Hôm nay,  

Nguy Hiểm Của Cầu Hồn Nhập Xác!

15/09/201700:00:00(Xem: 10731)
Nguy Hiểm Của Cầu Hồn Nhập Xác
Phương Chính Nguyễn Quang Đạt
 

Trước khi đi sâu vào đề tài này, chúng ta cũng nên tìm hiểu về thế giới của linh/vong hồn như thế nào?

Nói về vong hồn mà thế gian thường gọi là ma quỷ thì thường có một số phản biện cho rằng thế giới đó không có thật và vì không có thật nên làm gì có chuyện hồn về nhập xác!

Có vong linh hay không có vong linh sau khi chết?  Đó một đề tài rất nan giải và còn tùy theo niềm tin của mỗi người được giảng dạy qua tôn giáo đang theo.  Tin có cũng được mà tin không cũng tốt, tùy duyên phải không quí vị?  Chính ngay cả phật giáo cũng phủ nhận vấn đề tồn tại của vong linh/ma sau khi chết, mà chỉ đề cập đến sự tồn tại của Thân Trung Ấm hay cũng còn được gọi là Thân Trung Hữu trong giai đọan thần thức (1 trong 5 uẩn) rời khỏi thân xác sau khi chết để chuẩn bị đi vào 6 cõi luân hồi tùy theo nghiệp quả.  Tuy nhiên nếu quí vị có lưu ý đến lãnh vực này thì hầu hết các chùa chiền trong nước cũng như ngoài nước hầu như cũng đã có một vài lần trợ giúp chúng sinh hóa giải hiện tượng ma nhập.  Riêng chùa Liên Hoa tại Orange County thì người viết biết Thầy Thích Chân Thành cũng đã giúp cho một số người bị vong theo, cũng giống như sư Tịnh Đức ở chùa Pháp Vân (nay sư cư ngụ tại Texas) với biết bao trường hợp.  Trong nước thì sư Thích Giác Hạnh cũng đã từng tiếp xúc giúp đở biết bao vong linh được siêu thoát (có thể tìm hiểu thêm trên youtube về HT Thích Giác Hạnh) và còn rất nhiều nơi khác nhất là ở những tông phái mật tông.

Theo Phật giáo thì con người sau khi chết sẽ tùy theo nghiệp quả mà tái sinh vào 1 trong 6 cõi: trời, người, atula, ngạ quỷ, súc sinh và địa ngục.

Thế thì tại sao còn xót lại những vong linh không siêu thoát trên thế gian?

Những vong linh đó đa số được biết đến như những vong thai nhi do bị phá thai, giết hại trước khi chào đời, những vong này với lòng đầy oán hận luôn quanh quẩn bên người mẹ để tìm cách trả thù, làm cho cuộc sống người mẹ trở nên khốn khổ và mang những chứng bệnh nan y?  Riêng đối với trường hợp do hư thai cũng không hiểu sao một số vong nhi cũng không siêu thoát và cũng luôn quanh quẩn bên người mẹ?

Cũng có những vong linh do bị giết chết oan ức hoặc chết một cách thảm khốc do tai nạn, chiến tranh gây ra khiến luôn mang cảm giác đau đớn (bởi cảm thọ) khiến họ không thể siêu thoát và phải sống lang thang trên thế gian chờ cơ hội trả thù hoặc mong gặp được duyên siêu độ.  Làm sao có thể giải thích những hiện tượng này? Có lời giải thích cho rằng đó là do mạng số nơi dương thế chưa hết nên phải chờ cho mãn phần?

 Ngoài ra một số vong linh còn cho biết rằng luật của âm giới như thiên la địa võng luôn được kiểm soát rất gắt gao khó một ai thoát khỏi!  Như vậy một số ít trường hợp nêu trên ắt đã được sự chấp thuận của chư vị bên cõi giới vô hình để khuyến cáo người đời và cho biết rằng ngoài thế giới dương gian đang hiện hữu cũng còn có một thế giới khác bên cạnh hòng tránh xa điều ác.

