Hôm nay,  

Dân Chủ Và Đa Đảng Ở Việt Nam

9/14/201800:00:00(View: 4523)
PHAM TRAN_
Phạm Trần

 
Ít lâu nay ở Việt Nam nẩy sinh phong trào thi đua nói về “dân chủ” và “đa nguyên đa đảng” để căm phẫn xuyên tạc đòi hỏi đảng phải từ bỏ độc quyền lãnh đạo và trả lại quyền làm chủ đất nước cho dân qua bầu cử tự do.

Người đầu tiên phải kể là ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. Ông nói cách nay hai năm rằng:  “Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì hỏi liệu có dân chủ được không? Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, bởi một đất nước mà không kỷ cương thì không thể phát huy được dân chủ.”  (Tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 28-01-2016 tại Trung tâm Báo chí, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội).

Khi ấy, ông Trọng vừa tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Phiên họp đầu tiên của Khóa đảng XII, và đó là đáp số của câu hỏi do Thông tín viên Pháp, AFP (Agent France Press) đặt ra: “Thưa Tổng Bí thư, ông có nghĩ rằng dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam sẽ phát triển giàu mạnh và dân chủ hơn không?”

Hơn hai năm sau, chứng độc đoán của ông Trọng đã vạ vào miệng ông ngày 17/06/2018, khi ông gọi hàng trăm ngàn người dân biểu tình chống Luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu  trong hai ngày 10 và 11 tháng 06/2018 từ Sài Gòn ra Hà Nội và tại nhiều thành phố khác, là: “Thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta.”

"Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả". (theo VTCNews và Zing.vn, ngày 17/06/2018)

Trong số những người xuống đường biểu tình có cả trẻ em, phụ nữ chân quê, dân lao động, người già, Tu sỹ và nhiều trí thức giỏi và chân chính hơn ông Trọng mà  ông cả gan gọi họ  là “bất hảo cả” thì ông Trọng có “độc đoán” và “chuyên quyền” không?

Cũng trong lần họp báo ngày 18/01/2016, ông Trọng còn khoe về kết quả bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Khóa đảng XII: “Quy trình bầu cử thực hiện đúng theo quy chế; trong đó phát huy tinh thần dân chủ khi bỏ phiếu kín biểu quyết đối với những trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử.”

Ông nói: “Có sự kết hợp giữa danh sách giới thiệu của khóa trước với danh sách đề cử, ứng cử tại Đại hội XII. Cũng có trường hợp do Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử; lại có trường hợp Đại hội giới thiệu và trúng cử. Như vậy, Đại hội dân chủ đến thế là cùng, không có dân chủ nào hơn. Đại hội đã biểu thị rõ tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ.”

Đó là thứ “dân chủ trong đảng” với nhau. Nhân dân không can dự vào việc này nên khoe cũng bằng thừa.

Cũng như trước đây, khi ông Hồ Chí Minh, người lập ra đảng CSVN hô hoán rằng: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”  là ông muốn cho dân nghe khoái lỗi tai thôi. Thực chất, như lịch sử đã chứng minh cho đến tận khóa đảng XII thời ông Nguyễn Phú Trọng, dân chưa được làm chủ đất nước bao giờ mà chỉ được ăn những chiếc bánh vẽ trên giấy.

Nhưng đảng đã thẳng tay dành quyền của dân cho bản thân lãnh đạo. Chẳng hạn như đảng chưa hề được dân bỏ phiếu bầu cầm quyền, hay ủy thác chọn lựa thể chế bao giờ mà cứ viết  “tự nhiên như người Hà Nội”  trong Điều 4 Hiến pháp 2013 rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Hay, như trong Điều 53  khi nói về quyền làm chủ đất đai, đảng cũng hớt tay trên ngay trước mắt người dân. Điều này viết: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Như vậy thì dân chủ ở đâu, người dân là chủ nhân của đất nước hay là nô lệ của đảng?

ĂN GÌ-NÓI BỪA?

Ấy thế mà  mới cách nay 8 năm thôi, mọi người đã phải thất kinh khi đọc bài viết rất hồ hởi để tự ca dân chủ ở Việt Nam của bà Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước.

Khi ấy, Bà viết trên báo Nhân Dân ngày 05/11/2011: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội."

Giờ dây, mọi người lại phải nghe ông Phó giáo sư, Tiến sỹ  Nguyễn Xuân Tú lý luận kiểu giở người rẳng: “Chủ nghĩa đa nguyên là sản phẩm của giai cấp tư sản với thế giới quan phi khoa học, trái với chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn mãi xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Chính điều đó đã, đang và sẽ mãi bảo đảm cho Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng chính trị duy nhất tồn tại, vững mạnh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Do vậy, ở Việt Nam không cần sự tồn tại của chủ nghĩa đa nguyên - một thứ cơ sở lý luận cho việc thực hiện chế độ đa đảng.”

Như cá gặp nước, ông này còn vung tay qúa trán khi nịnh đảng: “Thứ hai, trên phương diện thực tiễn: Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử; là ý nguyện của nhân dân Việt Nam.”

(Bài đăng Tạp chí Tuyên giáo số 7/2018)

Nhưng lịch sử nào đã chọn đảng CSVN lãnh đạo đất nước hay nhân dân Việt Nam đã bị phong trào Việt Minh, do ông Hồ lãnh đạo, đánh lừa trong cuộc kháng chiền chống Pháp giành độc lập rồi sau đó  cướp chính quyền hợp pháp từ tay Thủ tướng Trần Trọng Kim năm 1945?

