Hôm nay,  

Thế Hệ Nối Tiếp - Phiên Bản 3 - 2017

30/11/201719:53:00(Xem: 5779)

THẾ HỆ NỐI TIẾP - PHIÊN BẢN 3 - 2017


Kể từ 2016, trong mục đích hướng về tương lai, tác giả bắt đầu sưu tập tài liệu để viết về những khuôn mặt trong thế  hệ nối tiếp từ quốc nội đến hải ngoại đang đóng góp để xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, phú cường và dân chủ. Các bài viết sẽ được đưa lên mạng khi có cập nhật những tin tức mới.

TU CHỈNH

  1. 18/5/2016: Hoàn tất Phiên bản 1.

  2. 15/8/2016: Hoàn tất Phiên bản 2.

  3. 1/12/2017: Hoàn tất Phiên bản 3:

  • Bà Giao Phan - Giám đốc Điều hành, Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm - Hải quân Hoa Kỳ.

  • Nhà văn Nguyễn Thanh Việt và giải MacArthur.

  • Jimmy Phạm, công dân Australia gốc Việt, giám đốc điều hành dự án KOTO tại Việt Nam từ 1999 đến nay, vừa thắng giải TJ Park POSCO của Hàn Quốc.

  • Ocean Vương - tác giả 28 tuổi, người Mỹ gốc Việt - giành giải Felix Dennis, một giải thưởng thơ quan trọng nhất Anh Quốc.

  • Trần Việt Hùng: Tiến sĩ Việt sáng tạo 1 trong 10 ứng dụng giáo dục hàng đầu Apple Store.

  • Helen Lê, cô gái đưa ẩm thực Việt ra thế giới.

  • Những quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt đang phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ.

*****


BÀ GIAO PHAN - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CHƯƠNG TRÌNH HÀNG KHÔNG MẪU HẠM, HẢI QUÂN HOA KỲ


Image result for Tiểu sử bà Giao Phan


Bà Giao Phan bắt đầu sự nghiệp dân sự trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1984 và được khen thưởng nhiều lần. Bà có bằng cử nhân kỹ sư công chính của Viện Bách khoa Virginia năm 1981, bằng thạc sỹ quản lý của Viện Công nghệ Florida năm 1997. Trước đó, bà là Giám đốc chuyên trách Hàng không Mẫu hạm và Tàu Đổ bộ, thuộc Văn phòng Trợ lý Bộ trưởng Hải quân (chuyên trách Nghiên cứu, Phát triển và Mua sắm Trang thiết bị). Bà từng là Giám đốc về Hệ thống Điện tử cho Chương trình Tàu ngầm Tấn công Nhanh Seawolf.


2004-2006: Trợ lý Giám đốc Điều hành về đóng hàng không mẫu hạm mới thuộc lớp Nimitz.

2006-2007: Phó Giám đốc Điều hành, Chương trình Hàng không Mẫu hạm đang hoạt động.

2007-2013: Phó Giám đốc, Các Chương trình Mua sắm Trang thiết bị, Tuần duyên Hoa Kỳ.

8/2013 đến nay: Giám đốc Điều hành - Chương trình Hàng không Mẫu hạm, Hải quân Hoa Kỳ (Executive Office-Aircraft Carrier). Bà đứng vị trí thứ hai sau một vị tướng 2 sao của Hải quân là Đề đốc Brian Antonio, là quan chức dân sự cao cấp nhất trong tổ chức. Cơ quan có ngân sách 40 tỷ USD để điều hành.

Để xem chi tiết về HKMH lớp Gerald Ford, xin đọc bài NMT-101517-TQLL-HKMH lớp Gerald Ford-CVN 78.doc ngày 15/10/2017.


NHÀ VĂN NGUYỄN THANH VIỆT VÀ GIẢI MACARTHUR


Nguyễn Thanh Việt và Jesmyn Ward, hai tiểu thuyết gia thành công với các tác phẩm về các cộng đồng thiểu số, được nhận 625,000 USD tiền tài trợ từ Quỹ MacArthur. Các khoản tài tài trợ vô điều kiện này có mục đích "khuyến khích những người có tài năng xuất chúng theo đuổi những khuynh hướng sáng tạo, trí tuệ và chuyên nghiệp của riêng họ". Hai tiểu thuyết gia nằm trong số 24 người được lựa chọn nhận tài trợ năm nay, bao gồm các nhà toán học, sử gia, các nhà khoa học vi tính và các nhà nhân chủng học.

