Hôm nay,  

Nơi Trú Ẩn Là Nơi Tránh Nạn

4/18/201800:00:00(View: 6024)
Tùng Nguyễn

(Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến)
 

Nơi trú ẩn là nơi ta có thể tìm cho gia đình cuộc sống an bình không sợ bức hại. Ở nhiều nước, nơi trú ẩn an toàn cho nạn nhân các chế độ tàn bạo là nhà thờ và chùa chiền. Vì lẽ, bảo vệ người lánh nạn là giáo lý cơ bản của phẩm chất đạo đức. Từng là di dân tị nạn, Nguời Mỹ gốc Việt biết rõ giá trị của nơi che chở và cưu mang người tị nạn. Phần lớn các di dân Việt được nhập cư vào nước Mỹ là nhờ các nhà nhân đạo trong chính phủ Mỹ đã biến nước Mỹ thành nơi trú ẩn an toàn cho tị nạn Việt.

Khi sở di trú của chính quyền Trump tăng các cuộc ruồng bắt di dân không hợp lệ, vì lý do nhân đạo, bang Caifornia lập tức ban hành ba (3) đạo luật như sau.

Đạo luật số SB 54 còn được biết đến với các tên gọi tiếng Việt là đạo luật “Thành Phố An Toàn/Thành Phố Ẩn Trú” là luật về quyền trú ẩn an toàn cho di dân, không cho phép cơ quan công lực bang California sử dụng nguồn lực công cho các hoạt động hỗ trợ sở di trú, như tiếp tay với sở di trú giam giữ tù nhân di dân vừa được trả tự do, hay chuyển giao các di dân này đến các trại giam của cơ quan liên bang, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ.

Đạo luật số AB 450 là luật về bố ráp di dân ở nơi làm việc, cho phép các cơ sở kinh doanh đuợc quyền từ chối yêu cầu khám xét khu vực tư nhân hay hồ sơ nhân viên nếu sở di trú không có trát toà hợp lệ.

Đạo luật số AB 103 là luật kiểm tra trại giam di dân, đòi hỏi bộ trưởng tư pháp bang California tiến hành kiểm tra các điều kiện sinh hoạt ở trại giam di dân, và yêu cầu trại giam tuân thủ các quy chuẩn chăm lo tù nhân, trong thời gian tù nhân di dân hay trẻ em không thân thuộc đang đợi xét xử hay rời trại.

Bộ trưởng tư pháp Mỹ Jeff Sessions đã khởi kiện bộ luật trên ở toà án liên bang. Vụ kiện này dự đoán sẽ thất bại vì bản tu chính án số 10 của hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền hạn bất khả xâm phạm của tiểu bang. Truớc đây, bang California đã thắng một vụ kiện tuơng tự ở toà án liên bang.  Tuy nhiên, Westminster và vài thành phố khác đã bỏ phiếu ủng hộ hành động khởi kiện của bộ tư pháp Mỹ.

Càng thất vọng hơn nữa khi hai nghị viên người Mỹ gốc Việt trong hội đồng thành phố Westminster đã bỏ phiếu đồng ý với vụ kiện trên, mặc dù nhiều người Việt tị nạn đã một thời từng bị chính quyền và bộ máy an ninh Việt Nam áp bức, ngược đãi. Nhiều cửa hàng kinh doanh của di dân Việt đang đối diện với nguy cơ bị xáo trộn và thiếu hụt nhân viên. Nhiều di dân Mỹ gốc Việt đang bị giữ hay quản thúc ở các trại giam của sở di trú trong điều kiện sinh hoạt hết sức tồi tệ, ví dụ như ở trại giam Theo Lacy thuộc quận Cam, tù nhân di dân thuờng bị biệt giam, ép ăn thực phẩm hư hỏng, và tắm rửa trong buồng tắm mốc meo.

