Hôm nay,  

Ở ĐỜI ĐÂU PHẢI CHỈ CÓ TRẮNG hay ĐEN!

03/02/201901:25:00(Xem: 6146)

Ở ĐỜI ĐÂU PHẢI CHỈ CÓ TRẮNG hay ĐEN!

FB Phạm Thanh Giao

Bốn cha con ông Hoàng đi trên một chuyến tàu rời bến ở xã Hải Sơn tỉnh Bà Rịa vào năm 1980. Chiếc tàu chở hơn 150 người đi đầu đuôi trót lọt, chỉ 5 ngày sau là tới được Nam Dương. Hồi đó bảo trợ qua Mỹ còn dễ, nhờ chú em họ của ông đi năm 1975 bảo lãnh, mà cả nhà được đi định cư ở Mỹ sau hơn 6 tháng, năm đó chị Thơm mới 16 và anh Hải của Thủy mới được 14 tuổi, còn nó mới 13.

Mẹ nó còn kẹt lại ở Việt Nam với 3 đứa em nhỏ xíu, có bao nhiêu vàng lấy ra đóng hết cho cha và ba anh em nó đi trước, còn lại tính sau.

Ba nó vốn đã mang sẵn cái bản tính làm ít mà nhậu nhiều cả mấy chục năm trời ở Việt Nam, nên qua Mỹ, lạ nước, lạ cái, lạ luôn cả cái tiếng nói, thì ông Hoàng đành thúc thủ với cái tật sáng say chiều xỉn, chẳng những thế, nó lại càng tăng lên cỡ chục lần so với ngày còn ở Việt Nam. Ông Hoàng nhờ người ta làm đơn dùm xin lãnh trợ cấp vì có con nhỏ, cái số tiền hơn ngàn mỗi tháng và mấy trăm bạc tiền tem phiếu thực phẩm, chỉ tằn tiện một chút thì ông cũng dư tiền nhậu tới bí tỉ mỗi ngày. Bên này ba cái bia lon rẻ rề, uống ngày hơn chục lon là quắc cần câu rồi.

Anh em nó chân ướt chân ráo qua Mỹ, cũng nhờ người ta giúp ghi danh để đi học ở cái trường gần nhà. Với thằng Hải anh nó, học hành ngày xưa ở Việt Nam đã không ra gì, qua tới bên đây, lại còn phải học tiếng Anh từ đầu, hết sức bỡ ngỡ và quá là khó khăn, thế là anh nó học thì ít, chơi thì nhiều. Chẳng bao lâu đã tối ngày trốn học đi theo đám chúng bạn không ra gì.

Mới đầu thì đi đập cửa kiếng ăn trộm ba cái máy Cassettes, máy CD trong xe của thiên hạ. Sau nữa thì rình mò nhà hàng xóm để cạy cửa lẻn vào nhà ăn trộm đồ mang bán lấy tiền … hút. Mới 14-15 tuổi đầu, mà anh nó đã thử đủ thứ thuốc cần sa ma túy. Ban ngày vớ vẩn đến trường một tí cho có, chiều về tới là anh Hải nó lại mò đến thẳng nhà ông Ba.

Ông Ba là tay anh chị cũ từ thời còn ở Bàn Cờ bên Việt Nam qua đây năm 1975, được tụi nhóc gọi là anh Ba O.G (Original Gangster), để chỉ mấy chục năm thuộc giới anh chị của mình. Ông Ba chứa tụi nó như người anh cả với đám em út trong nhà. Ông cũng là nhà thầu chuyên tẩu tán ba cái đồ mà tụi nó ăn cắp ăn trộm được mang về. Tụi nhóc có chỗ núp, có chỗ để tẩy hàng, ông Ba có chỗ lấy tiền cò, thế là cả hai bên đều có lợi.

