Hôm nay,  

tết nay ta về phan thiết

18/02/201811:26:00(Xem: 7136)

tết nay ta về phan thiết

thơ mường giang
 

gữi NTN, pham hoài hương, uyên nguyên, pháo thủ,

phát, trường, quý, hạnh, khánh, sơn, sâm, thanh,

tho, kỳ, tâm, hung, dung, trai, lan, quế, Nật Tân, TTL, Ngọc Đan Thanh..

và bạn bè nơi QBĐ

 

1 - XUÂN VIỄN XỨ

 

Xuân về trên đất khách

ta ngồi đón mông lung

hắt hiu đêm trừ tịch

một mình uống rượu suông

 

trong nhà không hoa nở

ngoài ngõ chẳng pháo ran

ngẩn ngơ mình với bóng

chợt ngun ngút bẻ bàng

 

bao xuân sầu viễn xứ

nào thấy được người thân

rượu hình như có lệ

cay đắng lẫn bâng khuâng

 

bao xuân sầu tan tác

ta lạc lõng bơ vơ

thương về nơi đất mẹ

càng lúc càng mịt mờ

 

quê hương giờ xuân đến

mẹ già hết đợi trông

bên này con lầm lũi

trôi nổi kiếp long đong

 

xuân về trên đất khách

ta một mình ngẩn ngơ

soi gương chợt thấy lạ

qua một đêm đợi chờ

 

2 - XUÂN ĐẾN

      THÊM BẼ BÀNG

 

Quê người đêm trừ tịch

cùng đèn uống rượu suông

quẩn quanh không thân thích

bạn bè lạc ngàn phương

 

sầu theo men vào tim

đốt hồng thêm nổi nhớ

thương đau ngự trong hồn

làm xuân về vụn vỡ

 

xuân ơi đến mà chi ?

cho đau người ly xứ

đời còn có nghĩa gì ?

qua thời gian thác lũ

 

nghìn trùng chốn quê hương

xuân còn hay đã chết

xót mẹ già chết mòn

đợi đàn con lưu lạc

 

quê hương hận ngun ngút

quê người buồn nghĩa trang

bạn bè tìm đâu thấy

xuân đến thêm bẻ bàng

 

xuân chìm trong đáy cốc

ta tượng đá hắt hiu

nhặt từng sợi tóc bạc

để cạn hết niềm đau

 

 

3-THÊM MỘT LẦN

       XUÂN SANG

 

mỗi năm cứ đến ngày xuân tết

ta lại bâng khuâng chuyện trở về

ngoài biển vật vờ đôi cánh nhạn

trong tim lầm lũi bước đam mê

 

bốn mươi ba năm đời lưu xứ

đập vỡ gương soi vẫn hắt hiu

tầm tã vực hồn mưa cỗ độ

tay ôm ảo ảnh bóng mây chiều

 

đã biết ngày về đâu có hẹn

nhưng sao thương quá cảnh quê nhà

tết này Phan Thiết hoa còn thắm

trong hóc vông già, ve vẫn ca ?

 

biển lưới cá đầy như buổi trước ?

tiếng hò giả gạo có còn không ?

nhớ ôi là nhớ ngôi trường nhỏ

lưu bút ngày xanh, tuổi chớm hồng

 

còn nửa, mộ phần đồng đội cũ

năm nao chết thảm giữa binh đao

chắc nay cũng đã tan thành bụi

trước nỗi tang dâu huyết lệ trào

 

mẹ đơi con về mòn mõi gục

vợ chờ cũng hóa đá thiên thu

bao lần hẹn hứa rồi quên hẹn

mấy chục năm qua vẫn tháng tư

 

4- TẾT NAY

      TA VỀ PHAN THIẾT

 

Tết nay mình rũ về Phan Thiết

sống lại mùa xuân tuổi học đường

tháng chạp hăm ba cùng với mẹ

nữa đêm tiển Táo rất thân thương

 

Hăm nhăm lểnh khểnh mang quà tết

kính biếu thầy cô khắp phố phường

lấp ló sau lưng me nhìn trộm

cành mai đang hé cánh xuân hương

 

Chiều hăm chín tết theo chân chị

mệt lã chen nhau giữa bước người

phiên chợ cuối năm vui đáo để

tiếng cười làm gió cũng chơi vơi

 

Quẩn quanh đã bắt đầu đì đẹt

pháo nổ xen trong điệu trống lân

khắp bếp bề bề măng, cốm, mứt

nhà trên cha vịnh bức tranh xuân

 

Giao thừa ngồi đợi chuông chùa vọng

giữa bước nàng xuân lộng nỏn nường

hương rợp xiêm y rền nhạc ngựa

trần gian mở hội đón tiên nương

 

Hừng sáng cả nhà đi hái lộc

mông mênh đất tỏa ngát hương trầm

pháo hồng mừng tết bay trăm lối

bổng tiếng gà vang báo đổi năm

 

Trời hởi xuân về thương với nhớ

ngồi đây mà ngóng tết xa mờ

quán khuya vắng bóng người muôn dặm

tiếng sếu càng thêm mộng ngẩn ngơ

 

Giờ đâu còn đủ giòng dư lệ

để khóc mùa xuân lạc bến chiều

nhớ mẹ nên buồn rầu mộng mị

những ngày tết nhỏ vẹn thương yêu

 

 

5 - XIN NHỚ CHO TÔI

       CHÚT VỊ LÀNG

 

Tết nay em có về Phan Thiết

có ghé trường xưa, viếng mộ thầy

đây nén hương lòng người lính cũ

cũng là lệ nhớ xót thương cay

 

Có vào tửu quán vui cùng bạn

chuốc một bầu riêng cúng tưởng người

những lính cùng dân chung bấ1hạnh

vì đời mà đổ máu thây phơi

 

Có xuống Cồn Chà ăn cá mực

thăm giùm người bạn biển quê tôi

thảm ơi một kiếp đời mưa gió

vẫn áo mê tơi suốt một đời

 

Có qua phố chợ khoe quần áo

bớt một vài xu giúp kẻ nghèo

người phế binh bò trên gạch lạnh

tủi buồn cô quạnh nắng mưa treo

 

Có đi ngắm cảnh tìm thơ vị

đừng bỏ quên Cây Táo, Phú Long

Dốc Căn, Kim Hải, Đoàn Mạnh Hoạch

những địa danh xưa đẳm máu hồng

 

Có vào lễ Phật trên chùa Cú

hay ghé thăm Cha tại giáo đường

tìm lại giùm tôi hương phấn cũ

của thời tuổi học lắm thương vương

 

Có gặp bạn bè còn sống tủi

xin em chia bớt một phần vui

xin em lau lệ đời phân cách

để nguyện cho nhau bớt ngậm ngùi

 

Có mua quà tặng khi về Mỹ

xin nhớ cho tôi chút vị làng

hơi đất , mùi rơm, tình biển mặn

thương hoài mà vẫn cứ miên man

 

Xóm Cồn Hạ Uy Di

mồng một tết mậu tuất 2018

mường giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.