Có giỏi, các  nhà viết lịch sử Cộng sản hay đội ngũ tuyên truyền Tuyên giáo hãy chứng minh “ý nguyện của nhân dân Việt Nam”  khi ấy là nhân dân nào đã trao quyền cho ông Hồ Chí Minh, vào lúc chính phủ Trần Trọng Kim và triều đình Huế của Vua Bảo Đại không có vũ khí và quân lính bảo vệ (!?)

CHỈ SỢ MẤT QUYỀN

Ngoài lập luận trên, Tuyên giáo đảng tiếp tục loan truyền các bài viêt bảo vệ quyền cai trị độc tôn cho đảng và chống phá tư tưởng đòi thiết lập nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân, thay cho chính phủ dân chủ trá hình CSVN.

Bằng chứng như bài viết của Phó Giáo sư-Tiến sỹ  Nguyễn Mạnh Hưởng trên Báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) ngày 18/01/2011.

Ông Hưởng đã  lu loan rằng: “Toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam và hoạt động của nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền chính trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời “tự do, hạnh phúc”.

Ăn nói như thế mà ngửi được à? Nhân dân nào chọn Đảng lãnh đạo và Chủ nghĩa Cộng sản?  Quyền tự do của dân ở đâu  và hạnh phúc ở chỗ nào trong hoàn cảnh kinh tế hay chính trị hiện nay?

Ai cũng biết dân Việt Nam không có tự do báo chí và tự do tư tưởng, không có quyền lập hội, hội họp hay biểu tình như Hiến pháp quy định. Mọi sinh hoạt của dân  bị kiểm soát, kể cả tín ngường, tôn giáo. Họ bị đàn áp khi biểu tình bầy tỏ nguyện vọng hay khiếu kiện đòi công bằng.

Thậm chí dân còn bị đàn áp dã man khi xuống đường biểu tình chống Tầu xâm lược hay lên án lính Tầu bắn giết, đánh đập hay ngăn chặn, đâm  chìm tầu dánh cá của ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông.

Về kinh tế, thu nhập đồng niên của người Việt Nam chưa tới 3,000 dollars/năm, đứng áp chót trong số các nước Đông Nam Á. Trong khi các quan chức Cộng sản lại giầu to nhờ tham nhũng và mánh mung quyền lực. Có khoảng 23,000 du học sinh Việt Nam theo học  tại Mỹ, nhưng đa số là con ông cháu cha. Hàng ngàn tư bản đỏ Cộng sản đã mua tài sản ở nước ngoài, phần lớn tại Mỹ, bẳng tiền mặt, có căn nhà cả triệu dollars.

Nhu vậy thì thái độ “hèn với giặc, ác với dân” của nhà nước CSVN đã rõ như ban ngày  mà Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng vẫn nhắm mắt bệnh vực cho chế độ độc tài, phản dân chủ và bất lực trước kẻ thù phương Bắc của đảng để chống nhân dân đòi  dân chủ  chế độ.

Ông  xuyên tạc rằng: “Luận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Nếu không thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng thì cũng dễ gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sự thiếu thống nhất về chính trị tư tưởng trong xã hội; sự hoài nghi, dao động, thiếu niềm tự tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ hai, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa. Dù chúng không trực tiếp nói đến chúng ta phải thực hiện dân chủ tư sản, nhưng cái cách “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, học tập theo các nước phương Tây, đã cho thấy thực chất đó là hướng nền dân chủ nước ta sang dân chủ tư sản.”

Hậu qủa, theo hù họa phản động của  ông Hưởng thì: “Điều dẫn đến sẽ là: đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, làm đổ vỡ nền kinh tế, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước. Thảm họa đó chắc chắn sẽ giáng cả lên đầu nhân dân, nhân dân chỉ là cái cớ cho sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Rút cục, Việt Nam không còn là đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Đảng Cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội; mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta bị tiêu tan.”

Như vậy, chỉ vì sợ đảng tan và mất độc quyền lãnh đạo, và tất nhiên có khối kẻ Tuyên giáo mất bổng lộc nên ông Hưởng đã dọa tiếp rằng: “Cần nhớ lại một bài học đau xót và thấm thía về thực thi dân chủ sai nguyên tắc ở Liên Xô trong thời gian cải tổ. Những đơn thuốc “công khai hoá”, “dân chủ hoá”, “đa nguyên chính trị” đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội, lại tạo “thời cơ”, điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch ráo riết hơn, quyết liệt hơn trong mưu đồ chống phá và dẫn đến làm tan rã, đổ vỡ chế độ Xô Viết.”

Huyênh hoang như thế rồi ông ta lại phân bua: “Ở Việt Nam không thực hiện chế độ đa đảng không phải vì chúng ta bảo thủ, mất dân chủ như các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, mà đó là yêu cầu khách quan, là vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự phát triển của nền dân chủ và hạnh phúc của nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...

Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định và phát triển, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Nếu đã ăn chắc như thế thì liệu ông Hưởng và những cái loa Tuyên giáo có dám xúi đảng thực hiện cuộc trưng cầu ý dân, có Quốc tế và Liên hợp quốc kiểm soát, xem có mấy phần trăm dân còn muốn cho đảng tiếp tục cai trị và áp dặt chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản Mác-Lênin ở Việt Nam. -/-

Phạm Trần

(09/018)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.