Hôm nay,  

Dân Mỹ Gốc La-tinh Quận Cam Tìm Niềm An Ủi Nơi Đạo Phật

11/13/201800:00:00(View: 5498)
OC BUDDHIST CHURCH Festival
Múa trong một lễ hội  Phật giáo ở Orange County Buddhist Church.

 
Cộng đồng những đạo hữu của Ngôi Chùa Phật giáo ở Quận Cam (Orange County Buddhist Church – OCBC) trở nên càng lúc càng đa dạng về chủng tộc, và một số cho rằng nguyên nhân là những tương đồng với Thiên Chúa giáo.

Từ khi được thành lập hơn 80 năm trước đây, Ngôi Chùa Phật giáo ở Quận Cam (OCBC) là nơi dung thân của những di dân Nhật Bản và gia đình họ.

Đặc biệt sau Thế chiến Thứ II, vốn là thời điểm 120.000 người Mỹ gốc Nhật bị lùa vào các trại tập trung, OCBC đã trở thành một nơi an toàn, một chốn để cộng đồng sắc tộc này có thể thực hành và gìn giữ những nghi lễ tôn giáo của tổ tiên họ.

Nhưng với ảnh hưởng của đạo Phật ngày càng phổ quát tại Hoa Kỳ, OCBC đã trở nên đa dạng về chủng tộc và, cho đến hôm nay, người ta ước lượng một phần tư các đạo hữu đến chùa tu tập không phải là người Nhật nữa. Ngoài con số ngày càng gia tăng các đạo hữu người da trắng (theo Pew Research Center, 44% những người Mỹ theo đạo Phật là người da trắng), OCBC hiện là nơi quy tụ của một nhóm Phật tử người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh vốn đang phát triển mạnh mẽ.

Theo Jon Turner, một nhà sư tại OCBC, “Điều làm nhiều người thích đạo Phật là chúng tôi không có nhiều luật lệ để ràng buộc bạn phải sống cuộc đời bạn như thế nào. Chúng tôi không có nhiều những điều luật trắng đen rõ rệt. Do đó, nếu bạn thấy mình không thích hợp với khuôn mẫu của Cơ đốc giáo thì bạn đi đâu? Rất nhiều khi người ta chọn đến với đạo Phật.”

Đây là trường hợp của Hector Ortiz. Vốn là một tín hữu Tin Lành (Baptist), nhưng vì là một người đồng tính luyến ái, anh cho biết đã phải trải qua một giai đoạn đấu tranh với những lời giáo huấn của Tin Lành (Baptist) về tình dục. Đạo Phật phù hợp với anh hơn.

Anh nói: “Điều tôi thấy hợp lý là trên khía cạnh tâm linh, tôi phải chịu trách nhiệm đối với hành động của mình và đối với nhân sinh quan của mình, thay vì dựa vào người khác hay nhìn ra bên ngoài để tìm hạnh phúc cá nhân. Đạo Phật lôi kéo tôi vì các thuộc tính như trách nhiệm cá nhân, đi tìm hạnh phúc và chấp nhận chính mình từ trong nội tâm. Trên khía cạnh tâm linh tôi có cảm tưởng mình đến với Đạo Phật như mình đã trở về đến nhà.”

Nhưng trở thành Phật tử không có nghĩa là phải bỏ lại sau lưng tôn giáo của quá khứ. Ortiz chơi đàn dương cầm và hồ cầm (cello) trong các buổi lễ hàng tuần của OCBC, vốn cũng là công việc của anh trước đây tại giáo đường Tin Lành (Baptist) từ khi còn bé.

Anh nói, “Đối với tôi thì đây là một sự chuyển đổi suôn sẽ.”

Ortiz là một người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ. Anh cũng thấy những tương đồng giữa nguồn cội văn hoá của mình với nền văn hoá Nhật Bản. Anh nói, cả hai đều đậm tính gia đình và đây cũng là cây cầu nối cho anh khi anh bắt đầu lui tới OCBC từ cả chục năm trước và lúc đó chưa biết nhiều về phong tục Nhật Bản.

Nhưng đối với Andy Saldana thì ngược lại. Anh đến với OCBC trước hết vì sự quen thuộc với văn hoá Nhật Bản.

Từ ba thập kỷ trước, Saldana đã lập gia đình với một phụ nữ Phật tử người Mỹ gốc Nhật. Còn anh, vốn là một người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ và theo đạo Tin Lành (Protestant), Saldana bắt đầu đến chùa để dự các đám cưới và những công việc của gia đình. Vào thập niên 1980, anh là lính Thuỷ Quân Lục Chiến đồn trú ở Nhật Bản suốt hai năm. Trong thời gian đó anh đã tham dự những lễ hội Phật giáo và đến chùa gần như hàng tuần.

