Hôm nay,  

Những con chữ ‘thân ái’ trong ‘Khoảnh khắc chiêm bao’ của Nguyên Giác

11/02/201912:36:00(Xem: 5034)

Những con chữ ‘thân ái’ trong
‘Khoảnh khắc chiêm bao’ của Nguyên Giác
 
blank

dutule.com (ngày 9 tháng 2-2019): Cư sĩ Nguyên Giác (nhà thơ Phan Tấn Hải) người có nhiều cống hiến giá trị cho nền Văn học Phật giáo VN ở quê người, lại mới gửi tới độc giả của ông tác phẩm tựa đề “Khoảnh Khắc Chiêm Bao” (KKCB).
 

Trong phần “Lời Thưa”, tác giả viết:

“Tuyển tập này thuần là cảm xúc riêng, mang tính chủ quan của tác giả đối với một số người hoạt động văn học nghệ thuật liên hệ tới nhà Phật. Tất cả những dòng chữ được viết lên vì thiện ý. Một số bài điểm sách cũng được viết từ cương vị thân tình riêng, hoàn toàn không phải là phê bình văn học.

“Tác giả viết trong tấm lòng trân trọng tất cả những người đã đem chữ nghĩa, âm nhạc, hội họa để làm đẹp hơn cho cuộc đời, cùng lúc là để làm sáng tỏ ý nghĩa Phật pháp. (...)

“Nhan đề sách ‘Khoảnh Khắc Chiêm Bao’ là mượn bốn chữ cuối bài thơ bốn câu của Thầy Tuệ Sỹ. Xin chép bài thơ của Thầy Tuệ Sĩ như sau:

“Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận

Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.”

“Quá khứ không hề có, vì chỉ là ký ức trong tâm. Tương lai không hề có, vì chỉ là phóng chiếu của tâm. Hiện tại không hề có, vì chỉ là khoảnh khắc giữa hai thời không hề có, và cũng vì không ai nắm giữ được. Nhưng đau đớn đã hiển lộ trong kiếp này, bất kể thực tướng là vô ngã. Những dòng chữ này được viết từ khoảnh khắc chiêm bao đó.”
 

Trong phần “Lời Tựa” của giáo sư Nguyễn Văn Sâm, có đoạn:

“…Tôi từng nghe giáo sư Nguyễn Văn Trường nói chuyện tu hành bản thân và nhà văn Nguyễn Mộng Giác nói về văn hóa Phật giáo tại chùa Việt Nam bên Houston độ nào. Họ cũng được thính chúng lúc đó ngưỡng mộ và thu nhận những bài nói chuyện này như một kiến thức chớ không phải là những tín điều để theo đó mà tu tập.

“Sách ‘Khoảnh Khắc Chiêm Bao’ của cư sĩ Nguyên Giác cũng vậy, đem kiến thức đến người đọc hôm nay và mãi xa trong tương lai, nhưng chắc chắn không phải là những tín điều (…)

 “Duyên may biết bao cho những ai được đọc ‘Khoảnh Khắc Chiêm Bao’.”

.

Với 27 tiểu mục mà, mở đầu là “Nén hương dâng cụ Nghiêm Xuân Hồng”, Nguyên Giác viết:

“Một tháng trước khi từ trần, cụ đã nói với người con trai là một hai tháng nữa ‘thì tao đi.’ Và đúng bốn tuần sau đó, cụ ra đi.

“Buổi chiều ngồi trên xe về nhà, cụ nhìn trời và nói với người con trai đang lái chở cụ về nhà, ‘Bầu trời đổi sắc rồi.’ Và đêm hôm đó, cụ ra đi.

“Hình ảnh cụ Nghiêm Xuân Hồng lúc nào cũng thanh thản, kể cả khi rũ áo lìa đời. Những điều cần phải làm, cụ đã làm cả. Và làm rất tận lực. Một thời thơ trẻ, cụ cũng liều thân cứu nước, cố gắng suy nghĩ cho ra một lý thuyết về giai cấp tiểu tư sản để tìm phương hướng đấu tranh và xây dựng đất nước. Rồi cụ tham chính, giữ cả chức bộ trưởng. Và rồi cụ bỗng nhiên thấy mình xa lạ với đủ thứ trò quỷ quái chính trị, nên trở về với Kinh Phật, tìm nghĩa cứu cánh, tận lực thăm dò cho ra thật tánh để chữa tận căn gốc muôn bệnh của chúng sinh. (…)

“Điều hay nhất nơi cụ Hồng chính là việc cụ chuẩn bị cho cái chết. Ít người làm được như vậy. Cụ đã sống với cái Nguồn Thiền Như Huyễn và Hoa Nghiêm Tạng Pháp Giới nhiều hơn một thập niên cuối đời – trong các cảnh giới đó, cái sống và cái chết đã hòa lẫn vào nhau, tương nhập, tương tức.

