Hôm nay,  

Cây Lê, Cây Thông, Và Những Cây Sậy

04/07/201820:30:00(Xem: 3570)

CÂY LÊ, CÂY THÔNG, VÀ NHỮNG CÂY SẬY

Trần Mộng Tú


Cây Lê Mỹ
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, một cuộc tấn công tồi tệ nhất vào nước Mỹ đã xảy ra vào buổi sáng, phá hủy tòa tháp đôi Trung Tâm Thương Mại Thế Giới và làm hàng ngàn người thiệt mạng.

Trong hoang tàn đổ nát, một thân cây cháy đen trong đống gạch vụn, nó chết cháy hoàn toàn, chỉ còn sót lại một cành nhỏ mong manh. Đó là cây lê Callery. Cây lê cháy đen đó được mang gửi đến công viên Van Cortlandt (Khu công viên giải trí của thành phố New York). Sau 9 năm cây lê đó đã sống lại mạnh mẽ và tươi đẹp, được đem trở lại trồng trước Bảo tàng và Đài Tưởng niệm 9/11. Mỗi cành nó vươn lên là một thông điệp cho cả thế giới biết rằng sức bật và sự sinh tồn của người Mỹ không hề lùi bước trước bất cứ một thảm họa nào do con người đem tới.

Joe Daniels – Giám đốc Bảo tàng và Đài Tưởng niệm 11/9 – đã công nhận cây lê sống sót đó trở thành biểu tượng về sức chịu đựng và sự bền bỉ của nước Mỹ.

blank

Cây Lê Báu Vật của nước Mỹ


Cây Thông Nhật

Ngày 11 tháng 3 năm 2011 cơn Đại Hồng Thủy Tsunami, tiếp theo cơn địa chấn vĩ đại ở phía Bắc của nước Nhật làm rung chuyển cả thế giới vì sự tàn phá của nó. Tính tới tháng 6 /2016 con số người chết là 15.894 và 2.500 người mất tích. Tính tới tháng 2/2017 vẫn còn 150.000 người mất nhà ở và 50.000 phải sống trong khu tạm trú.
Con Đại Hồng Thủy đã cuốn đi 70.000 cây thông được trồng với mục đích là rừng chắn cát và muối biển, bảo vệ mùa màng trong thành phố, rừng thông rậm rạp. Nhưng như một phép lạ, một cây thông đen có tên là Kashima no Ipponmatsu đã đứng vững trong khi 70.000 cây gục ngã. Nó như một biểu tượng còn sót lại khóc than cho tai họa của con người. Nhưng nó đã yếu dần vì bị muối biển của sóng thần thấm trong đất, ăn ngập vào xương thịt của cây.

Sau một năm tồn tại (năm 2012) cây thông được 270 tuổi cao 88 feet (tương đương 27m) này đã được đốn hạ, khoét rỗng thân và bảo quản. Sau đó nó đã được dựng lại đúng vị trí cũ và người Nhật xem nó là một đài tưởng niệm cho các nạn nhân trong thảm họa sóng thần.


blankCây Thông của Hy Vọng – đứng vững giữa ngổn ngang tàn phá

blank

“Con người chỉ là một cây sậy mềm yếu, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ. Vì thế, nó không bao giờ chịu cho dông tố dập vùi…”

Blaise Pascal (1623-1662)


Những Cây Sậy Việt Nam

Nước Việt Nam không có cây lê Mỹ sống sót kiên cường
nước Việt Nam không có cây thông Nhật trơ mình tồn tại trong hồng thủy bão dông
Nhưng nước Việt Nam có triệu triệu cây sậy mong manh
đã nằm rạp xuống và bật lên dũng cảm
những cây sậy trước những cường quốc và giặc ngoại xâm
bằng mọi cách giữ từng tấc đất

Đất Việt
Trải mấy ngàn năm gìn giữ đất đai
từ Nhật, Pháp,Trung Hoa hà khắc
lăm le tiêu diệt văn hóa giống nòi
lăm le xẻ đất chiếm đồi
những cây sậy lấy thân ra làm đuốc
những cây sậy từ ngàn năm trước
như Lê Lai, Lê Lợi, Ngô Quyền
như Nguyễn Thái Học, cô Giang cô Bắc
xa xăm hơn nữa như bà Triệu bà Trưng

Và hôm nay ngay trước mặt chúng ta
có những cây sậy yếu đuối đang bị cầm tù,
thân cong xuống nhưng không hề chạm đất.

Ngoài nhà tù
những cây sậy nhẫn nhịn thu mình rạp xuống
nhưng vẫn bật lên dưới hiểm họa của đất của biển của rừng
từ Sài Gòn Hà Nội ra Trung
những cây sậy đang gọi nhau ra biển vớt lên từng con cá
đang gọi nhau vào rừng vực dậy những thân cây
đang vòng tay nhau làm những hàng rào
không cho “kẻ lạ” bước vào chiếm hữu những cánh đồng của nhà nông nước Việt

Những con người quyền lực đang giơ những chiếc liềm lăm le cắt sạch hết
mắt, mũi, họng tai rồi vứt những thân sậy khô cho lửa đỏ.

Hơn 92 triệu cây sậy Việt Nam đang oằn mình dưới cơn dông tố

Nhưng bất cứ một cơn hồng thủy nào,
một cuộc tấn công tàn bạo đen tối nào
người dân cũng sẽ chỉ nằm rạp xuống theo chiều gió
để né tránh rồi kiên gan bật lên đứng dậy
những cây sậy không bao giờ gãy
không bao giờ để cho dông tố dập vùi
sẽ theo chiều gió mà nghiêng xuống
nhưng sẽ vùng dậy dưới bất cứ một bạo lực nào

Những cây sậy Việt Nam
ngàn năm đứng vững.

blank
Trần Mộng Tú

July Fourth 2018 – Ngày Độc Lập của Hoa Kỳ.

(Nguồn: YNVN)

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.