Hôm nay,  

“Whats Up?” Tiếng Gào Đòi Tự Do

22/08/201700:00:00(Xem: 7123)

Tôi còn nhớ khi mình mới qua Mỹ hồi đầu năm 92 có nghe được bản nhạc này ở nhà một người bạn và bị nó thu hút ngay và ám ảnh tôi mãi cho đến bây giờ. Lúc đó mình chỉ thích nhạc của bài và nhất là giọng ca đầy truyền cảm của cô ca sĩ mà không biết tên của ban nhạc và tên của nàng là gì. May sao, mới vừa rồi lên YouTube mình bấm cầu may tên bài ca và thấy hiện lên ban nhạc nữ có tên rất lạ là: 4 No Blondes và tên của nữ ca sĩ là Linda Perry. Tính đến nay thì đã có hơn hai triệu rưỡi lượt người vào YouTube xem bài ca này.

Xem qua tiểu sữ của Linda, sinh năm 1965 tại tb Massachusetts, thì được biết cô ngoài việc là một ca sĩ, còn là một người viết nhạc và là nhà sản xuất âm nhạc rất nổi danh trong ngành. Cô từng viết nhạc cho các ca sĩ nổi danh đương thời như Christina Aguilera và Pink. Đầu những năm 1990, cô làm bồi bàn cho tiệm ăn cho nơi giới hippie thường lui tới tên là “ Spaghetti Western” và hiện nay cô có phòng thu nhạc tên “Kung Fu Garden” ở Hollywood. Cô cho biết ca sĩ thần tượng của mình là hai ca sĩ thượng thặng: Frank Sinatra và Barbra Streisand, điều này cho ta thấy thẩm khiếu về âm nhạc của cô có thể nói là ở mức ưu hạng. Đến đây thì chắc bạn sẽ đặt câu hỏi là: “ Như vậy thì bài Whats Up? (hay còn có tựa là: “Whats Going On”) hay ở điểm nào?

Bài ca này chỉ giản dị với ba hợp âm: A trưởng, B thứ và D trưởng nhưng lối trình bày và giọng ca của Linda biến nó thành mũi dùi thật nhọn sắc khắc sâu vào cảm thức và dây thần kinh âm nhạc của người nghe. Có lẽ cô lên YouTube bài này hồi cô 25 tuổi. Bài ca này không nói về tình yêu trai gái, một điểm son, mà nói về một con người bị dồn nén, gò ép trong khuôn khổ của chế độ phải gào thét lên, muốn thoát ra, muốn phá bỏ nó, muốn làm revolution để đi tìm một hướng đi đến - destination - cho đời mình. Tôi thường được nghe âm điệu rất truyền cảm của những bản tình ca như nhưng có lẽ sự truyền cảm của bài What Up? là một ngoại lệ. Âm điệu và gịong ca thật nhiệt thành nhưng lời ca lại nói lên nổi thống khổ và một đòi hỏi thống thiết về một thay đổi mang ý nghĩa chính trị. Bài ca được viết ở ngôi thứ nhất, nói lên tâm tình đó của tác giả:

... Twenty-five years and my life still trying to get up that great big hill of hope for a destination...đã bao năm rồi tôi cố gắng vươn lên đỉnh cao của hy vọng cho một điểm đến...Khi được bíêt mình chẳng đi được đến đâu, tôi, có khi, khóc than ( And so I cry sometimes), có khi khi trằn trọc trong đêm trường để cho đầu óc rối ben đi... để rồi sáng mai tôi lại phải hét gào lên là: “Tại sao lại như vầy?!” Và tôi kêu lên:

Này mọi người ơi. Này hởi mọi người ơi! Tại sao lại như vầy đây?!

Chung quanh tôi toàn là những lừa dối, toàn là kềm hãm bóp chết Tự do

Tự do đâu? Độc lập đâu? Hạnh phúc đâu?

Tại sao Mẹ Nấm bị cầm tù

tại sao Lưu Hiểu Ba bị chết trong tù vì nói lên tiếng nói của lương tâm điểm đến của tôi đâu?

Đây là tiếng nói của một người trẻ- thật -sự -đúng nghĩa, biết nhìn vào thân phận của mình, của người sống chung quanh mình và của đất nước mình. Không phải là những “người trẻ” chỉ biết sống hưởng thụ, đua đòi cách ích kỷ và vô cảm, chỉ biết có mình mà quên mất đi thân phận của mình và của những bất công đang đè nặng dân tộc mình. Không bao giờ biết đặt câu hỏi: “Tại sao lại như vầy?” và tìm cho mình một điểm đến của một người có lương tri và có lương tâm. Đây là điểm cho ta thấy được cái hay và cái đáng quí của một người trẻ biết kêu gào lên những trăn trở của mình về chính thân phận bất hạnh của mình và của những gì liên qua đến thân phận bi thương của đồng bào mình.

… And I try, oh my god do I try
I try all the time, in this institution
for a destination
(tôi cố sức, ôi trời ơi, tôi cố sức
tôi luôn cố sức trong chế độ kềm kẹp này
để tìm cho mình một điểm đến...)

“Điểm đến” này ở đây chắc chắn không phải là kiếm được cho nhiều tiền, ăn mặc cho đúng thời trang, xài đồ sang, hàng hiệu mà trong đầu nghèo nàn và rổng tuếch mà ta thường phải va chạm với họ mỗi ngày. Có bao nhiêu ngừơi trẻ viết lên được bài ca như Việt Khang. Có bao nhiêu người trẻ chịu cầm tù vì Tự Do như Lê thị Công Nhân. Có bao nhiêu ngừơi trẻ dám biểu tình đòi tự trị và Tự do chống lại âm mưu Hán hoá của China Cộng như các sinh viên ở Hồng Kông? Hiện nay thử hỏi có được bao nhiêu người trẻ tìm một “điểm đến”, một lý tưởng cho đời mình?

