xuân Hồng lúc nào cũng thanh thản, kể cả khi rũ áo lìa đời. Những điều cần phải làm, cụ đã làm cả. Và làm rất tận lực. Một thời thơ trẻ, cụ cũng liều thân cứu nước, cố gắng suy nghĩ cho ra một lý thuyết về giai cấp tiểu tư sản để tìm phương hướng đấu tranh và xây dựng đất nước. Rồi cụ tham chính, giữ cả chức bộ trưởng. Và rồi cụ bỗng nhiên thấy mình xa lạ với đủ thứ trò quỷ quái chính trị, nên trở về với Kinh Phật, tìm nghĩa cứu cánh, tận lực thăm dò cho ra thật tánh để chữa tận căn gốc muôn bệnh của chúng sinh. (…)

“Điều hay nhất nơi cụ Hồng chính là việc cụ chuẩn bị cho cái chết. Ít người làm được như vậy. Cụ đã sống với cái Nguồn Thiền Như Huyễn và Hoa Nghiêm Tạng Pháp Giới nhiều hơn một thập niên cuối đời – trong các cảnh giới đó, cái sống và cái chết đã hòa lẫn vào nhau, tương nhập, tương tức.

“Đó chính là chỗ của công án ‘Sống ư, chết ư.’ Nói sống cũng sai mà nói chết cũng sai. Trong các khoảnh khắc của hiện tiền không hề có cái gọi là sống hay chết. Nó chỉ thế là thế. Cụ Hồng đã liên tục đi dạo trong cảnh giới Như Huyễn và Hoa Nghiêm Tạng trong nhiều năm thì làm sao mà cái chết với cái sống bận chân cụ được. Chỉ đơn giản, thấy mệt thì dứt áo ra đi. Đâu có bao nhiêu người làm được chỗ này.” (KKCB, tr. 7)
 

Kế tiếp trong bài “Tuệ Sỹ Đạo Sư và các Phương Trời Viễn Mộng”, Nguyên Giác viết:

“…Tuyển tập ‘Tuệ Sỹ Đạo Sư’ biên tập bởi Thượng tọa Nguyên Siêu, được in và phát hành bởi Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức  Nha Trang, sẽ ra mắt tại hải ngoại tuần này, những ngày giữa tháng 4-2006, giữa lúc vị thiền sư thi sĩ Tuệ Sỹ vẫn còn bị quản thúc tại quê nhà.

“Thực sự, Thầy Tuệ Sỹ không phải là một thi sĩ theo nghĩa đời thường. Hãy đọc lại bài thơ ‘Cúng Dường’ của Thầy:

Phụng thử ngục tù phạn

Cúng dường Tối Thắng Tôn

Thế gian trường huyết hận

Bình bát lệ vô ngôn.”

Đây thực sự không phải là thơ. Các dòng chữ trên đã vượt qua những gì ngôn ngữ loài người có thể chuyên chở. Đó chính là hoa từ cõi trời thả mưa vào ngục tối, để một nhà sư nhặt chữ lên và cúng dường Phật. Đó không phải là chữ, mà chính là nước mắt, là nỗi đau đớn của cơ thể khi cầm chén cơm lên và là nỗi thương xót khi thấy thế gian đầy máu hận, và rồi vị sư này thốt lời cảm ân đức của Đấng Thế Tôn…Bài thơ  ‘Cúng Dường’ chữ Hán này mang sức mạnh bất tử của các dòng kệ trong những nghi thức tụng kinh.

Bản dịch:

“Đây bát cơm tù con kính dâng

Cúng dường Đức Phật đấng Tôn Thân

Thế gian chìm đắm trong máu lửa

Lệ nhỏ không lời, lòng xót thương.

(Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 91).”
 

Trong tuyển tập “Tuệ Sỹ Đạo Sư”, có in một thư ngỏ của Thầy Tuệ Sỹ gửi các Tăng Sinh Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2003, có đoạn được cư sĩ Nguyên Giác trích lại, nguyên văn như sau:

“…Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại. Thế hệ của thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươi tuổi, đã phải khép lại cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sở tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong chia sẻ với thế hệ kế thừa. Một thế hệ đang trưởng thành để khởi tô ngọn đèn chánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa…’

“Bức thư trên ngay lập tức đã mang tính bất tử, dù bị nhà nước CSVN ngăn cấm nhưng đã được lưu giữ và phổ biến rộng rãi trong giới Tăng Ni Phật Tử. Không một cuốn sách nào trong nước in lại lá thư gửi các tăng sinh trẻ đó, nhưng âm vang của các dòng chữ đã in sâu vào tâm của bất kỳ Phật tử nào một lần được nghe qua. Đó là sức mạnh của chân lý, của Phật Pháp. Thầy Tuệ Sỹ, người mang án tử hình đã và đang khắc chữ vào dòng lịch sử dân tộc và Phật Giáo bằng chính cuộc đời Thầy. Từng việc làm, từng lời nói, từng dòng chữ của Thầy đều không hề xa lìa hạnh Bồ Tát.” (KKCB, tr. 11, 12)  

.

Trên đây chỉ là 2 bài trong số 27 bài viết của cư sĩ Nguyên Giác, chúng tôi trích dẫn theo thứ tự của tác phẩm.

Theo tôi thì, từ dòng chữ đầu tiên tới cuối cùng, tác giả  đều không rời xa tấm lòng chân thành biết ơn và, chia sẻ hết mực của một cư sĩ và, cũng là một nhà thơ. 

