Hôm nay,  

Nhu Cầu Dạy Tiếng Việt Như Song Ngữ

12/10/201712:19:00(Xem: 7622)
Nhu Cầu Dạy Tiếng Việt Như Song Ngữ
 
KimOanh & Kim
 blank
Quan niệm của Hoa Kỳ về văn hóa của di dân thay đổi theo thời gian, khuynh hướng thịnh hành hiện nay là trau dồi Anh Ngữ thật vững chắc và tìm hiểu học hỏi bản sắc văn hóa ngôn ngữ của di dân, thay vì bỏ quên đi việc gìn giữ các nền văn hóa này.

Các nghiên cứu cho thấy sự thông thạo sinh ngữ và hiểu biết phong tục tập quán của các quốc gia khác ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và thịnh vượng của Hoa Kỳ trong nền kinh tế toàn cầu.
 

Ngày Aug 2, 1990 quân đội Iraq tiến chiếm các mỏ dầu của quốc gia lân bang Kuwait, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp khẩn cấp với những biện pháp trừng phạt, Hoa Kỳ kêu gọi thành lập một liên quân và chuyển quân qua Trung Đông, cuộc chiến giữa liên quân Đồng Minh và quân đội Iraq bắt đầu Jan 17, 1991, quân đội Iraq bị đánh bật ra khỏi Kuwait, lùi sâu vào trong nội địa Iraq và tuyên bố đầu hàng liên quân Đồng Minh dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ vào ngày Feb 28, 1991.
 

Ngày Nov 9, 1989, sau 28 năm bức tường chia cắt Tây Bá Linh và Đông Bá Linh cùng Đông Đức được coi như sụp đổ, đây là bức tường được Đông Đức xây ngày Aug 13, 1961, rất nhiều người Đức đã bị bắn chết khi đi tìm tự do bằng cách vượt bức tường này từ Đông Bá Linh vào Tây Bá Linh, khối Cộng Sản Đông Âu sau đó sụp đổ, Đức Quốc được thống nhất.
 

Hai biến cố trọng đại này xảy ra khi ông George H. W. Bush là tổng thống của Mỹ Quốc, ông là vị tổng thống thứ 41 và thuộc đảng Cộng Hoà, trong lịch sử cận đại đây là lần đầu tiên một đảng cầm quyền suốt 12 năm qua hai vị tổng thống, ông George H. W. Bush lãnh đạo Mỹ Quốc từ Jan 1989 đến Jan 1993, trước ông là tổng thống Cộng Hòa Ronald Reagan (Jan 1981 - Jan 1989) và sau ông là tổng thống Dân Chủ Bill Clinton (Jan 1993 - Jan 2001).

Cuộc chiến tranh lạnh kể như chấm dứt tại Âu Châu, Liên Bang Sô Viết sụp đổ trở thành Nga Sô với các nước khác trong liên bang được độc lập, các quốc gia Đông Âu được tự do; tình hình Trung Đông sôi động với cuộc chiến với Iraq, Hoa Kỳ phải đối phó với rất nhiều vấn đề và nhận thấy là thiếu chuyên viên với khả năng ngôn ngữ cần thiết. Ủy ban liên bộ (Ngoại Giao, Quốc Phòng, Giáo Dục) định nghĩa các ngôn ngữ: Hoa Ngữ, Hàn Ngữ, Nga Ngữ, Ba Tư Ngữ, Ả Rập Ngữ là những ngôn ngữ chiến lược cần thiết cho an ninh quốc gia và kinh tế toàn cầu.
 
Quốc Hội cấp ngân sách đặc biệt với Chương Trình Ngôn Ngữ Chiến Lược (SLI: Strategic Language Initiative) giao cho hệ thống đại học tiểu bang (California State University System) bao gồm 23 đại học tọa lạc trên toàn tiểu bang. Sở dĩ tiểu bang này được chú ý vì dân số đông đảo (40 triệu), với thành phần di dân đến từ Á Châu, Âu Châu, Trung Đông mang theo những ngôn ngữ chiến lược được nói đến phía trên.

Sự phân phối các ngôn ngữ được phân chia lúc đầu như sau:
- đại học CSU Long Beach: Hoa Ngữ
- đại học CSU Los Angeles: Hàn Ngữ
- đại học CSU San Francisco (San Francisco State University): Ba Tư Ngữ
- đại học CSU San Bernardino: Ả Rập Ngữ
- đại học CSU Northridge: Nga Ngữ
 

Ban giám đốc được thành lập, giáo sư Nguyễn-Lâm KimOanh, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ thiểu số (associate director, center for language minority and education reserach CLMER) được bổ nhiệm là giám đốc chương trình (executive director, strategic language initiative SLI) với 2 vị phụ tá (associate directors) là phó khoa trưởng phân khoa Đức Ngữ và phân khoa Ý Ngữ.

