Hôm nay,  

Thất vọng sau Hội Nghị Davos

12/02/201810:31:00(Xem: 7271)

Thất vọng sau Hội Nghị Davos
 

Joseph E. Stiglitz

Đỗ Kim Thêm dịch

  

Tôi đã tham dự hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ - nơi mà từ năm 1995 tầng lớp được gọi là thượng lưu toàn cầu tụ tập để thảo luận về các vấn đề của thế giới. Tôi không bao giờ rời hội nghị với tâm trạng nhiều thất vọng như trong năm nay.

Thế giới đang lâm cảnh khổ bởi phần lớn các vấn đề nan giải. Tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng, đặc biệt là ở các nền kinh tế tiên tiến. Cuộc cách mạng kỹ thuật số, dù có tiềm năng của nó, nhưng cũng mang lại những nguy cơ nghiêm trọng cho sự bảo vệ riêng tư, an ninh, công việc và chế độ dân chủ - đó là những thách thức do sức mạnh độc quyền đang tăng lên của một vài giới khổng lồ về dữ liệu của Mỹ và Trung Quốc, kể cả Facebook và Google. Thay đổi khí hậu rốt cuộc là mối đe dọa sinh tồn đối với nền kinh tế toàn cầu như chúng ta biết về việc này.

Tuy nhiên, các phản ứng có thể là có nhiều chuyện còn gây nản lòng hơn. Chắc như vậy, trong hầu hết các bài phát biểu tại Davos, các giới lãnh đạo cao cấp trên khắp thế giới bắt đầu bằng cách khẳng định tầm quan trọng của các giá trị. Theo như họ tuyên bố, các hoạt động của họ không nhằm mục đích tối đa hoá các lợi nhuận cho các cổ đông mà còn tạo một tương lai tốt đẹp hơn cho giới công nhân của họ, các cộng đồng ở nơi họ làm việc và trên thế giới nói chung. Thậm chí họ có thể trả lời qua loa về những rủi ro bởi thay đổi khí hậu gây ra và tình trạng bất bình đẳng.

Nhưng khi giới lãnh đạo cao cấp kết thúc những bài phát biểu của họ trong năm nay, bất kỳ ảo tưởng nào còn sót lại về những giá trị mà họ cổ động tại Davos đã bị phá vỡ. Rủi ro mà họ quan tâm nhất là phản ứng dữ dội mang màu sắc dân túy đối với toàn cầu hóa, một trào lưu mà chính họ đã định hình - và từ đó họ đã được hưởng lợi rất lớn.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi những bậc danh tài kinh tế chỉ nắm bắt được mức độ mà hệ thống này đã làm lụn bai cho một lượng lớn dân số ở châu Âu và Mỹ, làm cho thu nhập thực tế của hầu hết các hộ gia đình bị trì trệ và gây cho tỷ trọng về mức thu nhập của giới lao động suy giảm đáng kể. Tại Mỹ, tuổi thọ đã giảm lần trong hai năm liên tiếp; trong số những người chỉ có trình độ học vấn trung học, sự giảm thọ đã có từ lâu.

Không một bài phát biểu nào trong giới lãnh đạo doanh nghiệp của Hoa Kỳ mà tôi được nghe (hoặc nghe nói) là có đề cập đến sự hỗn loạn, khinh miệt nử giới hay phân biệt chủng tộc của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người có mặt tại cuộc họp này. Không ai đề cập đến những giọng điệu gay gắt của những tuyên bố dốt nát, những lời dối trá thẳng thừng và hành động bốc đồng làm xói mòn cương vị của một Tổng thống Mỹ - và do đó của nước Mỹ - trên thế giới. Không ai đề cập đến việc các hệ thống đang từ bỏ chuyện xác minh sự thật và của chính sự thật.

Trên thực tế, không có đại doanh nghiệp nào của Mỹ đề cập đến việc chính quyền giảm bớt việc tài trợ cho nghiên cứu khoa học, việc rất quan trọng để tăng cường lợi thế tương đối của nền kinh tế Mỹ và hỗ trợ cho gia tăng tiêu chuẩn về mức sống của người Mỹ. Không ai đề cập đến việc chính quyền Trump từ bỏ các thể chế quốc tế, hoặc các cuộc tấn công vào các phương tiện truyền thông trong nước và nền tư pháp - rốt cuộc là tấn công vào hệ thống kiểm soát và cân bằng làm nền tảng của chế độ dân chủ Mỹ.