Thằng Hải nhìn thế chứ thực ra nó nhát gan lắm, từ nhỏ tới lớn rất sợ bị đòn, nhưng từ ngày qua Mỹ tới giờ, ở nhà ba nó tối ngày lo nhậu, nhậu xong xỉn thì lôi con cái ra chửi, chuyện lớn chửi, chuyện nhỏ cũng chửi, mà không có chuyện gì thì ba nó cũng lôi chuyện đâu đâu ra kiếm cớ chửi. Làm cứ như nhậu vô say rồi thì buồn cái miệng hay gì. Ba nó vậy, hễ cứ xỉn vô là chửi, chửi đã thì kiếm góc nào đó nằm. Cái nhà nó giờ có gì vui mà về? Miết, anh Hải nó bỏ đi qua đêm. Ổng chửi thì anh nó trơ mắt ra đứng ngó, cái mặt kên kên làm ổng càng nóng dữ. Cứ thế một chập, thì anh nó bỏ ra sau nhà hút thuốc. Hút xong, quay qua quay lại là biến mất.

Con Thơm chị nó cũng không khá gì hơn, cũng theo bè theo đảng. Mới hơn 16 tuổi mà có khi đã bỏ nhà đi 2-3 đêm với bạn trai mới chịu mò về. Ổng chửi ổng nghe, chị nó cũng không ke. Cái kiểu, ôi hơi đâu để ý tới ông già say. Mà ba nó vẫn thế, cứ ngủ xong một giấc thức dậy, ổng cũng chẳng còn nhớ mình đã chửi tụi nhỏ cái gì mấy tiếng đồng hồ trước đó.

Nó tên Thủy, trong nhà nó thì chị Thơm lớn nhất, rồi tới anh Hải. Nó còn 3 đứa em nữa, cái Hương, thằng Hòa, và thằng Hiếu. Nó mới học hết lớp tám khi vượt biên sang Mỹ. Ở nhà, không ai tội nghiệp hay ngó ngàng gì đến nó vì tánh nó ít nói. Mỗi lần ba nó chửi bới anh chị nó, thì nó chỉ biết đứng ở góc nhà nước mắt chạy quanh. Nó sợ lắm mỗi lần thấy chị Thơm nó bỏ nhà đi lang thang tối không về. Ba nó nhậu xỉn, nó chỉ biết ngồi chàng cóc ở cái góc phòng mênh mông, ôm gối khóc chìm vào giấc ngủ. Anh Hải nó đi biệt ngày một lâu hơn trước, có khi cả tuần mới xẹt về nhà nửa tiếng rồi biến mất. Thế là bên cạnh những câu rủa xả của ba nó, thì nó chỉ còn là cái bóng lung linh trên tường.

Mới đó mà nhà nó qua Mỹ đã được gần 3 năm. Nhìn lại tuy thấy thời gian trôi chậm chạp nhưng lại qúa nhanh để nhận ra sự thay đổi kinh hoàng trước mắt. Bây giờ nó đã nhìn thấy được khá rõ những vết nứt khổng lồ không có cách gì vá lại được, cho nên với nó, việc học là thú vui duy nhất để nó quên hết mọi chuyện. Nó không thông minh, không giỏi giang nhưng bù vào đó, sự chăm chỉ giúp nó vượt qua được chúng bạn một cách dễ dàng.

Cuộc sống cứ thế lặng lẽ trôi, ba nó sống nhờ vào tiền trợ cấp và ba cái việc lặt vặt bán thêm đồ lạc soong ở chợ trời vào cuối tuần. Chị Thơm nó thì đã bỏ nhà đi luôn từ hồi năm ngoái. Trước khi đi, chị ghé về nhà dúi cho nó 100, dặn dò nó vài câu rồi lẳng lặng ra xe đi theo người bạn trai mới, nói là sang tiểu bang khác làm ăn. Anh Hải nó giờ ít khi về nhà. Anh nó mới ghé nhà cách đây ít bữa mà nó nhìn muốn không ra, bởi anh nó, nói cho đúng như dân mình thường gọi, thì thiệt là nhìn ốm còn hơn con nghiện, mà lại xâm trổ đầy mình nữa chớ. Anh nó mỗi lần mò về, thường dúi cho nó mấy trăm đô, kêu nó cất đi xài lần. Bởi thế, cái nhà của nó không khác cái nghĩa trang, nó cũng chỉ trông ngóng đến năm 18 tuổi thì nó xin đi học đại học ở xa, không muốn ở lại căn nhà này thêm một giây phút nào.