Tại mỗi đại học nói trên có một vị giáo sư phụ trách ngôn ngữ được chỉ định, vị này sẽ chọn các phụ tá, một số là các sinh viên cao học ngôn ngữ phụ giúp cho các sinh viên muốn tìm hiểu về văn hóa này.

Sau một kỳ tuyển trạch toàn tiểu bang, mỗi chương trình ngôn ngữ có khoảng 15 sinh viên thuộc đủ mọi ngành nghề đang theo học như kỹ sư, kiến trúc sư, thiết kế đô thị được tập trung về đại học phụ trách ngôn ngữ được chỉ định.
 

Một phần của cư xá sinh viên được dành riêng cho chương trình ngôn ngữ mùa hè, ngay từ lúc nhập học, các sinh viên sinh hoạt ngay với ngôn ngữ này từ thức ăn đến giao thiệp, báo chí, truyền hình, âm nhạc, tất cả các nhân viên giảng huấn đều là người nói sinh ngữ chỉ định như Nga, Hoa, Hàn, Ả Rập, Ba Tư. Chương trình bận rộn học hỏi và đàm thoại cả ngày, cuối tuần thì thăm viếng các nơi với nền văn hóa đó, như Hoa Ngữ thăm Chinatown, Hàn Ngữ thăm Koreatown, Nga Ngữ thăm vùng tập trung di dân gốc Nga với các nét đặc thù văn hóa.
 

Các vị trong thành phần giảng huấn là giáo sư, sinh viên cao học, tất cả trú ngụ cùng với sinh viên và tỉ lệ là 5 vị cho 15 sinh viên, sự nhiệt thành và ý muốn học hỏi cao độ tạo những thành quả mong đợi, nên sau 8 tuần thì hầu như tất cả có một sự hiểu biết được coi là qua bậc sơ cấp bước vào trung cấp. Vào niên học các sinh viên trở về nơi đang theo học tiếp tục học trình song mỗi tuần qua hệ thống Skype đều có khoảng 2 giờ nói chuyện, học hỏi theo học trình, trao đổi trực tiếp với một nhân viên giảng huấn ngôn ngữ tại Hoa Kỳ và đa số tại quốc ngoại. Kỳ nghỉ mùa Đông không dài nên các sinh viên chỉ tụ tập 2 tuần để trao đổi kinh nghiệm học hỏi với các nhân viên giảng huấn, để nhận thêm những hướng dẫn chuẩn bị cho mùa hè sau sẽ được đến quốc gia học học hỏi trực tiếp ngôn ngữ và tiếp xúc văn hóa.
 

Mùa hè năm sau vị giáo sư hướng dẫn sẽ đem sinh viên đi học tại quốc ngoại, giáo sư giám đốc có qua Mạc Tư Khoa (Moscow) thăm viếng sinh viên học Nga Ngữ, qua Đài Bắc (Taipei), Thượng Hải (Shanghai), Bắc Kinh (Beijing) tiếp xúc với sinh viên học Hoa Ngữ, qua Hán Thành (Seoul) thăm sinh viên học Hàn Ngữ.


 
Tại mọi nơi đều có sự giúp đỡ nhiệt tình, giáo sư Nguyễn-Lâm KimOanh thảo luận với giáo sư tại đại học phương pháp theo cách thức Mỹ, trao đổi ý tưởng nhiều hơn và đàm thoại giữa sinh viên và giáo sư, thay vì hình thức giảng bài cổ điển, và để nghị các đề tài thời sự để các sinh viên thảo luận và học hỏi.

Sau 4 năm, khi vị giáo sư tiến sĩ giám đốc chương trình này về Hoa Thịnh Đốn trong nhiệm vụ mới ở Nha Ngoại Ngữ và Giáo Dục Quốc Tế (International and Foreign Language Education) thuộc tổng nha đại học (office of post-secondary education), bộ giáo dục Hoa Kỳ (US Department of Education), thì chương trình đã đào tạo tổng cộng khoảng trên 200 sinh viên có khả năng chuyên môn thêm vào với năng khiếu sinh ngữ có thể giao tiếp, đàm thoại. Chương trình đã được các đại học tiếp nhận và không còn tùy thuộc vào ngân khoản của Quốc Hội.
 

Mục đích của chương trình là với một ngân quỹ giới hạn, đào tạo trong một thời gian khoảng 18 tháng các chuyên viên có thêm khả năng sinh ngữ, có thể diễn tả bằng ngoại ngữ các vấn đề thời sự, chuyên môn, thông hiểu văn hóa; những sự hiểu biết đó giúp các sinh viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty quốc tế, biết cách hành xử với nhân viên đến từ nhiều quốc gia với sự khác biết về văn hóa, tóm lại rất cần cho an ninh quốc gia và kinh tế toàn cầu.
 

Cần nói thêm là đa số các sinh viên theo học thuộc các gia đình trung lưu hay thấp hơn, thông thường không có cơ hội ra ngoại quốc, tiếp xúc với các nền văn hóa khác, nay các sinh viên này có một cơ hội tốt đẹp để trau dồi kiến thức, bồi dưỡng khả năng, nâng cao phẩm chất bản thân.
 