 

Ông Việt được chọn vì "thách thức lại những miêu tả phổ biến về cuộc chiến tranh Việt Nam và phân tích vô số những cách thức mà cuộc chiến vẫn tồn tại đối với những người đã phải ra đi". Ông Việt, người nhận giải Pulitzer năm 2016 cho cuốn tiểu thuyết The Sympathiser (Cảm tình viên), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với chương trình MacArthur rằng ông "đã lớn lên đắm chìm trong những câu chuyện về cộng đồng người tị nạn Việt Nam ở California, và ý thức rằng đa số dân chúng Mỹ không nghe, không thấy những câu chuyện và chiều sâu cảm xúc".

 

Ông nói: "Chiến tranh Việt Nam rất quan trọng đối với cách người Mỹ nhìn thấy, hoặc không thấy, những người như tôi. Và tôi nhận ra rằng cách người Mỹ kể chuyện về cuộc chiến này đã xóa bỏ hoàn toàn trải nghiệm của người Việt Nam. Tôi bắt đầu nghĩ rằng một trong những nhiệm vụ của văn học là trao tiếng nói cho người không có nói tiếng và mang lại tính nhân bản cho mọi người, và điều này đặc biệt đúng đối với các sắc dân thiểu số ở đất nước này". Quỹ MacArthur trợ giúp những người sáng tạo, các tổ chức hiệu quả, và các mạng lưới có ảnh hưởng để xây dựng một thế giới công bằng, tươi đẹp và yên bình hơn.

MỘT NGƯỜI GỐC VIỆT ĐOẠT GIẢI THƯỞNG TJ PARK POSCO

Giám đốc Jimmy Phạm và các học viên trong KOTO.


Giám đốc Jimmy Phạm và các học viên trong KOTO - Hình do KOTO cung cấp.

Một công dân Australia gốc Việt, anh Jimmy Phạm, giám đốc điều hành dự án KOTO tại Việt Nam từ 1999 đến nay, vừa thắng giải TJ Park POSCO của Hàn Quốc. TJ Park POSCO là giải được phát hàng năm, bao gồm bốn hạng mục khoa học, kỹ thuật, phát triển cộng đồng và học bổng. Năm nay anh Jimmy Phạm là ứng viên Việt Nam với tổ chức KOTO được đánh giá là một cơ sở từ thiện xã hội đạt  tiêu chí sáng tạo, có hệ thống hoạt động hữu hiệu, có kết quả tốt đẹp, thực tiễn và bền vững. Ngày 29 tới đây, người có trái tim nhân hậu này sẽ lên đường sang Seoul để được vinh danh vì sự thành công của dự án phi lợi nhuận KOTO Know One Teach One, đã và đang hỗ trợ, đào tạo, hướng dẫn hàng trăm trẻ khó khăn, bụi đời, cơ nhỡ, thất học ở Hà Nội và Sài Gòn, bảo đảm cho các em một cuộc sống lành mạnh, một tương lai ổn định và một nguồn thu nhập bền vững khi bước vào đời.

Hướng về trẻ em

Là con út trong một gia đình 6 anh chị em, cha người Hàn Quốc và mẹ người Việt Nam, năm 1974 Jimmy Phạm được cha mẹ mang đi khỏi Sài Gòn khi anh vừa tròn 2 tuổi. Cả nhà sinh sống tại Singapore nhiều năm trước khi sang Saudi Arabia và lưu lại đây ba năm nữa. Đến 1980, khi Jimmy Phạm được 8 tuổi, gia đình lại dời đi Australia rồi định cư tại Sydney luôn từ đó tới giờ. Năm 1996, về Việt Nam lần đầu tiên trong tư cách hướng dẫn viên du lịch cho một đoàn khách nước ngoài, Jimmy Phạm gặp và trò chuyện với những  trẻ bán rong và trẻ kiếm sống ngoài đường phố. Hết hai tuần ở Việt Nam, anh Jimmy Phạm quay lại Australia với suy nghĩ mình phải tạo sự thay đổi muốn thấy trong cuộc sống của các em. Năm 1996, Jimmy quyết định trở về Việt Nam.