Thành ra Saldana đã quen thuộc với Đạo Phật từ trước khi anh trở thành đạo hữu của OCBC năm năm trước đây. Anh nói quyết định trở thành Phật tử của mình là do Đạo Phật nhấn mạnh đến sự tìm tòi, tìm hiểu.

Anh nói: “Trong thời gian khôn lớn, với 17 năm theo đạo Tin Lành, tôi không được phép đặt câu hỏi. Tôi không được phép thắc mắc về tôn giáo của mình, về kinh thánh, về những lời thuyết giảng – về bất cứ điều gì. Vì đó là cả một sự xúc phạm. Nhưng trong Đạo Phật thì mình được khuyến khích phải tìm tòi, phải đặt câu hỏi, phải thắc mắc.”

Sư Turner nói rằng lịch sử lâu đời của OCBC đã giúp lôi kéo được những đạo hữu có gốc nguồn văn hoá khác nhau đến để cùng tu tập.

Vì ngôi chùa đã hiện hữu tại Quận Cam qua nhiều thế hệ, tiếng Anh trở thành sinh ngữ chính trong mọi sinh hoạt, khác với những ngôi chùa Phật giáo khác trong vùng vốn thoả mãn nhu cầu tâm linh của những cộng đồng di dân mới hơn và thường dùng tiếng Việt hay tiếng Hoa trong pháp thoại.

Sư Turner nói: “Chúng tôi muốn tạo ra một mô hình Phật giáo đã được Mỹ hoá nhằm lôi kéo những người Mỹ gốc Nhật thuộc thế hệ thứ tư cũng như những người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh mới đến chùa lần đầu tiên. Chúng tôi phải đến được với cả hai cộng đồng này, nếu không thì chúng tôi không thể tồn tại.”

OCBC thuộc tông phái Shin của Đạo Phật vốn rất phổ quát ở Nhật Bản.

Marcia Taborga thuộc gia đình đến từ Bolivia. Cô nói tuy Đạo Phật khác với Thiên Chúa giáo, vốn là tôn giáo của cô từ thời niên thiếu, nhưng trong một khía cạnh nào đó, chính Thiên Chúa giáo đã sửa soạn tốt để cô đến được với OCBC.

Những nghi lễ, những lời kinh tụng – và cái ý tưởng phải có niềm tin – đến với cô thật dễ dàng vì cô đã từng thực hành như vậy với Thiên Chúa giáo.

“Tôi thật sự ngạc nhiên không ngờ trong Đạo Phật mà mình cũng phải có một chút niềm tin. Nhưng tôi thấy không sao và nghĩ rằng quá khứ Thiên Chúa giáo của mình đã giúp mình chấp nhận phải có niềm tin.”

Mặc cho những tương liên giữa Đạo Phật và Thiên Chúa giáo, và mặc cho sự gia tăng của con số đạo hữu người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh, Đạo Phật vẫn là điều gì hiếm hoi trong cộng đồng này.

Theo Pew Research Center, người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh chiếm 12% tổng số Phật tử Mỹ, nhưng theo Joe Garcia, một người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ đã tu tập từ năm năm qua tại OCBC, người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh ít có cơ hội để biết về Đạo Phật.

Anh Garcia, chồng của cô Taborga, nói rằng, “Tôi không nghĩ người Mễ có thể ý thức được rằng trở thành Phật tử là một điều khả thể.”