***

Chiều nay đi học về, thấy ba nó đang nằm nghẻo đầu trên cái ghế bố thở đều, 4-5 cái vỏ chai không nằm lăn lóc bên cạnh, nó rón rén đi vào phòng. Chưa kịp bỏ cặp sách xuống, thì có tiếng đập cửa rầm rầm, vì nhà nó mướn, có cái cửa sắt kiên cố phía ngoài, bị khu này trộm cắp băng đảng nhiều như kiến, rất bất an. Nó vội mở cửa ra thì thấy có 2 người cảnh sát đứng đó …

Nó và ông chú họ chở nhau đi lên nhà xác nhận diện chị nó, vì ba nó xỉn quắc cần câu kêu không mở mắt, có còn biết gì nữa mà đi với đứng.

Sau này nhân viên cảnh sát đến nhà tra hỏi và làm các thủ tục, thì ba và nó mới ngớ ra, chị nó có đi qua tiểu bang nào đâu. Chị nó đi theo băng đảng bán cần sa và ma túy ở trên Los Angeles cách nhà nó chỉ 30 phút lái xe. Sáng hôm đó, một người đi nhặt lon vô tình tìm thấy xác chị nó nằm dưới đống rác ở khu East L.A, bị ai đó giết chết rồi vứt xác ở đó từ đêm trước, sau này cũng không tìm ra thủ phạm. Chị nó chết còn thua con chó có chủ bị xe cán gần nhà. Chị nó chết trong cô đơn, trong nỗi khốn quẫn của một người vô gia cư. Chị nó chết một mình, không có người thân bên cạnh khi tuổi đời vừa mới 20. Nó nhớ hoài cái bữa lên nhà xác để nhận diện chị nó. Nó khóc rũ ra như tấm giẻ ướt trên vai của cô y tá không máu mủ thân thích. Còn ba nó, chắc lúc đó cũng chưa chắc đã tỉnh để lo nhậu cữ tối, nói chi.



Hai năm gần đây, nó cũng chẳng mấy lần gặp chị nó, nên sự ra đi của chị nó cũng không quá đột ngột, quá phũ phàng, hay quá hụt hẫng, chỉ có điều, nó biết rằng chị em nó sẽ chẳng bao giờ còn gặp lại nhau.

Đám tang chị nó, ngoài ba và nó cùng gia đình ông chú họ, thì anh Hải nó chỉ xẹt qua chưa được 10 phút thì biến mất. Anh nó đứng ở góc nhà lầm lỳ không nói không rằng, dưới cặp mắt kiếng màu đen, che kín như những gì bao phủ cuộc đời của gia đình nó. Anh Hải kêu nó ra dúi cho mấy trăm, rồi không nói một lời, bỏ đi thẳng.

***

Chưa đầy 2 năm sau thì nhà nó lại được cái hung tin thứ hai. Anh Hải nó bị bắt vì tội “tòng phạm giết người”. Những năm gần đây, tuy nó không sống bên anh nó, nhưng từ bé tới lớn, nó biết tánh nết của anh Hải nó rất rõ, không những chỉ hiền lành mà còn rất nhút nhát. Anh nó giết người sao được?

Ba nó vẫn thế. Khi ông nghe cái tin thằng Hải bị bắt vì tội giết người, ông dửng dưng như nghe tin con của ai đó rất xa lạ. Ông lại lặng lẽ bước vào bếp mở lon bia kêu cái cạch, rồi ra bàn ngồi đăm chiêu tư lự. Cứ mỗi phiên tòa xử anh nó, thì nó phải chạy quanh nhờ hết người này đến người nọ chở nó đi tham dự.