Không, các giơi lãnh đạo cao cấp tại Davos đang qua loa lấp liếm về luật thuế mà Trump và Đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội vừa mới thông qua, luật này sẽ đem lại hàng trăm tỷ đô la cho các đại doanh nghiệp và những người giàu có đang sở hữu và điều hành các doanh nghiệp này. - những người giống như ông Trump. Họ không bị áp lực bởi thực tế là cùng một đạo luật khi thực hiện đầy đủ sẽ dẫn tới việc tăng thuế đối với phần lớn tầng lớp trung lưu - giới mà tài sản của họ đã bị suy giảm trong 30 năm qua.                                                                                                                 

Ngay cả trong thế giới quan chạy theo vật chất đầy hẹp hòi của họ, nơi mà sự tăng trưởng là quan trọng hơn cả, chúng ta không nên tổ chức lể mừng về luật thuế của ông Trump. Rốt cuộc, nó làm giảm thuế cho việc đầu cơ bất động sản - một hoạt động không tạo ra sự thịnh vượng bền vững cho bất cứ nơi nào, nhưng đã góp phần làm cho tình trạng bất bình đẳng gia tăng ở khắp mọi nơi.

Luật cũng áp đặt mức thuế cho các trường đại học như Harvard và Princeton - những nguồn của các ý tưởng và canh tân quan trọng - và sẽ dẫn đến cắt giảm các công chi địa phương ở các vùng của đất nước đã phát triển, hiển nhiên là vì chính quyền đã tạo ra các đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục và cơ sở hạ tầng. Chính quyền của Trump rõ ràng là sẵn sàng bỏ qua một thực tế rằng thành công trong thế kỷ 21 đòi hỏi thực sự nhiều đầu tư hơn về giáo dục.

Đối với giới lãnh đạo của Davos, có vẻ như việc cắt giảm thuế cho người giàu và các tập đoàn, cùng với việc bãi bỏ quy định là cách đáp ứng cho mọi vấn đề của đất nước. Họ khẳng định là các nền kinh tế nhỏ giọt sẽ đảm bảo rằng cuối cùng rồi thì toàn thể dân chúng sẽ hưởng lợi về mặt kinh tế. Lòng tốt của giới lãnh đạo có thể là tất cả nhưng gì biểu hiện cần thiết để đảm bảo cho môi trường được bảo vệ, ngay cả khi không có các quy định liên quan.

Tuy nhiên, các bài học của lịch sử là rõ ràng. Nền kinh tế nhỏ giọt không hoạt động hiệu quả. Một trong những lý do chính tại sao môi trường của chúng ta đang ở trong tình trạng bấp bênh như vậy là vì các doanh nghiệp đã không nhận ra được trách nhiệm xã hội của mình. Nếu không có quy định ràng buộc và cái giá thực tế phải trả cho việc gây ô nhiễm, không có lý do gì để tin rằng họ sẽ hành xử khác với những gì mà họ đang làm.

Các giới lãnh đạo tại Davos hào hứng về tình trạng tăng trưởng phục hồi, về lợi nhuận và mức bồi thường tăng cao. Các nhà kinh tế nhắc nhở họ rằng sự tăng trưởng này là không bền vững và nó chưa bao giờ được bao gồm toàn diện. Nhưng các lập luận như vậy có ít tác động trong một thế giới mà chủ nghĩa duy vật làm vua.

Vì vậy, chúng ta hãy quên đi những lời tẻ nhạt về những giá trị mà các giới lãnh đạo nhắc lại trong đoạn văn mở đầu bài phát biểu của họ. Họ có thể thiếu tính bộc trực trong nhân vật của Michael Douglas đóng trong bộ phim về Wall Street trong năm 1987, nhưng thông điệp là không hề thay đổi: "Tham lam là tốt". Điều làm tôi nản lòng là mặc dù thông điệp rõ ràng là sai, nhưng nhiều người có quyền thế đang tin thông điệp này là đúng.

 

***

Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel kinh tế; ông là Giáo sư Đại học Columbia và Nhà kinh tế trưởng tại Học Viện Roosevelt. Cuốn sách mới nhất của ông là  Globalization and Its Discontents Revisited: Anti-Globalization in the Era of Trump

Nguyên tác: Post-Davos Depression

https://www.project-syndicate.org/commentary/davos-ceos-tax-cuts-trump-by-joseph-e--stiglitz-2018-02

***

Giới thiệu sách mới của dịch giả

Nhà Nước Pháp Quyền: Kinh Nghiệm Quốc Tế về Lý Thuyết và Thực Tế

 

https://www.amazon.de/dp/1984185314/ref=olp_product_details?_encoding=UTF8&me=

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.