“Đó chính là chỗ của công án ‘Sống ư, chết ư.’ Nói sống cũng sai mà nói chết cũng sai. Trong các khoảnh khắc của hiện tiền không hề có cái gọi là sống hay chết. Nó chỉ thế là thế. Cụ Hồng đã liên tục đi dạo trong cảnh giới Như Huyễn và Hoa Nghiêm Tạng trong nhiều năm thì làm sao mà cái chết với cái sống bận chân cụ được. Chỉ đơn giản, thấy mệt thì dứt áo ra đi. Đâu có bao nhiêu người làm được chỗ này.” (KKCB, tr. 7)
 

Kế tiếp trong bài “Tuệ Sỹ Đạo Sư và các Phương Trời Viễn Mộng”, Nguyên Giác viết:

“…Tuyển tập ‘Tuệ Sỹ Đạo Sư’ biên tập bởi Thượng tọa Nguyên Siêu, được in và phát hành bởi Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức  Nha Trang, sẽ ra mắt tại hải ngoại tuần này, những ngày giữa tháng 4-2006, giữa lúc vị thiền sư thi sĩ Tuệ Sỹ vẫn còn bị quản thúc tại quê nhà.

“Thực sự, Thầy Tuệ Sỹ không phải là một thi sĩ theo nghĩa đời thường. Hãy đọc lại bài thơ ‘Cúng Dường’ của Thầy:

Phụng thử ngục tù phạn

Cúng dường Tối Thắng Tôn

Thế gian trường huyết hận

Bình bát lệ vô ngôn.”

Đây thực sự không phải là thơ. Các dòng chữ trên đã vượt qua những gì ngôn ngữ loài người có thể chuyên chở. Đó chính là hoa từ cõi trời thả mưa vào ngục tối, để một nhà sư nhặt chữ lên và cúng dường Phật. Đó không phải là chữ, mà chính là nước mắt, là nỗi đau đớn của cơ thể khi cầm chén cơm lên và là nỗi thương xót khi thấy thế gian đầy máu hận, và rồi vị sư này thốt lời cảm ân đức của Đấng Thế Tôn…Bài thơ  ‘Cúng Dường’ chữ Hán này mang sức mạnh bất tử của các dòng kệ trong những nghi thức tụng kinh.

Bản dịch:

“Đây bát cơm tù con kính dâng

Cúng dường Đức Phật đấng Tôn Thân

Thế gian chìm đắm trong máu lửa

Lệ nhỏ không lời, lòng xót thương.

(Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 91).”
 

Trong tuyển tập “Tuệ Sỹ Đạo Sư”, có in một thư ngỏ của Thầy Tuệ Sỹ gửi các Tăng Sinh Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2003, có đoạn được cư sĩ Nguyên Giác trích lại, nguyên văn như sau:

“…Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại. Thế hệ của thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươi tuổi, đã phải khép lại cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sở tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong chia sẻ với thế hệ kế thừa. Một thế hệ đang trưởng thành để khởi tô ngọn đèn chánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa…’

“Bức thư trên ngay lập tức đã mang tính bất tử, dù bị nhà nước CSVN ngăn cấm nhưng đã được lưu giữ và phổ biến rộng rãi trong giới Tăng Ni Phật Tử. Không một cuốn sách nào trong nước in lại lá thư gửi các tăng sinh trẻ đó, nhưng âm vang của các dòng chữ đã in sâu vào tâm của bất kỳ Phật tử nào một lần được nghe qua. Đó là sức mạnh của chân lý, của Phật Pháp. Thầy Tuệ Sỹ, người mang án tử hình đã và đang khắc chữ vào dòng lịch sử dân tộc và Phật Giáo bằng chính cuộc đời Thầy. Từng việc làm, từng lời nói, từng dòng chữ của Thầy đều không hề xa lìa hạnh Bồ Tát.” (KKCB, tr. 11, 12)  

.

Trên đây chỉ là 2 bài trong số 27 bài viết của cư sĩ Nguyên Giác, chúng tôi trích dẫn theo thứ tự của tác phẩm.

Theo tôi thì, từ dòng chữ đầu tiên tới cuối cùng, tác giả  đều không rời xa tấm lòng chân thành biết ơn và, chia sẻ hết mực của một cư sĩ và, cũng là một nhà thơ. 

Vẫn theo tôi, thì, đó cũng là những con-chữ-thân- ái đáng kể trong sinh hoạt VHNT hôm nay, của chúng ta, vậy.

Du Tử Lê

https://dutule.com/

 

   

