Hôm nay,  

Bồ Đào Nha và những chuyến hải hành xuyên đại dương

05/10/201809:48:00(Xem: 5541)

Bồ Đào Nha và

những chuyến hải hành xuyên đại dương

 

Trịnh Thanh Thủy

 

Nhắc tới Bồ Đào Nha(Portugal), người ta thường nghĩ tới kỷ nguyên giàu mạnh của Âu Châu và những cuộc phiêu lưu thám hiểm tìm vùng đất mới của họ. Trong lịch sử hàng hải, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Ả Rập và Viking đã tung hoành ngang dọc trên các con thuyền xuyên sóng đại dương. Thời ấy những thương gia người Ý, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ hay mang về châu Âu những sản phẩm của phương Đông như gia vị, vải vóc và dầu thơm của xứ Ấn Độ là những thứ quý hiếm và bán lại với những giá rất đắt.

 

Bồ Đào Nha khi ấy rất giàu có và sở hữu đội thương thuyền hàng hải hùng mạnh. Người Bồ đã bắt đầu thám hiểm và biết tới nhiều nơi trước người của các nước khác tại châu Âu. Các con thuyền Bồ Đào Nha đã tới châu Mỹ vào thế kỷ 15, lập ra thuộc địa tại các hải đảo Madeiras và Azores vào khoảng các năm 1420 - 1430 và đã thám hiểm miền tây châu Phi.

 
blank

Pic 1 Cuốn Tự Điển Việt-Bồ-La

 blank

Pic 2 Đài tưởng niệm Hoàng Tử Henry

 blank

Pic 3 Tháp Bélem biểu tượng của Bồ Đào Nha

 

Người Bồ kiểm soát được Ấn Độ và lập thành phố tại Goa và mở mang việc buôn bán với các miền Đông Ấn, Thái Lan, Trung Hoa và được phép xây dựng thị trấn Áo Môn(Macau). Năm 1542, họ đến tận Nhật Bản. Việc phát triển thương mại với phương Đông của người Bồ khiến cho các quốc gia khác tại châu Âu thèm muốn trong đó có Tây Ban Nha. Và chuyến hải hành của Tây Ban Nha do Columbus thực hiện với mục đích đi vòng quanh thế giới, nhưng ông tình cờ khám phá ra châu Mỹ đã đánh dấu một điểm son lịch sử.

 

Theo Wiki, và một số huyền thoại thì thi hào lừng danh của Bồ là Luís de Camões đã từng đi Macau và trong cuộc hành trình trở về, ngang vùng biển gần sông Mekong, qua Vũng Tàu, ông bị đắm tàu. Để sống sót ông chỉ bơi một tay, còn tay kia nắm chặt và giơ cao khỏi ngọn sóng tập bản thảo của mình. Đó là tập Thiên Hùng Ca "Os Luísadas(The Lusiads) làm rạng danh văn chương Bồ. Ông cứu được tác phẩm viết chưa xong nhưng lại mất người yêu.

 

Nói thêm về Vũng Tàu, trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (mũi đất mang tên Thánh Giắc), tiếng Việt là Cap Xanh Giắc. Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) 

 

Thật vậy, người Việt chúng ta có duyên gặp gỡ và tiếp xúc với người Bồ từ rất lâu qua việc truyền bá đạo Thiên Chúa và tạo tác một thứ chữ viết để dễ cảm thông. Chữ viết của chúng ta có ít nhiều dính dáng tới xứ này khi A Lịch Sơn Đắc Lộ(Alexandre De Rhodes) khởi xướng ra chữ Quốc Ngữ.

 

Vào năm 1651, A Lịch Sơn đã cho in cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Đắc Lộ khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai dòng Tên, người Bồ Đào Nha ở Ma Cao, đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, cha Đắc Lộ là người đưa công trình chế biến chữ Quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm mà cuốn tự điển Việt-Bồ-La ra đời.(theo Wiki)

 

Giáo sư Jacques Roland hiện đang là trưởng khoa giáo luật ở đại học Saint Paul, Ottawa, Canada đã xuất bản một cuốn sách về vai trò của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của đạo Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam. Khi nghiên cứu về chữ Quốc Ngữ ông đã nghi ngờ rằng người đi tiên phong trong việc phát minh ra chữ Quốc Ngữ chính là các giáo sĩ Bồ vì người Bồ đã có mặt ở VN từ trước năm 1951 để truyền đạo. Tiếng Bồ cũng có nguồn gốc từ tiếng LaTinh.