Vẫn theo tôi, thì, đó cũng là những con-chữ-thân- ái đáng kể trong sinh hoạt VHNT hôm nay, của chúng ta, vậy.

Du Tử Lê

https://dutule.com/

 

   

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Shinzo Abe là một người liêm chính, tài năng đức độ và có một viễn kiến kinh tế nổi danh là Abenomics, một khuôn mẫu phát triển liên quan đến việc tăng cường nguồn cung tiền của quốc gia, thúc đẩy các công chi và ban hành các biện pháp cải cách để làm cho nền kinh tế Nhật Bản cạnh tranh hơn...
Cuộc tấn công của Nga ở Ukraine đã gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Cho đến nay, mức độ nghiêm trọng của vấn đề chỉ có thể được ước tính một cách tổng quát. Việc này phần lớn phụ thuộc vào cách mà các quốc gia khác nhau sẽ phản ứng như thế nào trong thời gian sắp tới.
✱ DW News: Bắc Kinh bị cáo buộc đã gài bẫy các quốc gia thu nhập thấp vào các khoản nợ không thể trả được. ✱ The White House: Hiện nay có khoảng 100.000 quân nhân Hoa Kỳ trên khắp châu Âu sẵn sàng cung cấp khả năng phòng thủ - Thành lập Bộ chỉ huy tiền phương của Quân đoàn V trú đóng thường trực tại Ba Lan ✱ NATO: Vì chính sách cưỡng chế của Trung Quốc gây hậu quả đối với an ninh - để duy trì trật tự quốc tế, NATO sẽ đẩy mạnh hợp tác mở rộng với các đối tác Ấn Độ - Thái Bình Dương.✱ Global Times: Mỹ rất khó thành lập một NATO ở châu Á.
“Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng thảm thương, ai oán!” Những câu trên được trích dẫn từ tập truyện O Chuột mà tôi đã được cô giáo đọc cho nghe, khi còn thơ ấu. Hơn nửa thế kỷ đã qua nhưng tôi vẫn tin rằng mình vừa ghi lại “gần” đúng nguyên văn, theo trí nhớ. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà côi cút đó, và có cảm tình hoài với tác giả của đoạn văn dẫn thượng.
Sau 17 năm phòng, chống tham nhũng, kể từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2005), đến nay Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn phải nhìn nhận: “Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác", nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.”
Ông Craig Hamilton-Parker, người Anh, dân chúng quen gọi là nhà « Tiên tri số mệnh » vì đã dự đoán đúng vài chuyện lớn như nước Anh rút ra khỏi Âu châu (Brexit), ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Huê kỳ, nay ông đưa ra những dự đoán mới về tình hình thế giới gây nhiều chú ý...
✱ BRICS 2009: Loan báo sự cần thiết cho một đồng tiền dự trữ toàn cầu mới, nhằm thay thế sự thống trị của đồng đô la Mỹ ✱ BRICKS 2022: Một liên minh mới nhằm chống lại trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo, đồng thời mở rộng dấu ấn kinh tế và chính trị ✱ Ông Tập (2022): Toàn cầu hóa kinh tế là một yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và là một xu thế lịch sử không thể cưỡng lại ✱ Ông Putin (2022): Nga đang phát triển "các cơ chế trao đổi đồng tiền dự trữ quốc tế" để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la và đồng euro ✱ Cambridge Org (2021): Mặc dù nhóm BRICS đã đề xuất việc phi đô la hóa - Nhưng trong hiện tại một loại tiền tệ khác sẽ không có khả năng sớm thay thế đồng đô la ✱ Sputnik News, Nga (2022). Thực tế đã cho thấy, Mỹ và đồng minh đang là các quốc gia có nền kinh tế mạnh dẫn dắt kinh tế thế giới nên việc thay đổi trật tự ấy không hề dễ dàng ✱ The Soldiers Project: Quân đội Mỹ hiện nay có 750 căn cứ quân sự trú đóng tại trên 80 quốc gia...
Là một lân bang, Ba Lan đang gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga tại Ukraine. Cuộc xung đột vũ trang đã tác động đến từng người dân Ba Lan, một phần vì sự hiện diện của người tị nạn ở Ba Lan. Do Belarus hỗ trợ, sự xâm lược của Nga tại Ukraine ngoài ra cũng có tác động đến toàn cầu và cả nền kinh tế Ba Lan. Các hậu quả của chiến tranh đã thể hiện rõ trong các chỉ số lạm phát, tâm lý xã hội, thị trường lao động, khí đốt và dầu mỏ...
Nhưng chính vì quan niệm hẹp hòi như vậy mà bao nhiêu năm nay, Việt Nam bị lên án đã chà đạp quyền con người, chỉ đứng sau lưng Trung Quốc ở Á Châu. Từ Liên hiệp Quốc (LHQ), Liên hiệp Châu Âu (European Union, EU) đến Hoa Kỳ và các Tổ chức theo dõi Nhân quyền và các quyền Tự do trên Thế giới đều đồng loạt đặt Việt Nam vào vị trí “rất thấp” trong bảng số đánh giá trên Thế giới...
Báo Tiền Phong vừa ái ngại loan tin: “Đang ngủ, bé gái 4 tuổi bị rắn cạp nia bò vào nhà cắn tử vong… Trưa ngày 22/5, trao đổi trên báo Công an Nhân dân, ông Sô Minh Chiến, Chủ tịch UBND xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, 5 ngày sau khi bị rắn cạp nia cắn, cháu Sô Thị Như N., dân tộc Chăm (SN 2018, trú ở buôn Ma Y, xã Phước Tân) đã tử vong rạng sáng 22/5...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.