Hôm nay,  

Người Phu Quét Chợ

07/03/201800:00:00(Xem: 4425)
Thành Lacey thoát dịch
 

Giới thiệu tác giả: Đây là quyển tiểu thuyết, được dịch từ Pháp văn, có tựa đề Anh ngữ là: “Balzac and The Little Chinese Seamstress” – NXB Anchor Books, New York - của tác giả người Hoa tên là Dai Sijie viết tại Pháp năm 2000.  Ông sinh tại Trung quốc năm 1954.  Dai Sijie là một nhà làm phim và bản thân từng bị đi cải tạo từ năm 1971 đến 1974.  Ông rời Trung quốc sang Pháp năm 1984, sống và làm việc tại Pháp cho đến nay.  Quyển tiểu thuyết đầu tay này của ông, chỉ trong sớm chiều,  gây tiếng vang  lớn tại Pháp năm 2000, và ngay tức thì trở thành quyển tiểu thuyết bán chạy nhứt và đoạt được năm giải thưởng.  Bản quyền của quyển tiểu thuyết này đã được bán đi mười chín quốc gia và đang được quay thành phim.

Đây là một quyển truyện “làm cho độc giả phải say mê về ma lực thu hút của văn chương và sự huyền diệu của một cuộc tình lãng mạn của hai thanh niên thanh thị xấu số bị đày đi cải tạo ở một vùng núi rừng hẻo lánh trong thời Cách Mạng Văn Hoá của Trung Cộng. Tại đây hai chàng ta gặp cô con gái của ông lão thợ may vùng này và tình cờ khám ra được một số tác phẩm văn chương cổ điển của phương Tây được dịch sang Hoa ngữ.  Trong khi tán tỉnh cô bé thợ may, hai chàng có dịp ngốn nghiến các tác phẩm ngoại quốc “loại văn hoá đồi trụy” bị cấm đọc này và đã đắm mình vào thế giới xa lạ trong các tác phẩm đó  rồi quên đi được thực tại phủ phàng, ác nghiệt,  đang bao quanh mình.”  -  Anchor Books ‘s Preview.

Theo lời phê bình của The New York Times thì: “Văn của Dai Sijie thắm thiết, xót xa, đầy hài hước và lãng mạn trử tình.”  Tiếp đây là đoạn tả về cái thân phận xót xa của một người giảng đạo sống trong xã hội và chế độ của chủ nghĩa Tam Vô.  Một chủ nghĩa  phủ nhận những giá trị tinh thần cao quý của loài người để  chấp nhận lối sống như loài chồn cáo, khỉ vượn.

 

Đoạn này tác giả nói về chung cuộc bi thảm cuộc đời của một người phu quét chợ mà trước kia là một thầy giảng Thiên Chúa giáo. Sau khi bị bọn chính quyền địa phương phát hiện ra lý lịch của mình, ông đã bị cấm giảng đạo hơn hai mươi năm qua và bị hình phạt phải làm một người phu quét đường cho đến suốt đời.

Trang 165 -  Ở đoạn này tác giả đang đi tìm một bác sĩ phụ khoa để giúp cho cô thợ may bạn gái của anh bạn thân của mình phá thai thì nghe có người nói ông gìa quét chợ có thể biết nơi đó:

... Đến bửa trưa ngày thứ ba, trong sự thất vọng hoàn tòan vì không tìm đưực một bác sĩ phụ khao, tôi chuẩn bị trở về vùng rừng núi  Rồi bổng nhiên, tôi nhớ đến ông già trước kia là thầy giảng đạo.