“Nhưng tuy vậy, nói chung, tôi biết trong nước Mỹ này người ta rời bỏ Thiên Chúa giáo, nhiều khi cả đám đông. Cuối cùng, họ chuyển qua Tin Lành (Protestant) hay rời bỏ tôn giáo luôn. Do vậy tôi vẫn mong có một cách nào đó để có thể giới thiệu Đạo Phật với họ, giúp họ có một chọn lựa khác.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vì ở hải ngoại quá nhiều chuyện cộng đồng, chuyện nước Mỹ và chuyện thế giới nóng bỏng cho nên tôi không chú ý tới chuyện cô bé 15 tuổi chết vì tai nạn giao thông ở Hải Phòng. Theo thống kê của báo Thanh Niên, tại Việt Nam, chỉ nội năm 2022 đã có 6000 người chết vì tai nạn giao thông. Con số thật kinh hoàng! Số người chết này chẳng phải tại số hay nghiệp mà vì đường xá quá hẹp, xe cộ lại nhiều, không bảng giới hạn tốc độ trong thành phố, không đủ cảnh sát kiểm soát giao thông, nhiều chỗ không đèn xanh đèn đỏ, lái ẩu, chưa điều khiển được xe mà đã lái xe, cho nên mới chết nhiều như thế
Đảng nói vậy mà không phải vậy cho nên dân gian mới nói: “Đừng nghe những gì Đảng nói mà hãy nhìn kỹ những gì Đảng làm” (nói theo câu tuyên bố bất hủ của cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm”...
Với cuộc tấn công của Nga tại Ukraine, vai trò của Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization, NATO) như là một liên minh phòng thủ đã được thảo luận sôi nổi. Vấn đề là khối NATO, kể từ khi thành lập cho đến nay, đã có các chiến lược phát triển nào ở Đông Âu và từ khi cuộc chiến Ukraine bùng nổ thay đổi ra sao?
Còn ở giữa lòng Hà Nội (nơi được mệnh danh là “Thủ Đô Của Lương Tâm & Phẩm Giá Con Người”) thì Toán Xồm chả hề có được chút cơ hội hay cơ may nào sất, và dường như ông không có chi để lại cho đời – dù chỉ là một “đôi dép nhựa”!
Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine đã đập tan huyền thoại Tổng thống Nga Vladimir Putin là một nhà độc tài bất khả xâm phạm. Trước ngày 24 tháng 2 năm 2022, Putin có thể tỏ ra là vô đạo đức và hiếu chiến, nhưng qua các cuộc phiêu lưu quân sự ở Syria, Crimea, và xa hơn nữa, ông ta có vẻ như là một chiến lược gia có năng lực. Thế rồi, trong một nước cờ tính toán, ông ta thể hiện sự kém cỏi của mình bằng cách xâm lăng một quốc gia không hề gây ra mối đe dọa nào cho nước Nga, và thất bại hết phen này đến phen khác trong những mưu lược quân sự của mình – mà ví dụ mới nhất là cuộc binh biến diễn ra trong thời gian ngắn ngủi do ông Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh nhóm lính đánh thuê Wagner, chủ mưu hôm cuối tuần qua. Điều này, thêm một lần nữa, cho thấy huyền thoại độc tài của Putin đang trên đà suy yếu
Thỉnh thoảng, báo chí quốc doanh vẫn có mấy mẩu tin ngăn ngắn về Lễ Trao Huy Hiệu Tuổi Đảng cho đồng chí này hay đồng chí nọ. Ngoài Việt Nam, dường như, không đâu có cái thứ “lễ lạt” nhạt nhẽo và chán phèo như thế cả. Xứ sở này, không chừng, cũng dám là nơi duy nhất mà danh tính của một cá nhân thường kèm theo tuổi … đảng:
Các tuyên bố chính thức về "các giá trị chung" của Ấn Độ và Mỹ không tạo nên một liên minh. Theo sau logic cơ bản của chính trị về việc quân bình quyền lực, Ấn Độ và Mỹ dường như xem đó không phải một cuộc hôn nhân do định mệnh đã an bài mà là một mối quan hệ đối tác trong lâu dài, một mối quan hệ có thể kéo dài chỉ chừng nào mà cả hai nước vẫn còn bận tâm với Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là: Nhân dân nào đã bỏ phiếu trao quyền lãnh đạo cho Đảng, hay Đảng đã tự biên, tự diễn để chiếm quyền làm chủ đất nước của dân?
✱ Cố vấn Bộ Thương Mại: Mục tiêu chung của Trung Quốc là "sắp xếp lại trật tự thế giới"- Sự gia tăng của "một trật tự tập trung vào Trung Quốc với các quy chuẩn và giá trị riêng" là một lời thách thức mà Bilderberg phải đối mặt - Họ không ngại một trật tự thế giới mới, nhưng họ muốn nó phải được tạo ra tại Bilderberg, chứ không phải là “ Made in China”. ✱ Google CEO: Trung Quốc hiện đang dành nguồn lực khổng lồ để vượt qua Hoa Kỳ trong các công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo". ✱ Guardian: Đáng kinh ngạc là Kissinger đã tham dự các cuộc họp Bilderberg từ năm 1957. "Sự ám ảnh với bí mật ngoại giao cá nhân – với hồ sơ năm 1975” về chính trị gia gây tranh cãi này đã phù hợp với mong muốn của Bilderberg là giữ bí mật cuộc họp hàng năm. ✱Về “hồ sơ 1975 ": Các chính sách từ phía Liên Xô và Mỹ liên quan đến cuộc chiến Việt Nam - kết quả cuộc " bí mật ngoại giao cá nhân" của ông Kissinger đã dẫn đến VNCH bị bức tử...
Khi nói về chính trị, Hoa Kỳ đang ngày càng phân cực. Nhưng khi nói về sống lâu và khỏe mạnh, thì đó là điều mà ai ai cũng muốn. Ở Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều người chuyển nơi sinh sống từ các bang xanh (blue state: nghiêng về Đảng Dân Chủ) sang các bang đỏ (red state: nghiêng về Đảng Cộng Hòa). Sự thay đổi này có nhiều tác động, và một trong số đó là họ đang chuyển đến những nơi có tuổi thọ trung bình thấp hơn.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.