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Eric Trump: Cuộc khám xét của FBI tại Mar-a-Lago nhằm tìm kiếm các tài liệu thuộc Cơ quan Lưu trữ Quốc gia ✱ PBS: Các đại diện của Trump đã xác nhận nhiều hồ sơ “chưa được chuyển đến Cơ quan Lưu trữ Quốc gia vào cuối thời chính quyền Trump”- đại diện của cựu tổng thống đang tiếp tục tìm kiếm các hồ sơ còn thiếu sót ✱ PRA: Mọi tài liệu liên quan đến việc điều hành công việc của tổng thống, theo luật định thuộc về chính phủ - Bất kỳ ai, lưu giữ bất kỳ hồ sơ, tài liệu... sẽ bị phạt theo luật định, và sẽ bị tước bỏ chức vụ và không đủ tư cách đảm nhiệm bất kỳ chức vụ nào trong chính phủ. ✱ CNN: Các đặc vụ trở lại Mar-a-Lago đã cố gắng thuyết phục nhằm lấy lại các tài liệu còn lại chưa được chuyển giao - Nhưng sau nhiều tháng đàm phán không có kết quả, nên... ✱ Law & Crime: FBI muốn có một lệnh khám xét, họ phải nêu ra các bằng chứng cụ thể hầu thuyết phục vị thẩm phán liên bang về việc sẽ tìm được chứng cứ phạm tội tại Mar-a-Lago.
Thế mà hôm cuối tháng Hai, chiến tranh đã bùng nổ ngay trên đất Âu châu, gây ra đủ loại tội ác ghê tởm. Hơn nữa, nó còn làm cho trật tự thế giới bị thay đổi, vật giá leo thang, nhiều thứ bị khan hiếm, phương hại đến an ninh và thạnh vượng của dân chúng. Qua chiến tranh người ta còn thấy nổi bật sự xung đột gay gắt, một mất một còn, giữa chế độ dân chủ tự do và chế độ độc tài toàn trị...
Sau 18 năm không dụ dỗ được người Việt Nam ở nước ngoài bằng Nghị quyết 36, ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lại tung ra Kết luận mới ngày 12/08/2021, tập trung vào “công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới”, đặt trọng tâm “Đổi mới nội dung, phương thức và tư duy về công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại.”
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
✱ NY Post/Marc Short: Nếu đám đông tiến gần hơn tới Phó Tổng thống, tôi nghĩ rằng sẽ có một vụ thảm sát ở Điện Capitol xảy ra vào ngày hôm đó. ✱ Thực tế là các công tố viên hiện đang dồn nỗ lực của họ đối với các hành động của chính Trump là một tiết lộ mới. ✱ Cựu TT Trump: Tôi chỉ đang làm công việc của mình với tư cách là Tổng thống, và tìm kiếm Công bằng và Sự thật - Cuộc bầu cử đã được kiểm tra và bị đánh cắp! ✱ Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa cảnh báo rằng bất kỳ vụ truy tố nào của Bộ Tư pháp đối với cựu TT Trump sẽ biến thành một trận chiến chính trị, ✱ Ủy Ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa sẽ ngừng thanh toán các chi phí pháp lý của cựu TT Trump nếu ông tuyên bố tranh cử Tổng thống vào năm 2024 ✱ NYP/Wick: Hầu hết số tiền nhận được (qũi pháp lý $250 mil.) đã chuyển đến các thực thể khác mang lại lợi ích trực tiếp cho gia đình và bạn bè của Trump chứ không phải là chi cho “các vụ kiện tụng liên quan đến bầu cử”...
Một người sống được gần một trăm tuổi, còn sinh lực dồi dào, nên chưa ra đi, đó là chuyện xưa nay hiếm. Hơn nữa, trong tác phẩm mới nhất: Tinh thần lãnh đạo, sáu nghiên cứu trong chiến lược thế giới (Leadership - Six Studies in World Strategy)...
Đạt loa phường trên đầu dân, chính quyền coi dân chỉ là bầy đàn… Một bài nghị luận đanh thép của nhà phản biện Phạm Đình Trọng về sự việc nhà nước cộng sản Việt Nam dự tính tái lập loa phường. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2022, chuyện gì cũng bàn, tọa đàm, thi hành, thanh tra rồi giám sát. Cuối cùng lại có thêm Hội nghị nghiệm thu để biết tốt, xấu hay còn dở dang giữa đường. Có rất nhiều dự án, kế hoạch và Nghị quyết đã được học tập và thi hành nhiều năm, nhưng cuối cùng người ta chỉ biết nhìn nhau lắc đầu: Tại sao cứ như thế mãi?
✱ US.ACMH: Hai nhà lãnh đạo tôn giáo Trí Quang và Tâm Châu đều lên tiếng chống tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả của chính phủ,và sự tồn tại của chế độ lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ. ✱ Các tướng lĩnh TQLC Hoa Kỳ trong Quân đoàn I ca ngợi sự hợp tác của Thi và khen ngợi sự tận tâm của ông ta đối với công cuộc bình định. ✱ Các tướng lĩnh Nam Việt Nam đã thông báo ngắn gọn cho Lodge và Westmoreland trước cuộc hành quân và được họ chấp thuận. Westmoreland cung cấp máy bay không quân Hoa Kỳ chuyên chở quân đội chính phủ ✱ Westmoreland không muốn quân Mỹ can thiệp, Ông ra lệnh tạm thời di tản người Mỹ khỏi Huế và Đà Nẵng, cấm tất cả quân nhân Mỹ rời doanh trại, [và] ngừng tất cả các hoạt động cho đến khi tình hình lắng xuống. ✱ Với sự chấp thuận của Tướng Westmoreland, Walt với một đoàn xe của Lực lượng TQLC Hoa Kỳ đã ngăn chặn lực lượng của Yêu tiến vào căn cứ không quân Mỹ và cử Đại tá Chaisson đứng ra đàm phán…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.