 blank

Pic 4 Cung điện Pena Sintra

 blank

Pic 5 Thánh đường Jernimos

 blank

Pic 6 Từ Lâu Đài Quốc Gia nhìn ra

 

Cách đây vài năm khi thăm BaTây (Brazil trước đây là thuộc địa của Bồ, nên họ cũng dùng chữ Bồ) tôi thấy chữ viết của Bồ có những dấu mũ, sắc, huyền, ngã…“É um não, vivê, fôlego, até às” … giống tiếng Việt làm sao.

Lần ghé thăm Bồ lần này sau những ngày rong ruổi dọc theo những thành phố biển đẹp và thơ mộng, tôi thấy mình hình dung ra được quá khứ hào hùng của một dân tộc có đầu óc phiêu lưu, mạo hiểm. Những dấu tích lịch sử, những thành phố đầy các kiến trúc lộng lẫy, đậm chất văn hoá hàng hải cũng tiết lộ được quá khứ vàng son thưở nào. Tuy nhiên nền kinh tế của họ sau lần suy thoái trầm trọng 1970 đã khá hơn nhiều nhưng ngày nay vẫn dựa phần nào vào sự phát triển kỹ nghệ du lịch qua việc khai thác các nơi nghỉ dưỡng tuyệt đẹp, khí hậu ấm áp và các địa điểm tham quan nổi tiếng như Fatima để mang thêm lợi tức vào nước.


Bồ Đào Nha nằm trong danh sách 20 quốc gia có nhiều du khách nhất thế giới theo số liệu năm 2013, đón tiếp trung bình 13 triệu du khách ngoại quốc mỗi năm. Vào năm 2014, Bồ Đào Nha được USA Today bầu chọn là quốc gia châu Âu tốt nhất. Riêng khoảng ẩm thực, thực phẩm của Bồ ảnh hưởng Địa Trung Hải và rất đa dạng, nhiều gia vị. Họ chế biến món ăn theo những kinh nghiệm đem về từ các nơi họ thám hiểm nên hợp khẩu vị nhiều người. Tôi thích nhất là hải sản tươi ngon, nhất là cá tuyết, sardines, nghêu và bạch tuột. Trên con đường thiên lý nối liền Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tôi thấy họ trồng cây Ô Liu rất nhiều. Những rừng Ô Liu trải dài tít tắp tạo cho đất đai xứ này rợp một màu xanh tươi. Các món khách du có thể mang về làm quà là sản phẩm tinh khiết dầu Ô Liu hay các trái Ô Liu muối đủ các kiểu thật ngon miệng. Những trái Fig(sung) khô được đóng thành bánh, hay chế biến thành mứt cũng là một đặc sản.

Bồ còn là xứ nổi tiếng sản xuất nút bần. Nút bần hay còn gọi là nút li-e (liège) được làm từ vỏ cây sồi, cho đến nay vẫn chứng tỏ là thứ có thể bảo vệ rượu vang tốt nhất thế giới. Bần rất nhẹ, không thấm nước, khó mục rửa, tính nén và đàn hồi cao. Bần biến thành sản phẩm thủ công đẹp mắt như nón, bóp xách tay và vài ba thứ linh tinh khác cho du khách mang về với sự thích thú vì tính lạ và đặc biệt của nó.

Hầu như ai đến Bồ cũng phải ghé thủ đô Lisbon. Thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha là một thành phố toàn cầu, với vị trí quan trọng trong lịch sử, văn hóa, thương mại, nghệ thuật và du lịch của thế giới. Cuộc du ngoạn quanh thành phố bằng xe coach đã cho tôi cái nhìn tổng quát về thủ đô Lisbon rộng lớn và sống động đầy màu sắc. Nền văn minh đa dạng với những kiến trúc Baroque, Gothic và La Mã cùng các hàng cây xanh và mái ngói đỏ gợi cho tôi nhớ Hung Gia Lợi và các nước Đông Âu. Tuy nhiên những căn nhà trong khu dân cư được xây dựng trên những dốc đồi nghiêng đã tạo cho Lisbon nét đẹp riêng của một thành phố biển Địa Trung Hải. 
 

