Hôm nay,  

Người Mỹ Gốc Việt Nghĩ gì Về Chiến Tranh Việt Nam?

07/11/201712:43:00(Xem: 8335)

What Do Vietnamese-Americans Think of ‘The Vietnam War’?
 
Thanh Tân, The New York Times, Oct 3,2017.
Trần Thuý Hạc dịch ra Việt ngữ


 .

(Thanh Tan là chủ nhân của "Second Wave", một diễn đàn phát sóng mới ở Seattle, a new podcast from KUOW (1) in Seattle and PRX (2) that explores American stories born from the Vietnamese refugee experience.)

.
 

Tôi cảm thấy tinh thần kiệt quệ. Đến cuối tháng này, coi như tôi sẽ xem đến 36 giờ cho bộ phim tài liệu về một sự kiện trọng đại là nét chính của trong bản sắc của tôi. Việc tôi được sinh ra sau khi cuộc chiến kết thúc không quan trọng. Cho dù tôi cỏ thích hay không thì chiến tranh Việt Nam cũng vẫn là cuộc chiến của tôi.

Lần đầu tiên tôi xem tất cả 10 phần của "Chiến tranh Việt Nam" là khi tôi chuẩn bị phỏng vấn Ken Burns và Lynn Novick cho "Second Wave", một diễn đàn phát thanh mới của tôi về những câu chuyện của nguời Mỹ với các mối liên hệ với Việt Nam. Kể từ khi ra mắt bộ phim tài liệu về PBS, tôi đã xem phim này gần như mỗi đêm, và cộng thêm vài giờ xem trực tuyến với cha tôi để ông có thể xem phim với phụ đề tiếng Việt...

Tôi đã ngạc nhiên bởi những phản ứng tiêu cực dữ dội của một số đồng nghiệp Việt Nam về bộ phim này. Sau đêm đầu tiên, họ đã dùng các phương tiện truyền thông xã hội và dây chuyền mạng loan rằng: Đây là tin giả! Các nhà sản xuất là những người ủng hộ cộng sản! Phim này đã bôi xấu làm người miền Nam ! Đây là một bộ phim trịch thuợng của hai người da trắng!

Là một nhà báo lâu năm, chuyển qua lãnh vực sản xuất, thoạt đầu tôi thấy loạt phim này làm sáng tỏ hơn và tỏ ra tinh tế hơn các cách tuờng trình trước đây về Chiến tranh Việt Nam. Chắc chắn rằng bây giờ tôi biết thêm về cuộc chiến naỳ nhiều hơn trước đây. Một đôi khi tôi cảm thấy lòng đau nhói - một sự pha trộn giữa sự không tin, tức giận và sự thất vọng sâu sắc về con người, về chính sách đối ngoại của Mỹ và các nhà lãnh đạo tự cao tự đại đã gây ra tang thương khủng khiếp trên đầu trên cổ những người vô tội.

Chia sẻ trải nghiệm xem phim với người cha tị nạn của tôi lại càng thêm phần phức tạp hơn nữa. Ông đã là một sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, và phục vụ như một nhà giáo trong trong lãnh vực dân sự suốt cuộc chiến, ông đã bị giam cầm trong một trại "cải tạo"cộng sản sau khi chiến tranh kết thúc, và cuối cùng đã tìm ra cách chạy thoát khỏi một chế độ áp bức. Những năm chiến tranh đã rất khó khăn, nhưng ít nhất ông cũng giữ đuợc phẩm giá. Ông rất ghét chủ nghĩa cộng sản, và tôi sẽ không bao giờ trách ông về điều đó.