Đầu tiên, Jimmy chỉ đơn giản giúp đỡ bảo bọc 9 em ở Hà Nội và 4 em ở Sài Gòn mà không nghĩ đến chuyện thành lập một cơ sở đào tạo nào. Thế rồi, trong một lần trò chuyện cùng một bạn trẻ cơ nhỡ chẳng may bị bệnh và được anh đưa vào bệnh viện ở Hà Nội, Jimmy Phạm đọc được ước muốn của bạn trẻ ấy rằng không chỉ cứu đói cứu lạnh là đủ mà  hãy giúp người cần được giúp phương tiện và cơ hội để vươn lên và thoát khỏi cuộc sống hẩm hiu của mình. Tháng 6/1999, cơ sở đầu tiên của KOTO, một tiệm bán thức ăn nhanh ra đời tại Hà Nội. Đến với KOTO trẻ đường phố được học tập và thực hành những dịch vụ liên quan đến du lịch, nhà hàng, ẩm thực, những điều anh Jimmy Phạm có thể hướng dẫn bằng kinh nghiệm của mình.

Ngoài dạy nghề là một phần, Jimmy Phạm còn dạy cho các em đạo đức nghề nghiệp, học và nói thạo tiếng Anh. Từ 1999 đến nay, hơn 800 trẻ đường phố và trẻ cơ nhỡ được KOTO đào tạo, 200 em còn đang theo học các khóa, trong lúc hơn 600 khác đã ra trường và đã có việc làm. Về cơ sở thì hiện tại KOTO có 3 nhà hàng ở Hà Nội, một nhà hàng cao cấp và hai nhà hàng nhỏ hơn cho học viên thực tập. Tại Sài Gòn, 3 cơ sở của KOTO là một nhà hàng, một công ty cung cấp thức ăn cũng như dạy online về nấu ăn và làm bánh, chưa kể một tiệm cà phê và các thức giải khát. Mọi thu nhập từ các nhà hàng hay cửa tiệm được tái đầu tư vào các chương trình đào tạo huấn nghệ của KOTO ở trong Nam cũng như ngoài Bắc. KOTO thực sự trở thành một doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận bền vững và thành công, còn người được KOTO đào tạo thì sao. Từ một cô giúp việc nhà, kế đến là bán hàng rong và sống vất vả trên phố, Đặng Thị Hương trở thành sinh viên Việt Nam đầu tiên ở Melbourne, Australia, được hai giải thưởng danh giá là Sinh Viên Quốc Tế Xuất Sắc 2013 tại bang Victoria dành cho Hệ Đại Học, kế đó là Premier Award Sinh Viên Quốc Tế Xuất Sắc do chính thủ hiến bang Victoria trao tặng.

Được biết từ năm 2011 anh Jimmy Phạm đã được Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới trao giải Nhà Lãnh Đạo Trẻ Thế Giới. Năm 2015, giải Ilga Award do Hàn Quốc trao tặng đã mang Jimmy Phạm về quê nội mà anh thường nghĩ đến. Nay, với giải TJ Park POSCO của Hàn Quốc vinh danh sự đóng góp của KOTO cho trẻ Việt Nam, Jimmy Phạm cảm thấy gắn bó với quê ngoại cũng như quê nội của mình hơn bao giờ hết.

OCEAN VƯƠNG - TÁC GIẢ 28 TUỔI, NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT - GIÀNH GIẢI FELIX DENNIS, MỘT GIẢI THƯỞNG THƠ QUAN TRỌNG NHẤT ANH QUỐC.

Mới đây, Ocean Vương nhận giải Felix Dennis - một giải thưởng thường niên được mệnh danh là “Oscars trong lĩnh vực thi ca”. Phần thưởng trị giá 5,000 bảng Anh. Giải thưởng này được trao để tôn vinh tập thơ đầu tay của Ocean Vương - tập Night Sky with exit wounds.

Andrew Marr - trưởng ban giám khảo - ca ngợi Ocean Vương thực sự là một “giọng nói đáng kinh ngạc”. Ông nói: “Táo bạo và phong phú về hình ảnh, Night sky with exit wounds là một tập thơ đầu tay vô cùng hoàn hảo bởi một tài năng phi thường’. Trước khi đoạt giải Felix Dennis, tập thơ Night Sky with exit wounds tạo một dấu ấn nhỏ ở Mỹ, khi bán chạy bất ngờ so với cách một tập thơ được đưa ra thị trường. Báo chí Mỹ cũng dành nhiều lời ngợi ca tập thơ này. Theguardian viết về Night Sky with exit wounds: “Mãnh liệt, tinh tế, hình ảnh vượt thời gian… tập thơ cho thấy bóng dáng một bậc thầy về sự liên tưởng”