Anh nó đi theo băng đảng ăn trộm xe mang qua Mễ bán cũng đã hơn năm nay. Công việc thì cũng chẳng khó khăn lắm đối với đồng bọn của anh nó. Anh nó mới “vô nghề” nên chưa có “đủ tài” để kill cái alarm rồi móc ổ khóa cửa xe, xong cắt giây chập mạch cho máy nổ. Anh nó vẫn còn đang được huấn nghệ, nên chỉ có nhiệm vụ làm tài xế và canh chừng. Mãi sau này, khi nó đi thăm anh, thì anh kể cho nó nghe là anh nó rất giỏi trong việc móc ổ khóa của những cái hộp giữ tiền ở những cái điện thoại công cộng, ở những cái máy bán Pepsi, Coke và nước ngọt, ở những cái máy bán báo lẻ. Anh nó móc một đêm có khi được cả trăm đô toàn tiền 25 xu, nhưng tay nghề móc cửa xe thì anh nó chưa rành lắm.

Cái lần định mệnh đó là lần anh nó và đồng đảng là anh Bảo đi móc cửa xe trên khu nhà giàu ở Hollywood, chưa kịp cắt giây câu cho máy nổ thì thằng chủ nhà xuất hiện với cây súng shotgun la lối om sòm, đèn đuốc sáng choang. Thằng Bảo chạy không kịp, trên tay còn cầm con dao cạy kiếng xe vừa kịp chạy đến mở cửa xe chưa kịp nhào vào, thì bị một viên đạn shotgun bắn trúng từ sau lưng trổ ra phía trước, muốn nổ toang lồng ngực, chỉ kịp kêu lên mấy tiếng rồi ngã gục. Anh nó lính quýnh lôi được Bảo vào xe trong cơn hấp hối chờ chết, cuống cuồng lên không biết chạy đi đâu thì bị cảnh sát bao vây bắt được.

Ra tòa, anh nó can tội “tòng phạm giết người”, trong cái tội giết chết Bảo mặc dù anh nó không phải là người nổ súng. Luật ở Mỹ nó thế. Và vì chưa đủ tuổi vị thành niên, nên anh nó “chỉ phải” lãnh bản án 15 năm tù. Ngày xử án, cũng chỉ có mình nó và đứa bạn thân tham dự ở tòa. Ba nó lâu nay đã không còn màng đến chuyện gia đình nữa rồi. Ai sống, ai chết, ông cũng mặc.

***

Thủy vừa ra Trung Học là nó làm đơn xin đi học ở một trường tuốt bên miền Đông nước Mỹ. Học xong, ngày ra trường ba nó cũng chẳng tham dự, mà nó có biết ba nó giờ ở đâu mà báo để chia vui. Nghe người ta kể lại, ba nó sau này, trả nhà rồi ra xe ở. Ở ngoài xe một thời gian thì ba nó trở thành người vô gia cư, vô gia đình, và vô luôn cuộc sống. Mới đầu nó còn nghe nói ba nó hay đi lang thang xin tiền ở những ngôi chợ, những khu thương mại gần nhà, miết rồi hết nghe, hết biết ba nó giờ ở đâu, sống chết ra sao. Từ đó, không ai biết chuyện gì đã xảy ra cho ông Hoàng, còn sống hay đã chết, sống ở đâu, chết ở đâu, bặt vô âm tín. Ông xuất hiện trên đời và biến đi như một cơn giông.

Con Thủy cũng chỉ loáng thoáng nhớ rằng mẹ và em nó vẫn còn ở lại Việt Nam mà ba nó chỉ liên lạc qua lại vài lần lâu lắm rồi. Chắc chẳng biết tin tức gì về cái gia đình 4 người, nước mắt chan hòa trong buổi tiễn đưa của cái năm rất xa xôi đó. Giờ 4 người đó chỉ còn lại mình nó, mặc dù cứ 4-5 tháng, nó lại vào tù thăm anh nó một bận, mang theo ít đồ đạc cần dùng cho anh. Hai anh em tâm sự cho đến hết giờ thăm thì nó lặng lẽ ra về.