Sau khi cha con chúng tôi đã cùng nhau xem bốn tập, chúng tôi đồng ý rằng các nhà làm phim đã đưa ra rất nhiều điều đúng về mốc thời gian của sự kiện. Nhưng trong một số trường hợp, cha tôi đã giúp tôi hiểu đoạn phim nào các nhà làm phim đã bỏ lỡ cơ hội để dạy cho người xem những bài học đầy đủ hơn về sự phức tạp của kinh nghiệm Việt Nam [chiến tranh].
Mỗi lần ông ngớ nguời vì bất bình và sửng sốt, bởi sự giản dị hóa của họ về phía [Nam].Việt Nam, cha tôi đã yêu cầu tôi tạm dừng đoạn phim đó để ông có thể giải thích cách hiểu, cách nhìn của ông về những sự kiện ấy như thế nào.
Trong Tập 1, ông chỉ ra rằng ngoài Hồ Chí Minh ra, có rất nhiều những nhà hoạt động nổi lên chống Pháp để tranh giành độc lập cho Việt Nam. Òng mạnh mẽ chủ truơng rằng cuộc đời tranh đấu của họ không nên bị bỏ qua như thế.
Trong tập 3, ông lưu ý rằng chính quyền miền Nam Việt Nam đã phải dẹp bỏ cuộc nổi dậy của một trong các đơn vị quân đội của mình ở Đà Nẵng vì những lý do rất phức tạp, [người Mỹ vờ quên?] nên trong tập phim này, theo cái nhìn người Mỹ thì như thể trong khi quân đội VN đang đuơc yêu cầu đánh Việt Cộng thì họ quay sang đánh đấm nhau.
Tại nhiều điểm, từ vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963 trở đi, cha tôi cảm thấy sự căng thẳng giữa Phật giáo Nam Việt và người Công giáo đáng được khám phá và nghiên cứu thêm. Sự ngăn cách tôn giáo này ngăn cản sự đoàn kết vốn vô cùng cần thiết vào một thời điểm khi đất nước này phải chống lại sự đơn giản hoá [mọi chuyện] của ý thức hệ Cộng sản.
Chắc chắn rẳng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ của miền Nam Việt Nam là những nhà lãnh đạo không hoàn hảo, nhưng sự miêu tả của họ hiển nhiên và đơn giản hóa quá độ. Bộ phim đã hạ thấp ông Thiệu thành một hình hí hoạ, tham cầu quyền lực cho mục tiêu cá nhân. Tôi không cảm thấy những tiếng nói của người Việt Nam trong bộ phim đã hiểu ông Thiệu một cách trung thực hay họ có thể tin tuởng đuợc trong cái quan niệm giản lược con nguời ông Thiệu như thế.
Chúng tôi cũng đã trở nên mệt mỏi với cách đánh giá khi thế này khi thế khác về Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Những quân nhân tham chiến được miêu tả một cách toàn thể là tham nhũng và không có khả năng trong một số tập phim, nhưng sau đó thì lại được xem dũng cảm và mạnh mẽ trong các tập khác. Một người sẽ phải xem toàn bộ bộ phim để có được một cái nhìn tinh tế về QLVNCH và tôi không nghĩ rằng hầu hết mọi người đều có đủ kiên nhẫn để xem một bộ phim 18 giờ này.

Càng xem chúng tôi càng nhận ra rằng chúng ta, những nguời thiểu số, phải giảm bớt kỳ vọng và phải hiểu những giới hạn của bộ phim. Không những trong thực tế là nó bị giới hạn bởi con số 18 giờ chiếu mà nó còn nhắm vào những khán giả xem truyền hình Mỹ, những người mà hầu hết không phải là người Việt Nam. Những nguời này rất có thể chỉ quan tâm đầu tiên và truớc hết đến vai trò của Mỹ trong cuộc chiến này.
Bằng cách chấp nhận sự thực này, tôi tin rằng cha tôi đã học được cách mà người Mỹ nhìn người Việt Nam trong chiến tranh nhiều hơn.
Tôi theo dõi phản ứng của ông khi ông lắng nghe mẹ của một người lính Mỹ, người đã khăng khăng xin gia nhập quân đội và đã tử trận ở Việt Nam. Sau khi mất nguời em trai trong một vụ ném lựu đạn của Việt Cộng vào năm 1971 và đã đưa bà nội tôi đi nhận xác, cha tôi có thể thông cảm sâu xa về nỗi đau của nguời mẹ..

Trong khi ông Burns và bà Novick có thể tường trình quan điểm của người Mỹ trắng nhiều hơn quan điểm của nguời Việt Nam, họ không hề nuơng tay khi sử dụng các băng thâu thanh và tài liệu lịch sử để diễn tả mức độ mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã coi rẻ phiá [Nam] Việt Nam và đã sử dụng Việt Nam như là kẻ đại diện mình trong một cuộc chiến tranh về điạ bàn chính trị rộng lớn hơn nhiều.
Tôi rùng mình kinh sợ vì rõ ràng Bộ Quốc phòng Mỹ đã hạ giá mạng sống của người Việt Nam như những con số thống kê; rằng Tổng thống Lyndon B. Johnson tiếp tục leo thang cuộc chiến vì nghĩ rằng thêm một vài quả bom sẽ giết đuợc tinh thần của một dân tộc muốn thoát khỏi quyền lực nước ngoài; rằng ngoại giao không bao giờ đã là một biện pháp đầu tiên dùng để giải quyết tranh chấp. Và tôi không thể tha thứ cho Richard Nixon vì đã bí mật hứa hẹn với chính quyền miền Nam Việt Nam những điều mà ông ta biết ông không thể giữ được, bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 1968 và đi cho đến khi ông từ chức.