Ocean Vương sinh năm 1988 tại ngoại ô Sài Gòn. Năm hai tuổi anh cùng gia đình tới Connecticut, Mỹ sống. Anh trải qua một thời gian dài vật lộn với tiếng Anh trước khi có thể sử dụng thuần thục ngôn ngữ này. Tuổi thơ của anh sống trong cảnh khó khăn, trong một gia đình chỉ toàn phụ nữ gồm bà, mẹ và các dì. Bởi vậy,  gia đình, truyền thống và văn hóa Việt có ảnh hưởng nhất định tới Ocean Vương. Anh từng nói: "Giọng nói của gia đình tôi vang lên trong đầu mỗi khi tôi nói, tôi viết..." 

Tac gia tre goc Viet thang giai tho lon nhat Anh quoc hinh anh 2

Hai phiên bản tập thơ Night sky with exit wounds.
 

Vương theo học Đại học Brooklyn với bằng Cử nhân Văn học Anh thế kỷ 19. Lúc còn ngồi ghế giảng đường, anh thường viết thơ trên các tấm bưu thiếp và tặng cho bạn bè. Cho tới khi gặp nhà văn Ben Lerner, anh được biết viết lách có thể là một nghề chuyên nghiệp. Ocean Vương được đánh giá như một cây bút triển vọng, nhận nhiều giải thưởng và khen tặng của các quỹ nghệ thuật, Hiệp hội nhà văn Mỹ. Năm 2016, Vương nhận giải Whiting Award trị giá 50.000 USD cho thể loại thơ. Trước đó, anh nhận giải thi sĩ trẻ Stanley Kunitz Memorial cho nhà thơ trẻ năm 2012, giải thưởng Pushcart Prize năm 2013…

Thơ của Ocean Vương xuất hiện trên nhiều báo, tạp chí Mỹ như The New York Times, Kenyon Review, The Nation, New Republic, The New Yoker… Tới nay có ba cuốn sách của Ocean Vương đã xuất bản: Burning (2010), No (2013), Night sky with exit wounds (2016)


TIẾN SĨ TRẦN VIỆT HÙNG VÀ ỨNG DỤNG GOTIT!

Tính đến tháng 3/2016, GotIt! do Trần Việt Hùng thiết lập xếp thứ 8 trong danh sách 10 ứng dụng về giáo dục được tải về (download) nhiều nhất trên mạng Apple App Store Mỹ.

 

Thông tin cá nhân

 

- Tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội, tiến sĩ Khoa học máy tính (Computer Science) tại Đại học Iowa, Mỹ theo học bổng của Quỹ Giáo dục Việt nam (VEF).

 

Thành tích nổi bật:

 

- Trưởng nhóm phát triển sản phẩm SnapNSee – từ điển tra cứu siêu nhanh bằng camera trên smartphone, đạt giải Ba giải thưởng Nhân tài đất việt 2013 dành cho ứng dụng trên di động

- Lãnh đạo chương trình Học liệu mở Việt Nam (hợp tác giữa Bộ GDĐT, Quỹ VEF, MIT, và Đại học RICE) cung cấp học liệu mở miễn phí cho hàng triệu sinh viên Việt Nam.


GotIt! do Tiến sĩ Trần Việt Hùng sáng lập tại Mỹ vừa công bố đã huy động thành công hơn 9 triệu USD trong vòng hạt giống và series A.

Trần Việt Hùng sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Anh sang Mỹ du học và có bằng Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính của Đại học Iowa. Trước khi thành lập GotIt!, Trần Việt Hùng đã đạt được một số thành công với nền tảng tìm gia sư trực tuyến Tutor Universe.

blank

Trần Việt Hùng, người sáng lập và CEO GotIt!. Ảnh: Zing
 

Về cơ bản, GotIt! là một ứng dụng giáo dục giúp người dùng giải đáp các bài tập của mình thông qua smartphone. Khi người dùng đăng tải một câu hỏi nào đó, hệ thống sẽ giúp kết nối với một chuyên gia phù hợp. Chuyên gia này sẽ giúp người dùng tìm ra câu trả lời và giải đáp các thắc mắc của họ. Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 10 phút. Mục đích của GotIt! là tận dụng thời gian rảnh của các chuyên gia và giúp họ kiếm tiền chỉ với 10 phút dùng để uống cafe hay tán gẫu.

