Hôm nay,  

“Chừng nào phát gạo nữa?”

04/12/201707:56:00(Xem: 6156)

“Chừng nào phát gạo nữa?”

Chia sẻ của Minh Trí Nguyễn Công Bằng (VDF)

Sau thời gian tu thiền ở Miến Điện, tôi trở lại Cambodia. Lần này, do Hiệp Hội không còn đủ ngân quỹ nên tôi chỉ có thể phát tập viết, quà bánh… cho 300 em học sinh và hơn hai tấn gạo cho 150 gia đình nghèo. Địa điểm trợ giúp thuộc hai tỉnh Prey Veng và Kampong Chhnang. Riêng tỉnh Pursat – nơi xa xôi, hẻo lánh nhất và có nhiều gia đình đồng bào khó khăn nhất – đành phải hẹn chuyến trợ giúp kế tiếp, khi Hiệp Hội có đủ ngân quỹ.
 

blank

 
Như những lần trước, hội MIRO (tổ chức thiện nguyện bản xứ đang hợp tác với ViDan Foundation tại Cambodia) trao số phiếu nhận gạo từ thiện cho một số người Việt có uy tín trong hai làng, để phân phát lại cho các gia đình đang gặp cảnh thiếu thốn nhất. Với cảnh trạng nhà nào cũng nghèo khó, việc chọn gia đình nào được nhận gạo mỗi kỳ là điều vô cùng tế nhị, khó khăn -- khi số gạo phát có giới hạn mà số gia đình nghèo luôn cao hơn gấp bội. Những gia đình không được nhận kỳ này không hẳn là đã có đầy đủ gạo trong “nhà”, mà chỉ vì có nhiều gia đình khác đang khó khăn hơn mà thôi.

Điểm an ủi là tuy trị giá số gạo 15kg phát cho mỗi gia đình rất nhỏ bé nhưng với đa số đồng bào, đây lại là số gạo mà phần lớn đều không có sẵn trong “nhà”, nhất là đối với các cụ già neo đơn và những gia đình nghèo khó đông con. Hầu hết đồng bào sống lây lất (trong các nhà bè cũ kỷ ở các xóm nổi ven Biển Hồ) đều ở trong hoàn cảnh: tiền bán số cá kiếm được hằng ngày thường chỉ đủ để mua gạo ăn cho một hai ngày, và cảnh sống khốn khổ như vậy cứ tái diễn ngày này qua ngày khác. Nhìn tình trạng những mái nhà bè ọp ẹp này, bất cứ ai cũng đều có thể hiểu được ngay hoàn cảnh chung của những gia đình đang tạm cư ở đây ra sao.  Do vậy, lần nào cũng vậy, tôi và những anh em người Khmer trong nhóm tổ chức đều rất lúng túng trước câu hỏi quen thuộc của nhiều người: “Khi nào phát gạo nữa?”. Câu trả lời khá quen thuộc của chúng tôi thường là” “Dạ, chắc hy vọng sau vài tháng sẽ có đủ ngân quỹ!”.

Đồng bào hy vọng. Và chúng tôi cũng hy vọng vậy. Đồng bào hy vọng vậy vì quá thiếu thốn; còn chúng tôi trả lời vậy vì không có cách trả lời nào khác hơn để không làm những người đã khổ phải bị thất vọng, lo âu. Và câu trả lời đó cũng là một “động lực” thúc đẩy anh em VDF phải cố gắng hơn nữa trong nhiệm vụ “ăn xin từ thiện” – cố gắng xin thêm sự chia sẻ, hỗ trợ của những người có lòng ở khắp nơi.


blank

Đại đa số các em đều thuộc các gia đình nghèo khó. Nghèo đến nổi là hầu hết đều chưa bao giờ có được một món đồ chơi đúng nghĩa. Phương tiện giải trí duy nhất của các em là số đồ chơi tự chế thô sơ nhìn đến tội nghiệp. Những thứ này đám trẻ ở nhà quê chúng tôi đã tự “sáng chế” ra để chơi ở hơn nửa thế kỷ trước. Nhưng may sao, đa số các em đều vẫn vui đùa hồn nhiên… không buồn tủi, không mặc cảm… vì có lẽ trong thực tế, các em chưa bao giờ được nhìn thấy các món đồ chơi cao cấp hay là dạng điện tử hiện đại để phải bị tủi thân….