Trong khi còn đang thắc mắc làm sao có thể giải đáp thêm về hiện tượng này một cách tương đối và có thể chấp nhận được thì “được ý” đọc kỹ lại đề mục “Thiên Đàng & Địa Ngục” và “Quỷ Ma Là Gì?” trong quyển Đại Thừa Chơn Giáo của Đạo Cao Đài, phần điển của đức Cao Đài Thượng Đế (có lẽ được phép viết?).  Nhận thấy lời giảng rất có ý nghĩa nên xin chia sẻ với quí độc giả để cùng nhau tham khảo để có thêm một khái niệm khác về thế giới linh hồn & ma quỷ.  Có hiểu thấu đáo thì mới có sự suy nghỉ sáng suốt và hành động chính chắn hơn trong vấn đề “cầu hồn nhập xác”.

“Hễ cái tâm sáng suốt, thiện từ, Đạo-đức là Thiên-Đàng, còn tâm mê-muội, vạy tà, hung bạo là Địa-Ngục.  Vậy thì Địa- Ngục, Thiên-Đàng cũng chỉ tại "Tâm".                    Theo thế thường các con hiểu, thì Thiên-Đàng là cảnh tuyệt mù trên cõi hư vô, là nơi cực kỳ tráng lệ, tinh xảo an vui, còn Địa-Ngục là ở dưới Đất.                                      Nếu các con cho Địa-Ngục là ở dưới đất thì lầm lắm.  Trong trung tâm trái Đất chỉ toàn là lửa không, còn bốn phương thì phân ra gió, mưa, nóng, lạnh.  Vã trong Vũ-Trụ này có biết bảo nhiêu là quả địa cầu, những quả khinh thanh thì vượt nổi lên trên mà hưởng lấy khí dương rất đổi nhẹ nhàng, sáng suốt, còn những trái trọng trược thì lặn chìm xuống dưới mà bị lấy khí âm rất nên đen tối, u minh.                                                   Vậy nếu các con, hoặc đã phạm tội với Trời, hoặc mang đại ác với người, thì linh-hồn tất phải bị đọa xuống nơi mấy quả địa cầu mà âm khí nặng nề, khốn nạn ấy để chịu buồn rầu, khổ cực, nhức nhối tâm hồn, xốn xãng trí não.  Đó là nhơn quả, nghiệp chướng, oan gia của các con đã tạo gieo, nó theo các con mà hành phạt lấy các con chớ không có cưa xẻ, trừng trị như theo các con hiểu lầm của người ta thường gọi là Thập-Điện Diêm-Vương đâu.  Những cõi ấy mà linh hồn nào rủi ro bị đọa lạc vào thì càng ngày càng thêm mê muội, tối tăm mãi mãi.  Ôi! Khốn khổ biết bao! Thầy khó tả ra cho hết những sự đọa đày trả quả của các linh hồn phạm tội phải cảm chịu trong mấy cõi ấy.                                    Cõi ấy là chi! Là cõi Diêm Phù, mà bên đạo Phật thường gọi là  m Ty hay miền Địa Ngục. Những cõi Diêm Phù tuy là nơi các linh hồn phạm tội phải chịu khốn nguy hành phạt đũ điều, thế mà đối với lũ quỷ ma thì những hồn bị đọa ấy lại còn hữu phước, hơn chúng nó nữa.  Vì sao vậy? Quỷ Ma Là Gì? Vì con người hễ khi làm mất hết chơn dương thì tất phải thuần âm, mà người đã thuần âm tuyệt dương là tất phải chết, mà chết như vậy thì tất phải làm ma làm quỷ, chớ không được nhập vào thế giới nào mà an nghỉ hết, dẫu thế giới ấy là nơi Diêm Phù cũng vậy.

Đã không được nhập vào thế giới nào thì lũ quỷ ma ấy chỉ phải nương tựa gió mây mà chờ ngày bị tiêu diệt thôi.