Các chuyên gia của GotIt! có thể đến từ khắp mọi nơi trên thế giới trong đó tập trung nhiều ở Philippines, Ấn Độ, Nam Phi, Đông Âu, Mỹ… Hiện nay, GotIt! là 1 trong 10 ứng dụng về giáo dục được tải về nhiều nhất trên mạng Apple App Store tại Mỹ. Mới đây, start-up này cũng đã mở văn phòng tại Việt Nam và đang chiêu mộ nhân tài.
 

HELEN LÊ, CÔ GÁI ĐƯA ẨM THỰC VIỆT RA THẾ GIỚI


Image result for Helen Le


Lê Hạ Huyền (Helen Le), từng theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Quốc gia Singapore, tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Hamburg, Đức.

Tháng 4/2017, Hạ Huyền lọt Top 4 Influence Asia Award 2017 (Top nhân vật ảnh hưởng nhất mạng xã hội châu Á) lĩnh vực ẩm thực. Dẫn chương trình cho kênh Asian Food Channel (AFC) và VTV7 – giới thiệu ẩm thực Việt. Top 5 cuộc thi Seoul Fusion Hansik tại Hàn Quốc (2013). Tham gia nhiều chương trình truyền hình trong nước và quốc tế giới thiệu về ẩm thực Việt.


Lê Hạ Huyền (Helen Lê) là cái tên quen thuộc trên YouTube với những video chia sẻ cách làm món Việt bằng tiếng Anh với phụ đề tiếng Việt thu hút hơn 1 triệu lượt người xem mỗi tháng qua kênh  Helen’s Recipes (Vietnamese Food) với 357,000 người theo dõi. Với mong muốn đáp ứng nhu cầu tìm hiểu ẩm thực Việt của bạn bè quốc tế cũng như để thỏa mãn cơn thèm món ăn quê nhà của mình khi trong thời gian 6 năm học tập, làm việc và sinh sống tại Đức, Helen Lê đã bắt đầu thực hiện kênh YouTube Helen’s Recipes (Vietnamese Food). Hầu các món ăn được Helen hướng dẫn khá gần gũi, dễ tìm nguyên liệu ở các hệ thống siêu thị trong và ngoài nước nên thu hút rất nhiều người theo dõi. Ngoài ra, điều khác biệt ở những video dạy nấu ăn của Helen là ở chỗ cô giới thiệu món ăn bằng tiếng Anh nên mức độ lan tỏa ngày một rộng hơn. Hiện nay, đa số người theo dõi kênh Helen’s Recipes là người nước ngoài, trong đó Mỹ chiếm 50%, Việt Nam 30%, còn lại là các quốc gia khác. Sự ủng hộ của người xem với hơn 1 triệu lượt người xem mỗi tháng đang dần chứng minh sự thành công của kênh youtube Helen’s Recipes.

*****

NGÀNH TÁC CHIẾN - QUÂN LỰC HOA KỲ

 

  •  

  • Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, được Tổng Thống Donal Trump đề cử thăng cấp thiếu tướng và đã chuyển danh sách đề cử sang Uỷ Ban Quân Vụ Thượng Viện hôm 24/4 và chính thức được Thượng Viện Hoa Kỳ chấp thuận thăng cấp thiếu tướng, qua một cuộc bỏ phiếu tại phiên họp khoáng đại ngày 25 tháng 5, theo hồ sơ Quốc Hội Hoa Kỳ. Trang tin của Quốc Hội Hoa Kỳ cho biết có tất cả 32 sỹ quan Lục Quân được đề cử đợt này. Quân đội Hoa Kỳ vừa thông báo cử Chuẩn tướng Lương Xuân Việt sang làm Phó tư lệnh Quân đoàn 8 Hoa Kỳ ở Nam Hàn.

  • HQ Đại tá Lê Bá Hùng đã rời chức vụ CHT Phân đội 7 Khu trục hạm ở Singapore vào tháng 6/2017 và hiện nay là Director, Commander's Action Group tại Naval Surface Forces Atlantic tại Norfolk, VA.

  • HQ Trung tá Cao Hùng cũng có tên trong danh sách được đề nghị lên Đại tá. Sau hơn 2 năm chỉ huy Trung tâm Huấn luyện Trục vớt, Hải Quân Trung tá Cao Hùng bàn giao lại chức vụ cho HQ Trung tá Cameron Chen vào tháng 6 năm 2016. Nhiệm sở mới của Trung tá Hùng tại Ngũ giác đài là Director, US Navy Fund Allocation.