Tôi không biết tên của ông nhưng nhớ có làn thấy ông bửa xem phim với mái tóc bạc phơ bay bồng trong gió.  Hai tôi thấy có cảm tình với phong thái ngoại diện của ông.  Ở ông có một vẻ vì cao qúy ngay cả ông đang bận bộ đồ xanh công nhân để quét đường với cây chổi có cái cán dài ngoằn.  Ngay cả khi ông bị chọc phá và phun nước miếng bởi đám dân chợ, kể cả mấy thằng tiểu yêu tuổi lên năm.  Ông bị cấm giảng đạo cả hai mươi năm qua.  Mỗi khi tôi nhớ tới ông tôi lại nhớ đến câu chuyện về nhà ông bị lục soát bởi đám Vệ binh đỏ.  Chúng tìm được dưới gối ông nằm một quyển sách bằng tiếng nước ngòai mà bọn chúng mù tịt không biết là sách gì.  Sau đó chúng phải gởi cuốn sách mà chúng lấy của ông đó lên tận Đại học Bắc kinh để truy tìm xuất xứ rồi mới biết đó là quyển Kinh Thánh bằng chử La tinh. Sau khi bị lộ là một tín đồ Công giáo thì ông già khốn khổ này bị bắt buộc phải đi quét chợ suốt đời. Lúc mà hai tôi gặp ông thì ông là một hình ảnh luôn thường trực có mặt mỗi ngày trên đường xá ở khu phố này.

Hỏi chuyện với một nhà giảng đạo về đề tài phá thai coi như là một xúc phạm lớn.  Tôi không biết có phải vì tình cảm riêng tư mà đầu óc của tôi trở nên lệch lạc không. Rầi tôi mới nhớ là tôi không gặp ông quét chợ đầu tóc bờm xờm quét đường giống như cái maý này đã ba ngày rồi.

Tôi hỏi người bán thuốc lá xem có phải là ông đã hết hạn bị phạt lao động chưa. Người đó trả lời:

- Không. Ổng đang chờ chết.  Thật là tội.

-  Ổng bị gì vậy?

-  Ung thư.  Hai đưá con trai của ổng tới đây để thăm ổng.  Họ đã đem ổng vô nhà thương .

Nghe như vậy tôi không biết tại sao tôi quay phắt người chạy phăng đi.  Tôi chạy như điên lên đầu trên con lộ tới bên kia phố .  Khi tôi tới khu nội chẩn thì tôi mệt muốn đứt hơi nhưng tôi biết mình phải làm gì.  Tôi sẽ đến cạnh ông quét chợ với hy vọng cuối cùng để nghe lời khuyên của ông.

Khi đã ở trong bịnh viện tôi sửng sờ choáng ván bởi đủ thứ muì trộn lại của thuốc sát trùng, của mùi phân và nước tiểu cùng mùi xào nấu thức ăn.  Nơi này giống như trại tỵ nạn thời chiến tranh, phân nữa khu biến thành chỗ nấu ăn.  Nào là chảo, thớt, ấm nước, rau,trứng, lọ muối, chai xì dầu, chai dấm, nằm tùm lung.  Chúng nằm giữa giường các bịnh nhân và giữa các chậu rữa và kệ sắt treo các chai truyền máu.   Ở giờ ngọ này phần lớn các bịnh nhân lum khum xào nấu mấy chảo thức ăn, hoặc lấy đủa khuấy trộn nồi mì hay bận rộn với chảo chiên trứng đầy dầu mỡ.

Cái ồn ào náo loạn là tôi sửng sờ.  Tôi không ngờ là bịnh viện thành phố lại không có bếp để người bịnh phải tự lo ăn uống cho mình dù bịnh nặng hay dù họ bị cụt tay cụt chưn.  Chân tay bó bột có màu xanh , đỏ , đen, đầu vải băng rớt lònh thòng ra ngoài, họ hụp lên hụp xuống trong hơi nườc nóng từ nồi nấu. Trông mấy người bịnh lu bu, cà thọt tới cà dựt lui, trông đến tức cười.

Tôi tìm ra ông cụ giảng đạo đang hấp hối trong một khu gồm có sáu giường bịnh.  Ông đang được vô nước biển.  Vây quanh ông là hai người con trai và con dâu, họ cở chừng bốn mươi tuổi.  Một bà cụ mặt đầy nước mắt đang nấu thức ăn trên cái lò nấu bằng dầu cặn đặt ở chân giường của ông.  Tôi hỏi: “ Bà bác là vợ của ông phải không?”