Vả không nhập được vào thế giới nào được thì cũng chỉ tại chúng nó đã làm cho tiêu mất cả phần chơn dương của chúng nó rồi.  Chớ như các linh hồn phạm tội, tuy vậy chớ còn ít chơn dương nên còn nhập vô cõi Diêm Phù để chịu hình phạt được, mà hễ còn chơn dương thì lại còn mong mỏi có ngày sẽ đầu thai trở lại thế gian được nữa.  Bởi vậy tuy thọ hình trả quả nơi Diêm Phù mà còn có phước hơn là làm ma làm quỷ.

Còn linh-hồn nào trong sạch thì đặng nhập vào cõi hư linh hay là đặng chung lộn với người trên dương-khí mà lo giúp đỡ cho thế gian chờ ngày đoái công thục tội, hay là học thêm cho tấn-hóa đến cảnh trí huệ quang minh.  Lại khi các con đã bỏ xác phàm thì linh-hồn xuất ra về trú tại miền Trung-Giới, nơi chốn Hư-Linh, chờ ngày các con phải đến tại trước Tòa Phán Xét mà chịu lãnh những tội tình, đi đầu thai trả quả...

Tại sao có quỷ có ma?

Quỷ ma trước bởi người ta tội nhiều.

Chết rồi mới hóa tinh yêu,

Không nơi nương dựa máng điều tai ương.

Thân người thì bán âm dương,

Có trong có đục, Đạo thường chuyển xây.



Thuần dương thì đặng cao thâm trở về.

Còn người nào mắc tánh mê,

Cả đem âm khí nặng nề vào trong.

Tinh thần tiêu tán không xong,

Khí dương đã tuyệt khó mong sống đời.

Nên chi hồn xác rả rời,

Tại chung làm mất khí Trời muội hôn.

 m thần thành quỷ âm hồn,

Thành ma khuấy phá làm khôn với đời.

Dựa vào đồng cốt gạt chơi,


Xưng cô, xưng cậu dối đời kiếm ăn.

Độc hung bắt buộc lăng xăng,

Những người mê tín nghe xằng thì tin.

Chọc người ghẹo chúng sợ kinh,

Nương theo mây gió ẩn mình lánh tai.

Sao mà chẵng chịu đầu thai?

Đầu thai đâu đặng, Như Lai mất rồi!”

(Hết trích)

Qua những đoạn văn trên hy vọng quí độc giả cũng đã có một số nhận thức về thế giới vong linh dẫu biết rằng những điều đó cũng chưa giải thích hết hoàn toàn những gì chúng ta muốn biết.  Vậy thì những vong linh còn tại thế nếu không là ma quỷ (thuần âm) thì đều là những vong linh không siêu thoát vì còn nặng luyến ái, hay bị oan ức chờ dịp trả thù oán nghiệp…

Nếu như chúng ta cầu hồn thân nhân với cái chết bệnh thông thường về nhập xác thì xác xuất của người thân là bao nhiêu? Trong khi đó thì số lượng oan hồn không nơi nương tựa cũng như ma quỷ đầy dẫy khắp nơi!

Về cách thức cầu hồn thì những tông phái hoạt động trong lãnh vực này đều có những phương pháp khác nhau.  Thông thường trong dân gian được biết đến nhiều nhất qua hiện tượng đồng cốt (thật giả khó biết tuy nhiên trong trường hợp thật thì dầu sao cũng ít bị nguy hiểm hơn cho người cầu).  Có tông phái thì dùng lá phép (linh phù) cầu vong, vong không về qua đồng tử mà qua thân nhân người cầu, có tông phái thì dùng chú…Xưa kia người viết được một sư huynh khuyến khích thực hiện thử cho biết ra sao ở nhà một người quen, nên đã có đôi lần thử dùng Đại Chú Chuẩn Đề để giúp một vài gia đình triệu hồn người thân và cũng rất linh nghiệm và linh động (chỉ muốn thử cho biết sự ứng nghiệm ra sao thôi rồi chấm dứt).  Điều đó chứng tỏ rằng khi được phép của chư vị thì có thể dùng bất cứ một hình thức nào.