Đây là thông tin khẩn thiết mà tất cả chúng ta đều nên biết và điều này với tôi là một lời nhắc nhở quan trọng về lý do bộ phim này cần đuợc nghiên cứu và học hỏi. Bộ phim này không đơn thuần chỉ là sự tôn thờ chủ nghĩa anh hùng của nguời Mỹ... Bộ phim này là khởi đầu của một cuộc đàm thoại giữa các người Mỹ gốc Việt nên có với nhau. Tôi nhận thấy cha tôi đã im lặng và đôi mắt của òng ấy hơi uớt sau nhiều giờ hồi tưởng lại cuộc chiến... Tôi để cha tôi yên một thời gian. Sau đó, tôi hỏi ông cảm thấy thế nào khi xem phim. "Mỹ không hiểu Việt Nam. Vẫn không hiểu Việt Nam. Có quá nhiều lịch sử không được đề cập ở đây," cha tôi nói, thừa nhận điều này bổ sung thêm vào sự thách thức của việc xác minh lịch sử cho một quốc gia không còn tồn tại. "Mặt khác, chúng ta người Việt Nam có lẽ đã không hiểu chủ nghĩa cộng sản cho đến khi quá muộn."
Ngẫm lại quá khứ, ông ao ước chính phủ miền Nam Việt Nam có thể truyền đạt tốt hơn, hiệu quả hơn tới quần chúng các lý do tại sao chủ nghĩa cộng sản đáng bị chống lại. Thay vào đó, dân chúng đã học được trong thực tế, trong những tháng ngày sau khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đó là lý do tại sao hơn 1,5 triệu người đã trốn khỏi nước bằng thuyền.
Đau đớn vì phải xem bộ phim này, cha tôi vẫn nói, "Chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm sự thật để chúng ta sẽ không mắc phải những sai lầm tương tự. Chúng ta nên học hỏi từ lịch sử.. "
Tôi không chắc rằng tất cả người Việt tị nạn của miền Nam Việt Nam và con cái của họ đã sẵn sàng để mở lại vết thương cũ và xem xét vai trò mà chúng ta đóng - và nước Mỹ đã đóng, trong sự sụp đổ nhanh chóng của đất nước non trẻ của chúng ta. Liệu chúng ta có thể từ bỏ các luận điệu cũ kỹ và nghe hoài rằng cuộc chiến này là cho tự do và rằng nước Mỹ đã cứu chúng ta?

Trước khi tôi rời khỏi nhà cha mẹ tôi vào tuần trước, tôi đã nói chuyện với hai nguời về cuộc sống của họ trong suốt thời gian diễn ra của bộ phim. Tôi đã học được vài điều nho nhỏ, như cha tôi đã từng là một viên chức giám sát cuộc bầu cử ở Sài Gòn. Và các nguời tuyên truyền CS đã rủ rê mẹ tôi gia nhập Vietcong, nhưng bà ngoại tôi đã tống cổ họ đi.
Tôi tự hỏi làm thế nào cha mẹ tôi có thể sống còn trong sự khốc liệt của chiến tranh. Ngôi làng gia đình của chúng tôi là Trảng Bàng, một nơi nổi tiếng khi một cô bé chạy - trần truồng và bị phỏng bom napalm - về phía ống kính của Nick Út, một nhiếp ảnh gia của Associated Press, (Bộ phim đề cập rằng cô bé sau đó đã "giả từ" Việt Nam sang Toronto). Đó chỉ là một sự đơn giản hóa quá độ khác, cô ta đã vuợt biên. Chỉ một năm trước đó, không xa vị trí này, nguời chú của tôi đã bị sát hại vì là một sĩ quan QLVNCH. Cách duy nhất để tôi hòa giải với - hoặc để đem lại ý nghĩa cho sự hiện diện của cái lò lửa này - là hiểu được nguyên nhân gốc rễ của cuộc chiến..
"Chiến tranh Việt Nam" trên PBS đã kết thúc, nhưng cuộc hành trình cá nhân của tôi để hiểu những gì đã xảy ra cho người Việt Nam mới chỉ bắt đầu.


Thanh Tân


** Xin mời xem nguyên tác ở đây:

https://www.nytimes.com/2017/10/03/opinion/what-do-vietnamese-americans-think-of-the-vietnam-war.html 

(1) KUOW-FM 94.9 is a National Public Radio member station in Seattle, Washington. It is one of 2 stations in the Seattle/Tacoma media market, and one of the highest-rated NPR stations in the country.

(2) Public Radio Exchange (PRX) is an online marketplace for distribution, review, and licensing of public radio programming. PRX is also a growing social network and community of listeners, ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.