Một số nguời Mỹ gốc Việt biện hộ cho chính sách bài di dân của chính quyền Trump với lập luận là họ sang Mỹ với quy chế tị nạn hợp pháp, khác với nhóm di dân không giấy tờ hợp lệ.  Họ quên rằng trong thập niên 1980, nhiều thuyền nhân Việt đã sống lây lất, chờ đợi nhiều năm trong trại tị nạn vì nuớc Mỹ còn tranh cãi việc nên xếp di dân Việt vào dạng tị nạn chính trị hay tị nạn kinh tế,  Cộng đồng nguời Việt tị nạn trong thời điểm ấy đã góp phần thuyết phục chính phủ Mỹ nhận thuyền nhân dựa trên lý do nhân đạo.

Tại phiên họp hội đồng thành phố Westminster bàn về vụ kiện của bộ tư pháp, rất nhiều công dân Mỹ gốc Việt ủng hộ luật an toàn/luật ẩn trú bị ngăn không cho phát biểu hay vào phòng họp.  Rõ ràng đây là thủ đoạn thuờng đuợc áp dụng ở xứ độc tài mà nguời Việt tị nạn đã phủ nhận và rời bỏ. Đáng ngại hơn nữa là trong buổi họp nhiều nguời bản xứ chống luật trú ẩn đã phô bày bộ mặt kỳ thị khi lên giọng yêu cầu các di dân Việt hãy cút về lại Việt nam. Thật đáng tiếc khi các nghị viên Mỹ gốc Việt đã đứng về phía những kẻ kỳ thị đồng bào mình.  Sự có mặt đông đảo của bạn trẻ Mỹ gốc Việt ủng hộ luật ẩn trú chống vụ kiện ở phiên họp cho thấy lập trường của các nghị viên này đi nguợc với xu hướng của cộng đồng.

Cộng đồng Mỹ gốc Việt đã hưởng nhiều lợi ích từ chính sách nhân đạo của nước Mỹ. Vì tình nhân đạo, người Mỹ gốc Việt có bổn phận giúp đỡ các di dân cô thế.  Sống giữa lằn đạn bay, bị cộng sản cầm tù và hải tặc cướp bóc, chúng ta khao khát muốn sống, muốn tự do, muốn no ấm và an lành cho bản thân và gia đình. Chúng ta cần nơi tá túc và tránh nạn.  Đó cũng là ước mơ của người di dân đang bị săn đuổi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cổ nhân ta thường khuyên khi ta không tự chế được sự tức giận thì trí  ta sẽ mất khôn và dễ đưa ta đến việc làm  xằng bậy để bị người khinh
Vào tháng trước, sau khi đắn đo trong phiên họp mùng bảy tháng Tám của Ủy ban Tiền tệ và Tín dụng (FOMC), Hội đồng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ quyết định
Sự việc này tưởng chừng là nhỏ nhưng thật ra không nhỏ chút nào và có thể gây hậu quả lớn vượt ra ngoài tầm kiểm soát và dự kiến của người trong cuộc
Thảm kịch dân oan đang là vấn đề nhức nhối của dân tộc. Chính vì thế, những người dân chủ nên để tâm suy nghĩ về vấn đề này để xác định cho mình
Trong tư cách là Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, ngày 27-8-2007 vừa qua, nhân kỷ niệm 62 năm "cướp chính quyền"
Trăn trở trước hiện trạng các đoàn biểu tình khiếu kiện đông người ngày càng rầm rộ kéo về 110 Cầu Giấy - Hà Nội và trụ sở Văn phòng 2 của Quốc hội
Đao, thương, kiếm, kích, súng đạn...dĩ nhiên là dụng cụ dùng để giết người. Còn ngòi bút của văn nhân, ký giả có thể giết người không"
Mùng sáu vừa qua, trùm khủng bố Al-Qaeda là Osama bin Laden công bố băng hình với các lập luận vừa đe dọa, vừa đả kích, vừa tuyên truyền
Rechungpa, cậu bé chăn dê và sau này trở thành đệ tử tâm truyền nhất của Milarepa, đã hội ngộ với đạo sư của mình năm lên 11 tuổi
Tu Chính án số 1 của Hiến Pháp Hoa kỳ xác địng rằng “Quốc Hội không được làm luật để  ngăn cấm hoặc giảm bớt 1) tự do ngôn luận
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.