Hôm nay,  

Lộc Hưng ơi! Đau quá!

11/01/201920:34:00(Xem: 5830)
LỘC HƯNG ƠI! ĐAU QUÁ!
  
Nỗi đau nào bằng nỗi đau mất nước?
Tang thương nào hơn khi bị tước mất cửa nhà?
Oan trái nào bằng khi nhà cầm quyền gieo họa?
Uất hận nào hơn khi tai vạ trắng tay?
Lo lắng nào hơn khi giấc ngủ không đầy
Vì phải trải báo, trải khăn nằm đường, nằm chợ?
Buồn bã nào hơn khi nhìn trẻ con hãi sợ:
“Mẹ ơi! Bố ơi! Con giờ ở đâu đây?
Đang có nhà sao bỗng lại trắng tay?
Đang đi học sao thành người mất dậy?
Lạnh quá, ông bà ơi! Con đang run rẩy...
Xin thương giùm.. Xin một mái nhà che...”
Phẫn nộ nào hơn, khi nơi ở, không được về!
Đau đớn quá! Trời ơi! Sao Công Lý đi vắng?
Để bọn tham quan, kẻ xấu luôn luôn thắng?
Để bọn người cầm thú vẫn nghênh ngang
Chúng cướp nhà dân, xây biệt thự huy hoàng
Triệu, tỷ đô la trên thân xác người dân khốn khổ
Hãy vào xem những căn lâu đài đồ sộ
Dát vàng tươi bằng da thịt nhân dân
Những chiếc gối kia, đỏ thẫm máu người dân
Chiếc giường đó đặt trên ngôi mộ cổ
Để truy hoan, mặc cho dân máu đổ
Bệnh hoạn tràn lan vì thiếu đói, ăn càn
Nhiều người dân không có củ khoai lang
Trong khi chúng ăn bát vàng lóng lánh
Những ly rượu cả trăm đô sóng sánh
Mừng chúng thành công cướp được Lộc Hưng!
Vừa đào mồ, cuốc mả, vừa ca hát tưng bừng:
“Nhờ Bác, Đảng, chúng con thành lũ cướp!
Kệ cha bọn dân ngu, mặc mẹ chúng mày xơ mướp!
Tao có quyền, có súng, có còng đây!
Luật ở miệng Tao! Mả bố chúng bay!
Đừng có cãi, tao tống vào đồn công an là chết tiệt!”
Lộc Hưng ơi! Số ngươi khổ hết biết!
Sao sinh ra, lại tên “Lộc”, tên “Hưng”?
Lộc ở đâu? Chỉ thấy lũ người rừng
Vung dao, búa, máy cầy vào đập phá?
Hưng ở đâu? Chỉ thấy đời tàn tạ
Dưới côn đồ có luật Cộng Sản chống lưng?
Trời ơi! Trời! Sao nước mắt không ngừng?
Kìa bọn Thực Dân Mới kia, Thiên Lôi không vung búa?
Cứu nước Việt Nam ra khỏi vũng bùn nhầy nhụa?
Cứu dân Việt Nam thoát cuộc sống cơ hàn?
Lạy Vua Hùng, Lạy Hoàng Đế Quang Trung,
Đức Lê Lợi, các danh tướng anh hùng
Xin cứu nước, cứu dân, cứu Lộc Hưng đang tàn tạ...
 
Chu Tất Tiến.
 Ngày 10 tháng 1 năm 2019
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.