Với các đợt đề nghị thăng cấp trong năm 2017, tổng số Đại Tá gốc Việt trong các quân chủng Hải, Lục, Không quân, TQLC và Đoàn y tế công cộng Hoa Kỳ lên đến trên 60 vị. Người Việt mang cấp Tướng hiện nay trong quân đội Hoa Kỳ có Thiếu Tướng Lương Xuân Việt. Ông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được thăng cấp tướng lục quân Hoa Kỳ, và sẽ là người Việt đầu tiên mang cấp Thiếu tướng Lục quân. Ngoài ra còn có hai vị Tướng gốc Việt khác đó là Chuẩn tướng Lapthe Flora thuộc Vệ Binh Quốc Gia và Chuẩn tướng Thủy Quân Lục Chiến William H. Seely III (người Việt mang tên Mỹ).

  • Ngày 17/6, tàu khu trục USS Fitzgerald va chạm với một tàu buôn trên biển Nhật Bản. Một thủy thủ người Mỹ gốc Việt tên Huỳnh Trương Ngọc Tân là một trong 7 thủy thủ thiệt mạng.


Thủy thủ Ngoc T Truong Huynh. (Ảnh: US Navy)

Thủy thủ Ngoc T. Truong Huynh. (Ảnh: US Navy)

blank

Chân dung bảy thủy thủ thiệt mạng trong vụ va chạm giữa tàu hàng Phillipines và khu trục hạm USS Fitzgerald hôm 16 Tháng Sáu, tại lễ tưởng niệm ở Nhật. Chân dung Tân Huỳnh thứ hai từ phải. (Hình: Lily Trương cung cấp)
 

NGÀNH CHUYÊN MÔN - QUÂN LỰC HOA KỲ

 

Hội VAUSA (Vietnamese-American Uniformed Services Association) đã mắt cộng đồng tại miền Nam Cali vào ngày 3/9 2017. Tổ chức này hiện có khoảng một ngàn hai trăm hội viên trên toàn quốc. Buổi họp báo cũng là tiệc cảm ơn các nhà hảo tâm đã bảo trợ cho hội từ bao lâu nay. Mục đích của hội trong dịp này là để giúp đỡ các thế hệ trẻ gốc Việt. Sẽ có học bổng dành cho các con em người Việt trong cộng đồng và vinh danh 13 quân nhân người Mỹ gốc Việt đã tử trận trên chiến trường Afghanistan và các chiến trường khác”. Din giả chính là Chuẩn tướng Châu Lập Thể Flora với chủ đề “Vinh Danh Người Hùng Của Chúng Ta”.

Image

Nữ Đại tá Dược khoa Mimi Phan (USPHS: United States Public Health Service) - Chủ tịch hội VAUSA

Image

Chuẩn tướng Châu Lập Thể Flora với chủ đề “Vinh Danh Người Hùng Của Chúng Ta”

 

THAM KHẢO


  1. Bài viết “Câu chuyện của những phụ nữ Việt thành công trên đất Mỹ” trên đài RFA ngày 5/3/2017.

  2. Bài viết “Nhà khoa học trẻ thành danh ở trời Âu” trên mạng Đà Nẵng Điện Tử ngày 9/2/2017.

  3. Bài viết “Một người gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO” trên mạng RFA ngày 9/3/2017.

  4. Bài viết “Tác giả trẻ gốc Việt thắng giải thơ lớn nhất Anh Quốc” trên mạng RFA ngày 25/9/2017.

  5. Bài viết “Nữ TGĐ gốc Việt điều hành đóng hàng không mẫu hạm hiện đại nhất thế giới trên mạng VOA ngày 23/8/2017.

  6. Bài viết “Quỹ MacArthur trao tài trợ cho Nguyễn Thanh Việt, Jesmyn Ward” trên đài VOA ngày 14/10/2017.

  7. Bài viết “Thủy thủ Mỹ gốc Việt tử nạn ở Nhật là đứa con được kỳ vọng rất nhiều” trên mạng Người Việt ngày 30/6/2017.

  8. Bài viết “Cô gái đưa ẩm thực Việt ra thế giới” trên mạng Đà Nẵng Online ngày 21/11/2017.

Nguyễn Mạnh Trí
Tu chỉnh: 1 tháng 12 năm 2017

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.