Khoảng 30 năm về trước, lúc còn đam mê trong lãnh vực nghiên cứu về thế giới huyền bí, người viết cũng đã có duyên chứng kiến không biết bao nhiêu trường hợp triệu hồn cúng vong, vong về tá nhập qua thân nhân của người cầu.  Khi vong về có vong thì cười nói uyên thuyên và khuyên nhủ gia đình, có vong những người chết trên biển cả do bị hải tặc hảm hại giết chết thì về trong hình dáng đau đớn lạnh giá, có vong thì đau khổ khóc than thương nhớ gia đình, có vong thì đang trong cảnh tù tội với hình dáng bị gông cùm, có vong về  giận dữ đầy oán hận chỉ mong muốn trả thù, có vong về thì chỉ gật gù lắc lư không nói một lời nào(?)…

Nói chung thì ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, đa số các vong linh về đều khuyên thân nhân làm điều phước thiện để hồi hướng công đức đến cho họ để sớm được siêu thoát.

Trở lại vấn đề “cầu hồn nhập xác” trong trường hợp này thì tác hại vô cùng nguy hiểm!  Nếu là thật trong sự kiểm soát của chư vị trong thế giới vô hình thì không sao còn nếu không thì hậu quả không lường!  Có ai dám quả quyết rằng tất cả đều nằm trong sự giám sát của chư vị và chư vị đó là ai?

Quí độc giả cũng nên nhớ rằng thế giới ma quỷ cũng có thần thông, rủi như người vô hình cai quản tông phái đó thuộc thế giới của ma vương thì những ai đã nhập vào thân xác người mong cầu?  Và đối với những người không am hiểu thì làm sao họ có thể phân biệt được chánh tà?

Có người nói rằng vong đó đúng là người thân của họ vì vong nói rất đúng những gì xảy ra trong gia đình.  Cũng nên lưu ý rằng thế giới vong linh ma quỷ cũng có thể biết được những gì đang xảy ra trong xác thân người bị nhập qua A lại da thức (tàng thức) của người đó.  Có một lời góp ý cho những ai đã tin như vậy thì nên yêu cầu vong cho biết thêm về dóc váng, tên tuổi để xác định rõ ràng hơn.

Điều nguy hiểm nhất của việc tá nhập vào thân là vô tình người mong cầu đã tình nguyện mở cánh cửa âm dương trong người để vong linh tá vào.  Nên nhớ rằng, trong thế giới chúng ta đang sống có biết bao vong linh và ma quỷ đang sống khổ sở không nơi nương tựa, đang tìm nơi trú ngụ và cũng để thỏa mãn dục vọng thèm khát.  Cõi trung giới cũng có biết bao người cũng muốn nương xác trần để truyền đạt tư tưởng kiến thức của họ cũng như muốn được sùng bái kính nể…

Một khi đã mời họ vào xác thân một lần rồi thì có gì bảo đảm rằng họ không đến nữa?  Nhất là một khi đã vào trong xác thân thì vong như đã tìm được một căn nhà mới ấm áp để trú ngụ thử hỏi họ có muốn ra đi hay không?

Còn một điều bí mật trong sự “cầu hồn nhập xác” mà ít người biết đến đó là còn có sự tác động của thầy, tổ và… (?) trong thế giới vô hình đang điều khiển tông phái đó cho nên tưởng có vong về mà không phải vong!

Vì lợi ích cho chúng sinh nên nếu có điều chi không đúng, kính xin chư vị bỏ qua cho vì xã hội ngày nay chánh tà lẫn lộn khó mà phân biệt.

Có người hỏi rằng trong trường hợp nào mới nên “cầu hồn nhập xác”?

Xin trả lời có thể nằm trong 2 trường hợp sau đây:

Người đã bị vong /ma quỷ nhập

Trong trường hợp này, vong đã ở trong xác thì có triệu hay không triệu cũng không khác gì, triệu hồn ra để tìm hiểu oan khiên mà tìm cách hóa giải và siêu độ.