***

Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi, con Thủy giờ đã liên lạc lại được với gia đình mẹ và mấy em, còn anh Hải nó giờ đã được thả ra sau khi mãn hạn tù. Lần nó đến đón anh nó ra tù, hai anh em khóc như chưa bao giờ được khóc. Anh nó giờ đã gần 34 tuổi, tướng tá khác xưa, nhưng trong con mắt và cái nhìn của Thủy, anh Hải vẫn còn nguyên những nét của một con người hiền lành lương thiện nếu không có mấy năm lầm lỡ kia.

***

Con Thủy lấy chồng, rồi có con, và cũng có một cuộc sống khá tươi đẹp.

Anh Hải nó mấy năm sau khi mãn hạn tù, cuộc sống cũng thay đổi. Mẹ Thủy và thằng em út còn độc thân được Thủy bảo lãnh và qua Mỹ đoàn tụ không lâu sau đó. Anh Hải được gia đình giới thiệu, may mắn cũng về Việt Nam và lấy được vợ, rồi được bảo lãnh và qua Mỹ năm 1999.

Chỉ vài năm sau, hai vợ chồng dành dụm đủ tiền để sang lại một tiệm nail và dọn về Florida sống với 3 đứa con. Đứa con gái đầu lòng anh Hải đặt cho nó cái tên Thơm để nhớ về người chị xấu số của mình.

Cuộc sống gia đình Thủy chỉ trong 3 năm đầu mới qua Mỹ đã nát bương nhưng Thủy và anh Hải cuối cùng cũng đứng dậy được qua đống tro tàn để làm lại từ đầu và sau hơn 20 năm cố gắng vun sới, thì dường như ông trời không phụ lòng người, cái tương lai dường như lại có được cái kết quả sáng sủa ngoài sự mong đợi như hiện nay. Cái quá khứ thương đau dường như chỉ còn lại những vết thẹo.

Thế nhưng, chỉ trong một sớm một chiều, không lâu sau ngày người ta bầu cho Donald Trump, thì giông bão một lần nữa lại chụp xuống đầu gia đình Thủy không một chút xót thương.

Cuối năm 2017, Hải và vợ vừa bước xuống xe định mở cửa tiệm Nail bắt đầu một ngày mới như thường lệ, thì 7-8 nhân viên công lực ập đến, súng ống chĩa vào người Hải y hệt cái lần thằng nhỏ 17 tuổi tên Hải bị bắt vào năm 1984 thuở ấy. Cũng y như lần đó, Hải bị đè xấp mặt xuống mặt đường để bị còng tay chéo ra sau lưng, giữa tiếng la hét van nài và khóc lóc của vợ.

Mãi cả gần tháng sau, gia đình mới biết cơ quan ICE áp giải Hải qua trại giam giữ ở Atlanta để chờ trục xuất về nước.

Trong tim Thủy, giờ chỉ ngập tràn những nỗi căm hận mỗi khi nghe người ta lên án những con người như anh Hải của cô. Cô cứ tưởng sau một lần lầm lỡ khi tuổi còn bồng bột, thì với biết bao nhiêu cái giá quá đắt mà anh em cô đã phải trả, thì họ đã trả đủ không còn thiếu một giây, và không còn nợ một cắc.

NGƯỜI NGOÀI CUỘC HÌNH NHƯ KHÔNG THẤY ĐƯỢC RẰNG MỌI CHUYỆN Ở TRÊN ĐỜI KHÔNG CHỈ CÓ TRẮNG và ĐEN.

(Chuyện thật, nhưng tên của các nhân vật được thay đổi. Viết cho T. Lawndale California 1/30/2019)

 

FB Phạm Thanh Giao

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.