Các bạn trẻ của tôi ơi
Hãy viết lên bài ca đúng nghĩa của Việt Khang
Đòi Tư do và quyền sống cho quê nhà như Mẹ Nấm
Hãy sống và chết như Người Trẻ Oai Hùng Trần văn Bá
Để mọi người tưởng nhớ và mến thương
Để Tổ Quốc đời đời ghi công trọng.

* * *

Hởi tuổi trẻ Hồng Kông, tôi phục các em lắm
Coi Tập Cận Bình như một tên chệt tham lam
Hồng kông đâu phải là miếng mỡ cho mầy nuốt trọn
Các em xứng đáng là lớp người “khả uý”
Biết nhìn xa, can đảm chống ngoại xâm
Dù bọn chệt con cháu Mao đầy hung hản.
Bạn trẻ Việt ơi hãy nhìn vào gương đó
Sống hãy học đòi tranh đâú cho Tự Do
Đừng để hổ thẹn là con dân nước Việt.
Rất mong lắm thay!

(Bài ca “Whats Up” này được nhiều ca sĩ nổi tiếng Mỹ trình bày trong số đó có “Quái ca nữ Bà Bà” là Lady Gaga trình bày cuồng nhiệt trên sân khấu có thu hình trên YouTube. Các bạn yêu nhạc ngoại quốc có thể vào YouTube bấm vào chương trình tuyển chọn tài năng của Thái là: “Thailands Got Talent” để thưởng thức một nữ thí sinh Thái trình bày xuất thần bài ca này và đã được trúng giải.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm trước ngày kỷ niệm một năm chiến tranh Ukraine, Đại Hội Đồng LHQ lên tiếng kêu gọi Putin hảy rút hết quân đội Nga ra khỏi biên giới được quốc tế nhìn nhận của Ukraine, ngay lập tức, vô điều kiện (afp), để tái lập một nền hòa bình chánh đáng và bền vững...
Vài lời tâm huyết của Kỹ sư Nguyễn Đức Tiến, một chuyên gia kỳ cựu về Địa chất & Dầu khí, nhân đọc bài chuyên luận công phu “Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu…
Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.Nhìn trong toàn cảnh, dường như Hoa Kỳ luôn bị dao động giữa hai thái cực của chủ thuyết quốc tế và cô lập. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Những lý thuyết hay truyền thống nào làm cho Hoa Kỳ phải lâm cảnh như vậy? Có những yếu tố nào khác đã gây ảnh hưởng không? Dĩ nhiên, đề tài này đã có vô số các sách vở bàn đến và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.Nói chung, câu trả lởi đơn giản nhất cho vấn đề là diễn biến tùy thuộc vào hai khía cạnh chủ yếu, một là tình trạng của hệ thống quốc tế luôn biến động và hai là Hoa Kỳ có còn là một tác nhân duy nhất tự quyền định đoạt không. Vấn đề lý thuyết trong mối bang giao quốc tế trở thành tâm điểm trong thế giới quan của người quan sát.
Chiến tranh đang tái định hình lại thế giới. Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Chiến tranh lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. Nó cũng đặt ra tiền lệ về cách biện minh cho các cuộc xung đột khác trong tương lai và các cuộc chiến có thể sẽ sắp lại bàn cờ chính trị thế giới.
✱ RFI: Hersh cáo buộc các thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã đặt bom phá hủy đường ống Nord Stream dưới biển Baltic vào tháng 9 năm ngoái - Hersh, hiện đã 85 tuổi, đã từng bị buộc tội truyền bá thuyết âm mưu vô căn cứ. ✱ TASS: Liên Hợp Quốc không thể xác minh bài viết của một nhà báo Mỹ về việc Washington đứng sau các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ✱ Russia Today: Quốc hội Nga đã thông qua kiến nghị yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra về các vụ nổ vào tháng 9 năm ngoái tại các đường ống dẫn dầu ở biển Baltic mà các thành viên của hội đồng này đã đổ lỗi cho Mỹ gây ra...
An tâm/hoan hỉ xoa tay vì Phật sự đã có người tài đức đứng ra đảm nhiệm, và quay lưng trước cửa thiền (mặc cho quỷ lộng chùa hoang) e không phải là cách ứng xử hoàn toàn đúng đắn của một phật tử giữa mùa pháp Nạn, hay một công dân trong cơn quốc nạn...
Đảng Cộng sản đã ồn ào vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh để tô son điểm phấn cho kỷ niệm 80 năm ngày ra đời “Đề Cương văn hóa” tháng 2 năm 1943, nhưng quên rằng đảng đã đàn áp trí thức không nương tay. Bằng chứng đảng không coi trí thức và Văn nghệ sỹ ra gì đã xẩy ra trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm ở miền Bắc từ 1955 đến năm 1958...
“Chuyến thăm của tổng thống Biden tới Ukraine là một cú đấm trời giáng vào nhà lãnh đạo Nga. Biden vừa phá hủy hy vọng cuối cùng của Putin.”
Sau cuộc viếng thăm đầu tháng 11/2022 của Thái tử và Công nương Đan Mạch dẫn đầu hơn 30 doanh nghiệp đến Việt Nam với chủ đề “Chung tay kiến tạo tương lai xanh hơn’’, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhanh chóng ghé thăm Hà Nội trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, để nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt cũng như trình bày một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng...
Vì vậy, sau 19 năm ra đời của Nghị quyết 36 (NQ-36) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, ban hành ngày 26/3/2004, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vì vậy, Bộ Chính trị phải ra thêm Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 “về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.