Người được vong báo mộng nhiều lần hoặc tạo hiện tượng trong nhà từ nhẹ đến nặng như một hình thức nhắc nhở.  Tốt nhất nên dùng đồng tử của tông phái đang thực hiện.  Đối với tông phái mật tông họ có thể dùng “Nhãn” và “Ý” để tiếp xúc.

Tóm lại qua bài viết này người viết chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và trình bày những nguy hiểm có thể xảy ra từ việc “cầu hồn nhập xác” nhiều hơn là ích lợi thật sự có nói chung - nếu như người cầu mong không hiểu rõ đúng mục đích của sự việc, chứ không nhầm đả phá một ai, một tổ chức nào.

Chớ nên “cầu hồn nhập xác” nếu như không hiểu rõ tường tận và không có nhu cầu thiết thực.

Biết rằng trong số những người đang làm việc trong lãnh vực này cũng có một số người với tâm rất tốt mong muốn được giúp đở người đời trong sự hiểu biết của mình để tạo công đức, tuy nhiên nếu không biết rõ “người đang hướng dẫn mình”  là ai?    Không khéo vô tình lại làm hại người khác thì công tội nặng nhẹ ra sao xin tự vấn lấy?

Đôi lời góp ý: nếu như không do công phu tu hành thật sự của mình mà có thì hễ có vay hoặc nhờ cậy ai thì ắt có lúc phải trả!  Trả bằng cách nào?  Vật chất hay lý trí tâm linh?  Sẽ có người không đồng ý với quan niệm này và cho rằng đó là phương tiện mà chư vị ban cho để làm việc giúp bá tánh.  Đúng hay sai còn tùy theo tông phái chánh hay tà thực hiện.

Trong thời mạt pháp hiện nay thì thật hư, chánh tà lẫn lộn, ma quỷ thì gian ác mà người thời nay sống chẵng khác gì ma quỷ (xem những gì đang xảy ra trong đất nước Việt Nam hiện nay): xác người tâm ma, đa số sống với tâm đạo thấp hèn, mưu mô xảo nguyệt, lòng đầy gian dối vì tư lợi kiếm danh kiếm tiền mà bất chấp mọi thủ đoạn kể cả việc buôn thần bán thánh.   Ma quỷ thì giả thánh giả thần để thọ hưởng nhang khói cúng dường, gạt gẫm người u mê khiến lòng người ngày càng xa dần chánh pháp đi vào con đường ma đạo làm khí chơn dương bị suy giảm.

Biết được, hiểu được sự nguy hiểm của cầu hồn, cầu… nhập xác thì tuyệt đối nên tránh xa để khỏi rước họa vào thân!  Dẫu người giáng nhập cho là thánh thần, tiên, phật đi nữa cũng tuyệt đối không bao giờ tiếp nhận vào thân vì làm sao biết họ thật sự là ai? Vã lại thánh thần tiên phật cũng không bao giờ muốn tá nhập vào xác thân đầy ô trược của phàm nhân ngoại trừ một số có linh căn tiếp điển trong những tông hội huyền bí… Và cũng tuyệt đối không bao giờ đem thân mình cho người khác khai mở bất cứ gì mà không am hiểu rõ ràng hay mở ra để làm gì? Đừng biến thân xác mình thành nơi trú ẩn cho ma quỷ hay thành diễn đàn cho khách vãng lai ở cõi trung giới!

Bài viết trên nếu có điều chi còn thiếu xót kính mong các bậc chân sư và quí đạo hữu góp ý bổ túc để cho những ai xắp “cầu hồn nhập xác” hiểu thấu sự tình mà xa dần những điều nguy hiểm cho bản thân.

Xin nguyện hồi hướng công đức này đến với tất cả khắp pháp giới chúng sinh.

Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát Ma ha tát.

Mùa Thu 2017

Phương Chính Nguyễn Quang Đạt

www.duongsinhthucphap.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.