Hôm nay,  

Phản Ứng Về Bài Viết Của Thị Trưởng Tạ Đức Trí

4/20/201800:00:00(View: 5962)
Thắng Đỗ
 

Bài viết của Thị Trưởng Tạ để giải thích lá phiếu của ông chấp thuận thành phố Westminster ghi danh chống lại luật SB54 của tiểu bang California không thuyết phục được tôi vì nó cố tình thiếu sót những chi tiết quan trọng và do đó không minh bạch.

Điều Thị Trưởng Tạ không đề cập đến là bối cảnh quốc gia dẫn đến việc tiểu bang California thông qua luật này. Từ khi ông Trump lên nhậm chức, chính quyền ông đã tạo nên một khung cảnh làm khó cho người di dân bất kể tình trạng di trú của họ. Đối với người gốc Trung Đông, ông đưa ra luật cấm họ nhập cư, ngay cả những người có giấy phép thường trú (thẻ xanh); Đối với các người đã nhập cư từ lúc còn là trẻ em, ông cho ngưng chính sách nhân đạo DACA mà Tổng Thống Obama đã đề xướng cho họ tạm trú vô thời hạn; Đối với những người có tiền án, ngay cả khi án đó xảy ra lúc họ còn là trẻ em và bây giờ họ đã sống cuộc đời bình thường và lương thiện như bao người khác, ông ra lệnh trục xuất. Các lệnh của ông xé nát bao nhiêu gia đình, bắt cha mẹ xa con hay ngược lại. Động lực của tiểu bang California khi thông qua luật này không nhằm mục đích chống lại liên bang – Thống Đốc Brown đã bắt sửa nhiều chi tiết trong đạo luật để biết chắc rằng tiểu bang không cản trở công việc của cảnh sát di trú liên bang ICE – mà thuần túy vì lý do Nhân Đạo. Lòng Nhân Đạo là thứ mà tất cả các người Việt tị nạn đã từng được hưởng ở xứ này. Chúng ta cần trân quý và duy trì tính đó cho những con người khốn khổ đến sau chúng ta.

Thị Trưởng Tạ phân biệt cách một con người rời bỏ xứ sở gốc của mình và cách nhập cư. Ông cho rằng tất cả người Việt tị nạn đều nhập cư hợp pháp. Điều đó hoàn toàn sai. Gia đình tôi đến Guam, thuộc về Mỹ, ngày 24 tháng 4, 1975, khi Hoa Kỳ chưa có bất cứ chính sách nào đón nhận người tị nạn. Như ông nói, cho đến ngày 23 tháng 5, 1975, Tổng Thống Ford mới ký sắc lệnh chính thức đón nhận người tị nạn Đông Nam Á. Xem bộ phim tài liệu Last Days in Vietnam sẽ hiểu rằng cuộc di tản mà tôi và hàng trăm ngàn người Việt khác thoát khỏi Việt Nam là trái luật Mỹ; nó được tổ chức tự phát bởi các cá nhân người Mỹ tuy không được phép của chính phủ hay tòa đại sứ. Chúng tôi đã là những người nhập cư không giấy tờ và trái phép.

Thị Trưởng Tạ cũng nói rằng luật SB54 gây khó khăn cho thành phố Westminster, nhưng không nói rõ đó là những khó khăn gì. Những khó khăn đó có thật, hay chỉ trong trí tưởng tượng của Thị Trưởng để bào chữa cho lá phiếu của mình? Theo tôi, luật đó giúp thành phố hơn là gây cản trở, vì thành phố không phải sử dụng các phương tiện của chính quyền địa phương để hỗ trợ chính phủ liên bang.

Phía sau bất cứ luật nào cũng là con người, là những mảnh đời. Động cơ của luật SB54 là lòng Nhân Đạo. Hơn ai hết, người Việt tị nạn như chúng ta phải hiểu điều đó, phải biết giúp đỡ những kẻ khốn cùng, thay vì toa rập với những thế lực muốn tước đi những quyền căn bản của những con người đáng thương kia. “Thương người như thể thương thân, người ta gặp bước khó khăn đến nhà”, ông cha vẫn dạy thế, và muôn đời đó vẫn phải là giá trị căn bản của văn hóa Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.