Món quà mà các em ở Kampong Chhnang thích nhất là bộ đồng phục, vì các em người bản xứ mặc vậy. Và cũng dù đơn giản vậy song đó lại là bộ đồ mới nhất, đẹp nhất của các em. Trong hai năm trước đây, Hội đã phát cho 120 em học sinh ở đây 2 bộ đồng phục mỗi năm (trị giá khoảng $7 USD/bộ). Nhưng trước hoàn cảnh gây quỹ ngày càng khó khăn hơn hiện nay, tương lai các chương trình trợ giúp sắp tới mỗi lúc đang một khó khăn, mong manh hơn.

Trên 200 trẻ ở khu Neak Leoung (tỉnh Prey Veng) được Hiệp Hội trợ giúp học chữ miễn phí từ năm 2014 đến nay cũng thỉnh thoảng nhận được quà, kể cả quà Trung Thu, Giáng Sinh và Tết Nguyên Đán. Trong số này có nhiều em thuộc các gia đình nghèo sống trong các căn nhà nhỏ bé, lụp xụp, rách nát… được dựng trên lòng con mương luôn đọng nước thải hôi hám, dơ dáy.  Những gia đình bất hạnh này đã quen với cảnh trạng bi đát đó từ hàng chục năm, có không ít người là đã sinh ra ở những căn nhà không đúng nghĩa là nhà thế này…


blank

Một “căn nhà” dựng trên mương ao tù ở Neak Leoung
 

Từ khi ngôi trường Phum 6 của các em được Hội bảo trợ sửa chữa khang trang hơn, các em đã không còn phải ngồi học trên những cái bàn gỗ cũ kỷ, ọp ẹp. Và quan trọng hơn cả là cha mẹ các em đã không phải đóng tiền học phí từ năm 2014. Các em đến đây học được hoàn toàn miễn phí, được cung cấp tập vở hằng năm và thỉnh thoảng nhận được phần quà của Hội.

Cho đến nay, món quà thường xuyên của mỗi em chỉ là 3-5 cuốn tập, hai cây viết, một ít bánh kẹo và cái cập đựng tập vở bằng nilon (tránh bị mưa làm ướt). Vậy mà em nào cũng rất vui mừng khi nhận được, và chúng tôi cũng vui khi bốn năm qua chưa có em nào “chê” quà của Hiệp Hội Vì Dân.

Chuyến thăm viếng và phát gạo, quà cuối năm 2017 kết thúc. Như những lần trước, tôi rời Cambodia với sự mừng vui lẫn ưu tư. Mừng vì đã hoàn thành chuyến đi tốt đẹp nhưng ưu tư vì thấy nhu cầu cần trợ giúp quá nhiều, quá lớn… mà ngân quỹ ViDan Foundation lại quá nhỏ bé, bấp bênh…

Với cảnh thống khổ nghiệt ngã của những người mang thân phận “không quốc gia – stateless” sống lây lất từng ngày với một tương lai vô định, tôi hiểu rằng mọi sự trợ giúp nhỏ bé và bất kỳ thế này chỉ mang tính an ủi nhất thời song đó là những gì một Hiệp Hội nhỏ bé như ViDan Foundation có thể làm được trong hoàn cảnh hiện nay.

Dù vậy, tôi vẫn mong sao những chuyến chia sẻ nhỏ bé như thế này sẽ có thể được tái diễn thường xuyên trong những tháng ngày sắp tới, để số đồng bào bất hạnh đó vẫn còn có thể giữ được ít nhiều niềm tin ở tình người. Rất mong!


 

Đồng hương muốn xem thêm thông tin về ViDan Foundation xin thăm mạng: www.hoamai.us

Thư từ liên lạc chi phiếu ủng hộ cho Hội xin gửi đến:

ViDan Foundation
PO Box 842064, Houston, TX 77284-2064

Đồng hương muốn đóng góp qua hệ thống chuyển ngân PayPal có thể ủng hộ Hội qua địa chỉ email:  paypal@vidan.us

Nếu quý Đồng Hương thường mua hàng qua Amazon xin vui lòng chọn ViDan Foundation là tổ chức thiện nguyện được yểm trợ, để Hiệp Hội được hưởng một phần qua chương trình AmazonSmile

Mọi thắc mắc hay liên lạc xin vui lòng liên lạc cô Anh Trinh ở số điện thoại 713-391-9843 hoặc địa chỉ email: anhtrinh@hoamai.us

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.