Khi được dẫn đi thăm cây cầu treo 25 de Abril bắc qua sông Tagus, nối Lisbon với Almada, tôi giật mình vì nhìn xa xa nó giống hệt cầu Golden Gate ở San Francisco. Cạnh đó là Tòa tháp tứ giác Belém nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và là cũng là di sản của thế giới được UNESCO công nhận năm 1983. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 16, theo phong cách kiến trúc Manueline, tượng trưng cho Kỷ Nguyên Khám Phá của Bồ Đào Nha. Đối mặt với Tháp Belém là một tượng đài kỷ niệm người Bồ Đào Nha đầu tiên vượt Đại Tây Dương bằng máy bay. Ngày 30 tháng 3 năm 1922, một chuyến bay(có dừng) đã đưa phi công Gago Coutinho và phi công Sacadura Cabral từ Lisbon đến Rio de Janeiro, Brazil. Cách tháp Belém không xa là tu viện Jeronimos tuyệt đẹp.

 

 blank

Pic 7 Trần nhà của Lâu Đài Quốc Gia

 blank

Pic 8 Một tượng đài ở Quảng Trường Lisbon 

Đối với du khách điều thú vị và quyến rũ mắt nhìn nhất phải nói là Đài Tưởng Niệm con thuyền khổng lồ của Hoàng Tử Henry được tạm gọi là "Cánh buồm đại dương". Tượng đài có hình một con tàu lớn sẵn sàng ra khơi thẳng tiến. Tượng Hoàng tử Henry (cũng là một Navigator-Hoa Tiêu tiếng tăm lừng lẫy) đứng ở vị trí cao nhất của mũi tàu đã là nhà tiên phong luôn hết lòng dẫn những đoàn thám hiểm đi chinh phục thế giới. Đằng sau ông (người quỳ gối) là hoàng tử Fernando và hoa tiêu Joáo Gonçalves Zarco..v..v.. Nhiều bức tượng của các nhân vật lịch sử khác như vua Manuel, nhà thơ Camões, nhà thám hiểm Vasco da Gama, Magellan, Cabral, các Lm dòng truyền giáo, thợ vẽ bản đồ, nhà nghiên cứu vũ trụ cũng được chạm khắc. Người phụ nữ duy nhất trên tượng đài là hoàng hậu Felipa vùng Lancaster, mẹ của hoàng tử Henry.

Ngoại ô Lisbon còn nổi tiếng với thành phố Sintra đầy sắc màu. Sintra có một lịch sử hùng tráng và là một trong những thành phố có kiến trúc lãng mạn đẹp nhất châu Âu với lịch sử từ thời kỳ đồ đá mới.

Mới đến làng chúng tôi đã thấy lâu đài Moor nằm trên đỉnh một vách đá, chung quanh là mây phủ. Lâu đài Moor có niên đại thế kỷ thứ 8 khi người Hồi giáo Moor chiếm bán đảo Iberia. Lâu đài có hình trụ chung quanh là tường bao bọc. Xa xa là cung điện Pena nằm trên đồi cao, đứng ở đó có thể thấy Lisbon bên dưới. Cung điện được xem là một trong những kiến trúc ấn tượng nhất của trường phái lãng mạn thế kỷ 19 ở châu Âu. Chúng tôi được vào xem Cung điện quốc gia Sintra. Bên ngoài không đẹp bằng bên trong. Kiến trúc này pha trộn phong cách Moor và Manueline với sân Arabesque, cột xoắn và gạch vuông. Đây là cung điện ban đầu của người Moor, niên đại 1385 và xây dựng tiếp cho đến năm 1880. Điểm nổi bật là các căn phòng Swan (thiên nga) với hình trang trí 27 con thiên nga vàng và phòng Magpie với trần trang trí kiểu ô vuông.

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

Tài liệu tham khảo

Luís de Camões
https://en.wikipedia.org/wiki/Lu%C3%ADs_de_Cam%C3%B5es 
Portugal

https://en.wikipedia.org/wiki/Portugal

Lịch sử Vũng Tàu

http://dulichvungtau.weebly.com/li803ch-s432777-vu771ng-ta768u.html

Bồ Đào Nha và chữ Quốc Ngữ

https://www.bbc.com/vietnamese/specials/1232_jacques_roland/page3.shtml

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.