Bà gật đầu.  Tay của bà run đến nổi tôi phải đập dùm bà mấy cái trứng vào chảo.

Hai đứa con trai mặc đồ xanh công nhân kaki kiểu Mao gài nút tới tận cổ.  Họ có dáng vẻ cuả mấy người phụ lo tống táng hay công nhân viên nhà nước gì đó nhưng trông điệu bộ lại đầy vẻ lăng xăng lích xích rán làm cho cai máy thâu băng củ xì chạy.  Cái máy đầy rỉ sét, kêu két két, cọt kẹt, sơn máy tróc ra từng miếng.

Rồi bổng nhiên một tiếng kêu ken két xé lổ tai khi cái máy chạy được.  Nó kêu lớn tới nổi làm cac bịnh nhân khác trong phòng giựt mình buông rớt chén đang cầm làm đổ tung toé thức ăn lên khăn trải giường.

Anh con trai nhỏ tuổi ra dấu cho bịnh nhân yên lặng trong khi người anh mình đưa cái mi-crô lên môi của ông truyền giáo để thu.

  “Ba.  Nói dùm vài tiếng đi ba.” Hắn năn nỉ.

Chùm tóc bạc trắng của ông cụ đã rụng gần hết và khuôn mặt của ông bị biến dạng đến nhìn không ra.  Ông chỉ còn là cái dư ảnh của lúc trước, giờ thì chỉ còn da bọc xương.  Quá yếu, không cựa quậy nổi, rõ ràng là đang bị đau đớn, ông cố gắng mở mí mắt.  Dấu hiệu hồi tỉnh này làm mọi người bu quanh giường ngạc nhiên và vui mừng.  Cái mi-crô lại đưa lên môi ông lần nữa.  Tiếng cái máy chạy nghiến ken két như tiếng giày đinh đạp trên mảnh kiếng bể.

“Ba cố gắng dùm đi ba,” anh con trai năn nỉ. “Tụi con muốn thâu tiếng nói của ba lần cuối để cháu ba còn gì đó để nhớ ông của chúng.”

“Nếu ba lặp lại được vài lời nói của Mao Chủ tịch thì quá hay.  Ba chỉ cần rán lặp lại một vài lời, một khẩu hiệu cũng là quá tốt.  Chúng sẽ biết ông của chúng không hề là kẻ phản động và vui lòng nhắm mắt khi  ra đi.”

Có tiếng run run từ môi ông đang có nói nhưng không ra được âm nào cả.  Cứ mấy phút như vậy, ông cố gắng nói nhưng chỉ thều thào không ra tiếng.  Độ phút sau, ông cố gắng nói gì đó mà không ai nghe và hiểu được.  Ngay cả bà cụ vợ ông cũng không biết chồng minh muốn nói gì.

Rồi ông lại rơi vào cơn mê.

Anh con trai lấy cụôn băng ra, rồi cả nhà cố lắng tai  nghe lại lời nhắn nhủ khó ai đóan ra này của ông.

Anh con cả kêu lên:  “Bằng tiếng Latinh.  Ba đó, ổng trăn trối lời cầu xin cuối cùng bằng tiếng Latinh.”

“Ông là như vậy đó.” Bà vợ nói, tay lấy khăn mui-soa ra lau mồ hôi trên tráng của ông cụ thầy giảng.

Ngay lúc đó, tôi nhảy bật dậy chạy ra phiá cữa mà không nói lời nào hết.  Tôi mới chợt thấy cái áo choàng trắng của bác sĩ phụ khoa đứng như con ma ngay cữa ra vào;  chập chờn mờ ảo.  Tôi thấy ông ta vừa rít hợi thuốc cuối cùng, phun khói ra, búng cái tàn thuốc rồi biến đi đâu mất.

Tôi chạy băng qua mấy căn phòng, đá đổ mấy chai nưức xì dầu , trợt chân khi đạp lên cái chão không ai bỏ trên sàn nhà .  Khi tôi chạy tới cữa thì không thấy dấu vết gì của ông y sĩ nữa. ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.