Trong ý tưởng tạo kiến thức, nâng cao khả năng giao tiếp cho các học sinh Gốc Việt, bắt đầu niên khoá 2017 - 2018 vào chủ nhật Aug 20, 2017, giáo sư Nguyễn-Lâm KimOanh đề nghị trường Khai Trí với trụ sở tại Houston giảng dạy theo chủ đề Vietnamese as Second Language tạo cho các em Gốc Việt diễn tả các kiến thức thu nhận được ở học đường Hoa Kỳ qua Việt Ngữ, song song vào đó là hiểu văn hóa, lễ nghĩa, tình nghĩa truyền thống của dân tộc chúng ta. Chương trình tu nghiệp và huấn luyện cho thầy cô được vị giáo sư nầy phụ trách cuối tuần vừa qua ( Aug 11 -13), một tuần trước ngày khai giảng.
 

Vào đầu tháng Oct 2017 sẽ có cuộc viếng thăm, quan sát trường lớp, giảng dạy thử nghiệm, thảo luận với thầy cô và phụ huynh để thu thập kinh nghiệm thích ứng với môi trường học tập; qua những kinh nghiệm ở các sinh viên học sinh ngữ trong chương trình ngôn ngữ chiến lược và các ngôn ngữ khác như Hàn Ngữ và Hoa Ngữ áp dụng vào các thiếu niên này, trong môi trường có sự phụ giúp đắc lực của phụ huynh, chúng tôi tin tưởng vào thành quả tương lai ở lớp thanh thiếu niên này, có khả năng chuyên môn, thông thạo Anh Ngữ và các sinh ngữ khác, có sự hiểu biết Việt Ngữ và nền văn hóa trong tình tự dân tộc, nhân bản, khai phóng.
 

Bài hát Con Tim Việt Nam được hát lên gần như là hiệu đoàn ca của trường Khai Trí, nhạc và lời của nữ nhạc sĩ Hồng Trang, hiền thê của giáo sư Quyên Di Bùi Văn Chúc, hiện là giảng viên thâm niên (senior lecturer) ngôn ngữ và văn hóa, trưởng ban Việt Ngữ đại học UCLA (University of California, Los Angeles)
 

Trong con tim em, Việt Nam đầy tràn
Trên đôi môi em, Việt Nam rộn ràng
Trên đôi tay này, Việt Nam vẹn toàn
Em muốn Việt Nam , là chính con người em

với 5 đoạn nói về Văn Hoá, Tiếng Nói, Chữ Nghia, Lễ Nghĩa , Tình Nghĩa Việt Nam

Hằng tuần cắp sách đến trường
Học tiếng giống nòi
Để cho, để cho em biết
đâu là Văn Hoá Việt Nam
Hằng ngày nói với bạn bè
Tiếng nước non nhà
Để cho, để cho em biết
đâu là Tiếng Nói Việt Nam
Chiều chiều dưới ánh đèn vàng
Em viết tiếng Việt
Để cho, để cho em biết
đâu là Chữ Nghĩa Việt Nam
Ngày ngày kính mến ông bà
Yêu quí cha mẹ
Để cho, để cho em biết
đâu là Lễ Nghĩa Việt Nam
Từng ngày sống với gia đình
Thương mến anh chị
Để cho, để cho em biết
đâu là Tình Nghĩa Việt Nam
.

Nguyễn-Lâm KimOanh:
- theo học trung học, đại học tại Hoa Kỳ, tốt nghiệp đại học, cao học, tiến sĩ;
- tốt nghiệp Federal Executive Institute cấp cao nhất, chuẩn bị cho Senior Executive Service trong chính phủ liên bang.
- giảng huấn tiểu học, trung học, đại học; phụ trách các chương trình huấn luyện giáo sư song ngữ, huấn luyện giáo sư trung học;
- phó giám đốc trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ thiểu số (associate director, CLMER: center for language minority and education reserach), giám đốc chương trình ngôn ngữ chiến lược (executive director, SLI: strategic language initiative), hệ thống đại học tiểu bang California (CSUS: california state university system);
- hiện tại trong vị trí quản trị tại bộ giáo dục Hoa Kỳ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn (program director, IFLE: international and foreign language education, OEA: office of english acquisition) thuộc tổng nha đại học, bộ giáo dục Mỹ (office of post-secondary education, US department of education).
 
Nguyễn-Viết Kim:
- theo học và tốt nghiệp tại Đức Quốc và Hoa Kỳ (universitaet Stuttgart, university of Maryland);
- nguyên nhân viên khoa học của cơ quan hàng không và không gian quốc gia (NASA: national aeronautics and space administration)
   

KimOanh & Kim
Xem thêm tin RFA: http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/OverseasVietnamese/first-vn-program-for-highschoolers-in-va-tt-10232015130457.html

.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.